Hôm nay,  

Từ Nguyễn Gia Trí Tới Đằng Giao:

12/09/200300:00:00(Xem: 2105)
wk_09122003_3
Photo: Cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí và họa sĩ Đằng Giao. Sài Gòn 1988

"Sơn mài là thứ nghệ thuật chỉ những anh từng bị cầm tù mới có thể thành công..."
Nguyễn Gia Trí
Nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam được khai sáng chưa đầy hai phần ba thế kỷ. Lịch sử bộ môn mỹ thuật đặc thù này - từ khai sáng tới kế thừa- như dân tộc của nó, có cùng một hoàn cảnh: bị cầm tù. Và cùng một sức sống: từ tù túng mà phẩm giá cất cánh thể hiện thành cái đẹp.
Những năm 30'-40', thời chế độ bảo hộ Pháp, như các bạn Quốc Dân Đảng của ông trong Tự Lực Văn Đoàn, nhà báo hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí bị cầm tù, sau đó là chỉ định cư trú và an trí. Nhờ vậy mà kỹ thuật sơn mài thủ công nghệ thành sơn mài nghệ thuật.
Gần nửa thế kỷ sau, thời Xã Hội Chủ Nghĩa, như các bạn đồng nghiệp của ông ở miền Nam, tới phiên nhà báo hoạ sĩ Đằng Giao đi tù, sau đó là quản chế hộ khẩu. Nhờ vậy mà có 20 năm tranh sơn mài Đằng Giao.
Sức sống nghệ thuật tranh sơn mài -cái đẹp xuất phát từ phẩm giá- chính là những trang rực rỡ nhất trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
Nhân dịp tranh sơn mài Đằng Giao lần đầu trưng bầy tại Hoa Kỳ. Với niềm tin này, Việt Báo trân trọng đăng lại sau đây hai trích đoạn từ sách "Hồi Ký Nhã Ca". Đoạn đầu về chuyện Đằng Giao-Chu Vị Thuỷ đi tù.. Tiếp theo là một họp mặt tại nhà hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí.

I. PHÒNG GIAM, NGÀY ĐẦU, SAIGON 1976

Căn phòng nhỏ ồn ào như vỡ chợ, bỗng có phút yên lặng. Oe oe. Lại tiếng khóc của thằng bé. Xa. Nhỏ.
"Mẹ tròn con vuông. Lại thằng cu. Kháu lắm Vân ạ. Gọi nó là "cu Red". Red là đỏ. Mong cho số nó đỏ. Bọn Giao lo quá. Cả nước đỏ rồi mà lại đẻ ra nó."
Mới tuần trước, Đằng Giao nói vậy. Tôi còn đang muốn phá ra cười chọc quê một câu thay lời mừng bạn, thì Giao đã rầu rầu quay sang Từ:
"Mấy bữa mẹ con nó về. Lo giỗ đầu ông già là vừa. Mau thật. Sắp đầy năm rồi đấy."
"Cô." Tiếng kêu vang trong đầu tôi. Phải rồi. Môi Thuỷ đã mấp máy khi gã cai ngục dẫn tôi đi qua. Chỉ có mỗi tiếng kêu ấy thôi. Sao mãi giờ này tôi mới chịu nghe thấy.
Chu Vị Thuỷ là con gái anh Chu Tử, chủ nhiệm báo Sống, bạn vong niên của vợ chồng tôi.
Mẹ bị đấu tố chết ngoài Bắc, bản thân từng ăn đạn đặc công Cộng Sản, 30-4-75 anh Chu Tử cà thọt leo lên tầu di tản. Tầu ra giữa sông. Một tràng đạn bâng qua. Anh Chu Tử chết, vài người bị thương. Số còn lại trên tầu yên lành ra biển.
Trước 1969, Từ với Giao và bạn hữu điều khiển toà soạn báo Sống. Giao là hoạ sĩ, bị chọn đề tên trên măng sét báo làm Tổng Thư Ký. Nhiều năm, Sống là tờ nhật báo bán chạy nhất nước, cả bọn phát đạt. Tổng thư ký thừa thắng xông lên, cưới con gái chủ nhiệm. Mấy mặt con, Thuỷ vẫn quen gọi tôi bằng cô xưng cháu, trong khi cả bọn vẫn mày tao chi tớ.
Tuy bị đề tên trên báo làm Tổng Thư Ký, là một hoạ sĩ tài ba chăm chỉ, Giao chỉ làm công việc kỹ thuật, trình bầy. Cả hai vợ chồng Giao Thuỷ không hề có một bài viết nào liên quan tới văn chương, chính trị. Cả làng báo miền Nam, trong đó không thiếu các đặc công trí vận cộng sản, đều biết điều này. Họ ở lại đẻ thêm cu Red, sửa soạn giỗ đầu cho ông ngoại thằng cu. Tội nghiệp thằng cu mang rên Red, vừa vào đời 7 ngày đã theo mẹ đi tù chỉ vì tội có chút máu huyết từ ông Ngoại.
(Hồi Ký Nhã Ca, trang 23-24)

II. TƯ GIA HOẠ SĨ NGUYỄN GIA TRÍ, SAIGON 1988

... Từ thời tiền chiến, Nguyễn Gia Trí là người tạo ra các nhân vật Lý Toét, Xã Xệ nổi tiếng trên báo Ngày Nay, Phong Hóa. Ông là người đầu tiên đã đưa kỹ thuật tranh sơn mài, vốn chỉ là một ngành thủ công nghệ, lên hàng tranh nghệ thuật có tầm vóc quốc tế, và trở thành bậc thầy của loại tranh này, không chỉ riêng với Việt Nam mà là cả thế giới. Nhiều màu sắc sơn mài, do ông khám phá ra, trong tự điển mỹ thuật phương đông, được ghi là màu Nguyễn Gia Trí. Tranh của ông, từ lâu, đã trở thành bảo vật.
Chỉ ít lâu sau 1975, chính nhà nước Cộng Sản cũng hiểu ra điều này. Một sắc lệnh đặc biệt đã được ban hành, coi tranh Nguyễn Gia Trí là tài sản quốc gia, cấm mang ra nước ngoài.
Nhớ có lần vui chuyện, nhắc tới cái sắc luật đặc biệt này, anh bạn họa sĩ Hiếu Đệ, nguyên Giám Đốc Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật trước 1975, thấy tôi tỏ ý không quan tâm, đã trợn mắt bảo:
"Bà coi chừng. Mất mạng như chơi à. Tụi này chút xíu nữa mục xương vì nó."
"Xạo vừa, cha. Cái gì mà mục xương""
"Thiệt mà, bà. Chuyện vầy nè: Dạo mới đi tù về, đang đói, tự nhiên có bọn đến đặt vẽ một cái chân dung bác Hồ bự tổ chảng. Nhân dịp lễ Quốc Khánh mà. Vẽ thì vẽ. Sợ gì. Bác Hồ mà. Vẽ xong, lấy tiền bỏ túi trốn bà xã đi nhậu. Ít lâu sau, một bữa, bỗng thấy công an súng ống cùng mình, tới vây nhà, bắt thằng bé nhốt vô sở công an thành. Ghê chưa""


Nhớ Hiếu Đệ kể tới đây còn ngừng lại làm duyên.
"Vớ vẩn. Ông vẽ Bác Hồ của chúng xí trai thì chúng nhốt, ăn thua gì…" Tôi nói.
Bấy giờ mới đủng đỉnh giải thích:
"Không phải vậy. Ông nội tui biểu tui cũng không dám vẽ ẩu. Chỉ tại vầy nè: Trong hội trường trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, tức là trường Quốc Gia Nghĩa Tử cũ của mình, có treo một cái tranh Nguyễn Gia Trí lớn lắm. Quốc Khánh, làm lễ lớn, cha con nhà nó mang cái tranh Bác Hồ tui vẽ treo trùm lên tranh Nguyễn Gia Trí rồi để luôn đó. Mấy tháng sau, khi giở bác Hồ ra, cái tranh Nguyễn Gia Trí bên trong đã không cánh mà bay. Vậy là bọn chúng đi bắt cái thằng vẽ Bác Hồ. Oan ôi ông Địa. Mình có biết mô tê gì đâu, chỉ thấy tiền là vẽ. Phúc đức ông bà, may sao chúng chỉ nhốt ít lâu rồi thả. Đó, bà coi mà dè chừng, đừng dại mà đụng tới tranh Nguyễn Gia Trí".
Mỗi lần có dịp trở lại ngôi nhà này, tôi thường nhớ câu chuyện anh bạn Hiếu Đệ kể, nhưng đã không kể lại với cụ Trí. Ngôi nhà yên tĩnh quá. Tôi biết từ sau 1975, nhiều nhân vật chóp bu của ngành văn hóa Hà Nội đã tìm tới đây, nhưng nhà danh họa quyết định không cầm cọ vẽ nữa. Họa thất của ông, mười bốn năm qua tự nguyện cho bụi phủ, không mở cửa tiếp khách. Từng hạt bụi trong căn nhà lặng lẽ này, như vậy, tự nó có sức nặng, làm sao phủi đi được.
"Mạch khá hơn rồi. Cụ bà vẫn ép cụ ông ăn uống đều như con dặn đấy chứ""
"Ui dào. Ông ấy có chịu ăn gì đâu. Hôm kia tôi mới làm bún chả, ép mãi mới ăn được ba miếng". Cụ bà nói.
"Được mà. Khá rồi. Ăn thấy ngon miệng." Cụ ông nhìn cụ bà cười cười.
Họa sĩ Nguyễn đã tám mươi tuổi, xương da khô đét như thiền sư, râu tóc bạc lởm chởm, mắt sáng, lông mày cước lấp lánh như cặp đao tuốt trần, nhưng nụ cười lại hiền lành ngây thơ như con trẻ.
Đóng cửa, tạ khách mười bốn năm, cụ Nguyễn gần như không ra đường. Thường lui tới với cụ, chỉ còn anh bạn Đằng Giao, người họa sĩ được coi là truyền nhân của Nguyễn Gia Trí về sơn mài. Vậy mà hai năm trước đây, ngày nghe tin anh Hiếu Chân chết trong tù, tôi nhớ cụï Trí còn một mình đi tới tận nhà thắp cho bạn nén nhang. Năm nay, vào tuổi tám mươi, sức cụ đã yếu hẳn.
"Aáy, cô đừng rót cho ông cu.ï"
Cụ Trí đang nhìn ly cognac vừa được Hằng đưa tới bằng ánh mắt thích thú, nghe tiếng cụ bà kêu, vội quay sang nhìn Thân cầu cứu.
"Không sao đâu, thưa cụ. Huyết áp thấp như cụ ông, uống chút rượu rất tốt, miễn là uống đúng liều lượng và đúng thứ rượu cognac này."
"Bác sĩ nói là chắc ăn rồi. Chị để anh uống chút rượu mừng bọn Từ Nhã chúng sắp lên đường. Nào, nâng ly. Chúc sức khỏe anh chị." Anh Lê nói.
Mới mấy tuần lễ trước, cụ Trí bị hôn mê, liệt nửa người, cả bọn hè nhau đưa cụ vào bệnh viện. Bệnh tuổi già. Một động mạch nào đó bị nghẹt. Chính Thân lo cấp cứu, xếp phòng, điều trị. Trưởng khoa tim mạch cho một bệnh viện cũ đang được chọn làm thí điểm quản trị thu tiền bệnh nhân theo kiểu bệnh viện tư thời trước, Thân vừa làm y sĩ, cũng vừa là họa sĩ, từ lâu đã tự nguyện chăm sóc cho cụ Trí. Lời bác sĩ cổ võ cho cognac được cụ bà nể nang. Hớp rượu làm cụ ông khỏe ra, chuyện trò coi phấn chấn thấy rõ.
Bàn tay thiên tài của họa sĩ lớn hơn tay người thường, đặt ly rượu xuống. Những ngón tay dài, cứng, vươn ra, nắm vào.
"Em thấy anh còn khỏe lắm. Có thể còn lái mô tô được. Anh nhớ cái môtô hồi ngoài Bắc chứ nhỉ""
Anh Lê nói và cụ Trí cười vui:
"Nhớ. Hồi ông Hoàng Đạo bị nhốt ở Cao Bằng, tôi lái cái xe mô tô ấy lên thăm, dọc đường, ngã xuống hố tưởng chết. Vậy mà không hề gì. Hồi đó khỏe thật."
Hoàng Đạo, tác giả cuốn Con Đường Sáng, là lý thuyết gia của nhóm Tự Lực Văn Đoàn thời tiền chiến. Ông vừa là nhà văn, nhà báo, lại là nhà hoạt động cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng, từng bị Tây bắt đi an trí trên vùng rừng núi Thượng du Bắc Việt, về sau phải sống lưu vong rồi mất ở Quảng Châu, bên Tầu.
Cùng hoạt động với Hoàng Đạo và các bạn, thời trẻ Nguyễn Gia Trí cũng đã từng bị người Pháp bắt và chỉ định cư trú một nơi trong nhiều năm. Chính nhờ những năm bị an trí, ông đã dành hết thời giờ, sức lực cho sơn mài và trở thành bậc thầy của loại nghệ thuật này.
Thêm một hớp rượu nữa, cụ Trí kết luận:
"Có lần tôi đã bảo Đằng Giao rằng sơn mài là thứ nghệ thuật chỉ những anh từng bị cầm tù mới có thể thành công được. Sự thật là vậy. Đây là thứ nghề rờ mò tỉ mỉ, tối công phu. Nếu không bị Tây cầm chân một nơi chắc tôi đã không đủ kiên nhẫn ngồi một chỗ để mà làm việc này."
Tôi nhìn Thủy cười. Anh bạn bố thằng cu Red này, sơ sơ cũng tù Cộng Sản bảy tám năm. Có lẽ nhờ vậy mà Đằng Giao là người duy nhất đã được cụ Trí chọn.
( Hồi Ký Nhã Ca, trang 504-508)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.