Hôm nay,  

Vì Sao Trì Trệ Thương Ước

22/09/199900:00:00(Xem: 6000)
Hôm tuần rồi, theo tin của hãng thông tấn Reuters thì trong một cuộc hội thảo của các doanh nhân ngoại quốc, các đại diện của các tổ chức tài chánh quốc tế ở Việt nam và các đại diện các quốc gia viện trợ cho Việt nam, trong khuôn khổ của tổ chức được gọi là Diễn Đàn của Khu Vực Tư (Private Sector Forum hay PSF), nhà cầm quyền cộng sản đã ngồi lắng nghe những sự than phiền của giới doanh nhân ngoại quốc tới làm ăn kinh doanh ở Việt nam.
Không biết đây có phải là lần đầu tiên hay không, các doanh nhân ngoại quốc, gồm các nhà buôn bán và đầu tư, nêu lên tất cả các thắc mắc của họ. Và câu hỏi được đặt ra là liệu CSVN có sẵn sàng chấp nhận giải quyết các than phiền và thắc mắc của doanh nhân ngoại quốc hay không, hay chỉ ngồi nghe để mà nghe.
Có 10 vấn đề chính được nêu lên trong dịp này. Có thể có nhiều vấn đề khác bên cạnh nữa, nhưng nội 10 vấn đề đó cũng đủ làm cho CVN khó ăn khó ngủ. Chính vì thế mà bản hiệp ước thương mại Việt-Mỹ chưa được ký kết dù hai bên đã đồng ý trên nguyên tắc các điểm chính của vấn đề từ tháng 7.
10 vấn đề được nêu lên tại cuộc hội họp hôm thứ bảy 18 tháng 9, thật ra cũng chỉ rất bình thường đối với các chế độ tự do dân chủ của Tây phương hay ngay vối chế độ của miền Nam Việt nam trước năm 1975. Nhưng đối với CSVN 10 câu hỏi đó là một vấn đề lớn, vấn đề sống chết của chủ nghĩa Cộng sản ở VN mà nhiều người trong chúng ta cho là đã chết rồi. Nhưng trên thực tế nó vẫn còn đó dù đã biến chất.
Chúng ta thử lần lượt nêu lên một số vấn đề chính đó để xem CSVN có thế nào thỏa mãn dược các yêu cấu của tư bản ngoại quốc hay không" Nếu họ thỏa mãn thì tình hình sẽ ra sao và nếu họ không thỏa mãn được thì tình hình sẽ như thế nào"
Sự than phiền đầu tiên của giới kinh doanh ngoại quốc ở Việt nam là về các thể thức thực hiện các dự án BOT (mở xưởng, điều hành, chuyển giao) và dự án xây dựng hạ tầng cơ sở. Các doanh nhân ngoại quốc than phiền rằng không có an ninh cho những người cho vay trong các dự án BOT và việc cầm thế. Việc chuyển đổi sang ngoại tệ cũng không được bảo đảm. Đồng thời họ cũng nói rằng việc có giấy phép đi tìm mỏ không đương nhiên bảo đảm cho hợ quyền khai thác mỏ. Nghĩa là họ chỉ được phép đi tìm mỏ còn việc được khai thác mỏ phải có giấy phép khác. Nếu họ không có giấy phép nầy thì họ chỉ có việc đi tìm mỏ “giùm” cho CSVN mà thôi.
Sự than phiền thứ hai là về vấn đề ngoại tệ. Các công ty ngoại quốc bị bắt buộc phải đổi 50% số ngoại tệ của họ qua tiền Việt nam và các luật lệ về hối đoái luôn luôn thay đổi làm cho họ không biết luật lệ nào con luật lệ nào bị hủy bỏ.
Sự than phiền thứ ba của họ là quyền bỏ thăm của thiểu số trong các công ty liên hiệp. Đối với các xí nghiệp liên hiệp được lập ra trước khi đạo luật về đầu tư được tu chính năm 1996, các đối tác có ít vốn có quyền phủ quyết mọi quyết định của Hội Đồng Quản trị. Mọi quyết định của Hội đồng Quản trị đều phải là đồng thanh.

Vấn đề thứ tư mà các giới danh nhân ngoại quốc than phiền là về thuế lợi tức của công dân Việt nam làm việc cho các xí nghiệp ngoại quốc. Họ cho rằng công dân Việt nam làm việc cho họ đã bị đánh thuế lợi tức như để trừng phạt (punitive) làm nản lòng mọi sự đầu tư để phát triển các tài năng trong nước, đồng thời nó cũng làm cho Việt nam khó lòng cạnh tranh với các quốc gia khác về vấn đề phí tổn lao động.
Cùng với vấn đề thuế lợi tức của các công dân VN làm việc cho các xí nghiệp ngoại quốc, than phiền thứ năm của các doanh nhân ngoại quốc là về tiền lương của công nhân Việt nam. Các đại diện các xí nghiệp phải khai rõ số tiền lương trả cho nhân công Việt nam bằng mỹ kim chớ không phải bằng tiền Việt nam. Phải điều chỉnh lương tối thiểu theo chỉ số tăng gia của giá sinh hoạt và điều nầy sẽ đưa tới việc lương bổng sẽ leo thang một cách kinh khủng. Theo các doanh nhân ngoại quốc thì tiền lương tối thiểu nầy quá cao so với tiền lương của công nhân trong vùng. Họ cũng than phiền rằng tiền lương tối thiểu đó không được áp dụng cho tất cả mọi xí nghiệp, ngoại quốc hay Việt nam.
Vấn đề thứ sáu được nêu lên là có hai loại giá cả khác nhau. Các công ty ngoại quốc than phiền rằng họ phải trả những dịch vụ và tiện nghi với một cái giá đắt hơn là các đồng nghiệp Việt nam của họ. Việc rõ rệt nhứt là họ phải mua vé máy bay đi trong nước đắt hơn là người trong nước, một việc mà họ cho rằng họ phải trợ cấp cho hành khách người Việt nam, điều mà chưa có nước nào áp dụng, trừ cái xứ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Vấn đề thứ bảy được nêu lên là việc thuê mướn nhân công Việt nam. Các chủ nhân người ngoại quốc mong muốn được quyền thuê mướn trực tiếp công nhân Việt nam thay vì phải qua trung gian của những văn phòng lao động của chính phủ.
Vấn đề thứ 8 gây thắc mắc cho doanh nhân ngoại quốc là thuế trị giá gia tăng. Thuế nầy chẳng phải là sáng kiến mới mẽ gì. Nước Pháp từ lâu đã cho áp dụng sắc thuế nầy nhưng ở Việt nam nó gây ra nhiều sự hỗn loạn, làm cho các công ty chịu thêm nhiều phí tổn, làm cho giá cả tăng lên và cũng làm cho tham nhũng và hối lộ có thêm môi trường để phát triển.
Còn những vấn đề kế tiếp là ngân hàng và cách giải thích luật, và vân vân đủ thứ. Đằng nào thì nhà nước CSVN cũng bộn bề sai trái. Tư bản quốc tế rõ ràng là khó chịu, chưa có thương ước mà đã đòi hỏi đủ chuyện trên trời dưới đất, huống gì là khi lỡ ký thương ước. Bây giờ mà ký thêm thương ước thì kể cũng tương đương với một cuộc cách mạng hành chánh, khi toàn bộ sinh hoạt và luật lệ phải đổi. Thế nên Hà Nội mới trì trệ ký thương ước. Cũng dễ hiểu. Chỉ tội cho dân mình, biết tới bao giờ hết khổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.