Hôm nay,  

Nhà Thơ Nổi Loạn

13/01/200400:00:00(Xem: 4022)
Joseph Brodsky: A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man." - Joseph Brodsky
by Bengt Jangfeldt
Joseph Brodsky: Người hùng Virgil: Đi để mà đừng bao giờ trở về.
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.Joseph Brodky
Nhà thơ nổi loạn.
Không thể nói về văn học Nga mà bỏ qua xã hội Nga, từ trong đó nó được viết ra. Điều này lại càng đúng, với thế kỷ 20, khi năm nhà văn Nga đã được trao giải Nobel văn chương.Khi nhà văn di dân Ivan Bunin được Nobel vào năm 1933, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã bị chê trách là tại sao không trao cho nhà văn ủng hộ Xô Viết, là Maxim Gorki; khi Pasternak được vào năm 1958, nhà cầm quyền Xô Viết coi đây là một hành động chính trị, chống lại Xô Viết. Nhưng khi trao cho Mikhail Sholokhov, bẩy năm sau đó, họ lại coi đây là muốn hòa giải với chế độ Xô Viết; và Aleksandr Solzhenitsyn được vào năm 1970, thì lại giống trường hợp Pasternak.Brodsky được Nobel năm 1987, khi đó, thời thế đã thay đổi. Liên Bang Xô Viết cởi mở hơn so với trước, nhưng nhà cầm quyền cũng chưa có thể chịu nổi, và đã trì hoãn rất lâu mới loan tin.
Iosif Brodskiy sinh tại Leningrad năm 1940 và mất ở New York năm 1996 với cái tên Joseph Brodsky. Giữa hai cách viết đó, là một số phận thê lương của một con người và của thơ Nga thế kỷ 20 - một sứ xở vốn giàu có về bi kịch.
Iosif Brodskiy lớn lên tại Liên Bang Xô Viết, trước là trong thời kỳ Stalin, rồi trong một không khí chính trị dễ thở hơn thời kỳ Khrushchev và Brezhnev. Ông khởi sự làm thơ cuối thập niên 1950, nhưng như bất cứ một ai từng từ chối những chuẩn mức mỹ học Xô Viết, ông gặp nhiều khó khăn và chỉ có thể in dăm bài thơ.Brodskiy cách mạng thơ Nga, bằng cách đưa vào những đề tài cấm kỵ đối với Liên Vang Xô Viết, trước tiên là những đề tài siêu hình và kinh thánh. Và ông làm điều này qua những câu thơ tân kỳ, và thay đổi một cách thật là đặc biệt. Ảnh hưởng những nhà thơ Nga đi trước của thế kỷ 18 (trước tiên là Derzhavin), cũng như bởi những nhà thơ Ba Lan (Galczynski, Norwid) và những nhà thơ siêu hình Anh (Donne, Herbert, Marvell), Brodskiy làm giầu thơ văn học Nga bằng một cảm tính hài hước mới. Việc sử dụng rất dễ nhận ra những hồi tưởng và những dẫn dụ văn học có thể coi như là hậu quả của việc, nhà thơ trưởng thành trong một môi trường hoàn toàn cô độc về văn hóa, và chính vì vậy mà mọi tiếng nói khác, từ đâu tới đều được hăm hở đón nhận.Trong Liên Bang Xô Viết những điều như trên là phải bị trừng phạt. Nhà thơ trẻ bị coi như một tên nổi loạn, một kẻ ăn bám; ông bị bắt và sau một vụ án giống như trò hề, vào năm 1964, ông bị đầy đi vùng phía bắc nước Nga, để học tập tốt, lao động tốt thêm lên. Ông làm được điều này, không theo kiểu nhà nước suy nghĩ và mong muốn. Ỡ nơi lưu đầy, ông đã phát triển kỹ thuật thơ của mình, và trở nên chín mùi, như là một thi sĩ. Và nhờ phản ứng từ những nhà trí thức Xô Viết và Tây Phương, ông được trả tự do vào năm 1965, trước khi mãn án tù. Ông trở lại thành phố quê hương, Leningrad, và ở đây tới khi bị đầy đi lưu vong ở nước ngoài, vào năm 1972 - lần cuối cùng này không cần án tòa. Ông định cư tại Mỹ, ông trở thành Joseph Brodsky, một công dân Mỹ, và mất tại đây hai mươi bốn năm sau.Tại Mỹ, Brodsky tiếp tục làm thơ bằng tiếng Nga, và dịch rất nhiều thơ của ông qua tiếng Anh. Nếu với tiếng Anh, ông không làm sao đạt tới đỉnh thi sơn như với tiếng Nga, thay vì vậy, ông sử dụng nó để viết những bài tiểu luận tuyệt vời. Như vậy, như là một nhà văn, ông có tới hai căn cước, một trong những nhà thơ Nga lớn lao nhất của thế kỷ 20, và một nhà viết tiểu luận số một, viết bằng tiếng Anh, như Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã ca ngợi ông, một tác giả "ôm lấy tất cả, bằng sự trong sáng của tư tưởng và bằng cường độ thi ca”.
Thời Gian Lớn Hơn Không Gian.
Tập tiểu luận thứ nhất của ông, Less Than One [Không Bằng Một], xuất bản năm 1986, trong đó, một số bài tuyệt vời nhất, là về những tiền thân lớn lao của ông trong thơ Nga - Osip Mandelstam, Anna Akhmatova, and Marina Tsvetayeva. Trong tiểu luận về Tsvetayeva, ông đưa ra quan niệm của ông về một thi sĩ, như là một “kết hợp của một dụng cụ và một con người vào một cá nhân [combination of an instrument and a human being in one person], và phần dụng cụ ngày càng lấn lướt phần con người ở trong cá nhân đó.”
Nhà thơ, dần đần trở thành dụng cụ, nhờ cái tài năng thi ca của mình, anh ta chẳng thể nào có một chọn lựa khác, và một khi ngộ ra điều này, anh ta nhìn ra con đường đi của mình. Bằng cách hằng hằng nghe theo tiếng nói của riêng mình, hằng hằng phát triển cái ngôn ngữ của mình, hằng hằng bước thêm những bước mới mẻ về văn phong, và như thế anh ta trở nên ngày càng cô độc.
Những lời của Brodsky về Tsvetayeva cũng là những lời ông nói về chính ông. Do ngôn ngữ, chính nó, mà Brosky nhà thơ ngày càng xa dần dòng văn học chính. Và Brodsky người đàn ông, trưởng thành trong một xã hội không sao hòa giải chính ông với những giá trị của nó, cái xã hội đó cũng từ chối chấp nhận ông, và, như Tsvetayeva and Mandelstam, ông bắt buộc phải chúi sâu vào một cõi phóng thể, vong thân. [“Nếu chúng chiếm được cuộc đời, tôi trở thành hư vô”. Thanh Tâm Tuyền: Cát Lầy]: Cuộc lưu đầy nơi mạn bắc, và cuộc từ giã xứ sở của ông tám năm sau đó, chỉ là những xác nhận bên ngoài của một tiến trình nội tại, mà, nếu ở những xứ sở khác, vẫn có thể xẩy ra, nhưng không đến nỗi thê lương như vậy.
Trong bài thơ, Khúc Ru Mỏm Cá Thu, “Lullaby of Cape Cod" (1975) Brodsky miêu tả cuộc “dời” [his “move”] đi Mẽo của ông, như là “thay đổi Đế quốc”. Cho dù ra đi, rời đổi, là mất mát, là gì gì đi chăng nữa, với ông, về bản chất, chẳng có gì là đổi thay, nghĩa là ông vẫn vậy. Nếu không chi ly từng chi tiết - nghĩa là, lẽ đương nhiên, một đế quốc này có thể tởm hơn đế quốc kia - đế quốc luôn luôn hiện hữu, và ‘mắm sốt’ [même chose] như nhau [empires have always existed and resemble one another], mặc dù thi sĩ bị đế quốc Xô Viết làm tình làm tội, nhưng ông không tin rằng, có một hệ chính trị đem đến cho con người một xã hội hoàn toàn. Kẻ Thù Lớn không phải là Không Gian, nhưng mà là Thời Gian.
Chính cách tiếp cận thời gian của Brodsky đã xác định cái nhìn thế giới của ông. “Cái làm tôi quan tâm, và luôn luôn làm tôi quan tâm nhiều nhất, đó là thời gian, và những tác động - những hậu quả - của nó lên con người. Cách chi chi, như thế nào, nó thay đổi, nghiền nát con người… Về mặt khác, đây chỉ là một ẩn dụ, về điều thời gian làm, đối với không gian và với thế giới. Thời gian là tối thượng - tất cả cái còn lại, nghĩa là không phải là thời gian, thì đều là bị chi phối bởi “quyền lực của thời gian”, “tên cai trị”, “kẻ sở hữu”. Thời gian là kẻ thù của con người, và của tất cả những gì con người sáng tạo ra và trân quí chúng. “Điêu tàn là chiến thắng của khí trời và của thời gian”: "Ruins are the triumph of oxygen and time."

Thời gian, như đỉa đói, bấu chặt lấy con người, và con người vì nó mà cứ già khòm, xấu xí mãi ra, rồi chết, và biến thành “bụi” – “thịt của thời gian”, như Brodsky gọi. Những từ chià khóa của thơ ông là: “splinter”, “[cái gai, cái dằm: Gai chích vô thịt thì đau, thịt chích vô thịt nhớ nhau trọn đời], “shard” [miểng kính bể], “fragment”[ đoạn, mẩu]. Một trong những cuốn sách của ông có tên là Một Phần Lời. A Part of Speech. Con người – nhà thơ, nói riêng – là một phần của ngôn ngữ, mà ngôn ngữ thì già hơn anh ta, và sẽ còn cứ thế tiếp tục sống, sau khi đã tính sổ với tên hầu của nó, là con người – nhà thơ, nói riêng.
Con ngưòi bị tấn công cả ở hai phía, quá khứ và tương lai. Điều làm chúng ta bực mình, chán ngán trong đời, là tiếng khóc của tương lai đang tìm cách nhẩy bổ vào hiện tại. Chút thời khắc ngắn ngủi hiện tại, mà biểu tượng của nó chính là con người, cái hình hài ấm áp, như lính gác biên cương, cứng đầu cứng cổ, lì lợm ngăn cấm ‘sự rong ruổi của tương lai” vào trong quá khứ, như [Khúc Ca Đồng Quê IV: Mùa Thu] “"Ecloque IV: Winter" (1977), diễn tả:
… What sets them apart is only
a warm body. Mule-like, stubborn creature,
it stands firmly between them, rather
like a border guard: stiffened, sternly
preventing the wandering of the future
into the past. …
Ở mức độ cá nhân, cách nhìn đời của nhà thơ là: “đường một chiều”. Một sự trở lại với cái gì đã qua, - một đời sớm sủa trước đó, một người đàn bà – là chuyện không thể. Trong Tháng Chạp ở "December in Florence" (1976), viết về thi sĩ Dante và thành phố quê hương, về nhà thơ và số phận lưu vong của ông, Florence nhập vào với Leningrad, thành phố quê hương của Brodsky:
There are, writes Brodsky,
… cities one won't see again. The sun
throws its gold at their frozen windows. But all the same
there is no entry, no proper sum.
There are always six bridges spanning the sluggish river.
There are places where lips touched lips for the first time ever,
or pen pressed paper with real fervor.
There are arcades, colonnades, iron idols that blur your lens.
There the streetcar's multitudes, jostling, dense,
speak in the tongue of a man who's departed thence.
Nhưng kệ mẹ mọi cái thứ rác rưởi, kệ mẹ cả lò chủ nghĩa Cộng Sản [In spite of all Communism], St. Petersberg của nhà thơ vẫn luôn luôn là “thành phố đẹp nhất trên thế giới”. Sự trở về, là không thể, trước tiên là vì chế độ chính trị khốn kiếp đó, lẽ tất nhiên, nhưng sâu thẳm hơn, là yếu tố tâm lý này: “Con người chỉ dời đổi theo một chiều. Và chỉ từ. And only from. Từ một nơi chốn, từ một ý nghĩ đã đóng rễ ở trong đầu, từ chính hắn ta hay là y thị… nghĩa là, hoài hoài dời xa cái điều mà con người đã kinh nghiệm, đã từng trải.
Cuộc lữ của con người, như là một cá thể, trong thời gian và không gian, chỉ là để biệt tích, lọt vào cõi không, the non-existence, trong chuyến bay lịch sử. Không hẳn là bởi vì loài người rồi sẽ bị tiêu diệt bởi chiến tranh, bởi bom nguyên tử, nhưng những xã hội, những nền văn minh đều bị chi phối bởi cuộc chiến thời gian, the time war, như là cá thể. Với Brodsky, đe dọa lớn do những thay đổi về dân số sẽ là hiểm họa cho văn minh Tây Phương vốn dựa trên cá nhân [individual-based civilization]. Một đề tài cứ trở đi trở lại đối với cả hai nhà thơ Nga, Brodsky và Osip Mandelstam, là vai trò của một thế giới Ky Tô ngày một giảm dần, nhuờng chỗ cho cảm tính bài-cá nhân của một thế giới ngày một thêm đông người. Bởi vì đối với cả hai, Ky Tô giáo trước tiên, và trên hết, là vấn đề của văn minh, do đó, tương lai của cá nhân nhập với tương lai của thế giới: Cái chết của cá nhân là cái chết của chủ nghĩa cá thể.
Ngôn Ngữ Lớn Hơn Thời Gian
Chống lại con đỉa đói Thời gian, ngấu nghiến tất cả, dẫn tới sự thiếu vắng của cả hai, cá nhân và thế giới, Brodsky động viên tới Từ (the word). Ít nhà thơ hiện đại nào như ông, nhấn mạnh đến như thế, vào khả năng của từ, nhằm dứt nó ra khỏi con đỉa đói thời gian sẽ ngấu nghiến tất cả (all-devouring Time). Niềm tin tưởng này luôn luôn trở đi trở lại trong thơ ông, nhất là ở những dòng thơ chót:
I don't know anymore what earth will nurse my carcass.
Scratch on, my pen: let's mark the white the way it marks us.
("The Fifth Anniversary", 1977)

[Tạm dịch:
Tôi chẳng biết đất nào sẽ chăm lo cho mớ xương tàn này
Cào nữa đi, hỡi ngòi viết của tôi:
Hãy điểm đen,
như thời gian điểm trắng mái đầu này].
That's the birth of an eclogue. Instead of the shepherd's signal,
A lamp's flaring up. Cyrillic, while running witless
on the pad as though to escape the captor,
knows more of the future than the famous sibyl:
of how to darken against the whiteness,
as long as the whiteness lasts. And after.
("Eclogue IV: Winter")
Niềm tin của Brodsky vào quyền năng của từ phải được hiểu theo quan điểm chống thời gian và không gian của ông. Văn chương hơn [superior) xã hội – và hơn nhà văn, chính hắn. Ý tưởng không phải ngôn ngữ, nhưng chính nhà văn, là dụng cụ, ý tưởng này là cốt lõi thơ Brodsky. Ngôn ngữ già hơn xã hội, và lẽ dĩ nhiên, già hơn nhà thơ, và chính ngôn ngữ sẽ nối kết những quốc gia, một khi mà trung tâm không còn giữ nổi, “the centre cannot hold” (chữ của Yeats).
Con người chết, nhà văn, không. Cùng phát biểu như vậy, là nhà thơ Anh, W.H. Auden, trong bài thơ tưởng niệm nhà thơ W.B. Yeats, “In Memory of W.B. Yeats (1939). Chính đoạn thứ ba và cũng là đoạn chót của bài tưởng niệm đã gây ấn tượng mạnh ở nơi Brodsky, như ông kể lại trong Less Than One, khi ông đọc bài thơ lần đầu, trong khi lưu đầy nơi mạn bắc nước Nga:
Time that is intolerant
Of the brave and innocent,
And indifferent in a week
To a beautiful physique,
Worships language and forgives
Everyone by whom it lives …

[Thời gian không khoan dung
những kẻ can đảm và ngây thơ
Và dửng dưng trong một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp
Thờ phượng ngôn ngữ và tha thứ
Tất cả ai kia, nhờ họ mà nó sống
Nói một cách khác, ngôn ngữ hơn, không chỉ xã hội và nhà thơ, mà còn hơn cả thời gian, chính nó. Thời Gian “thờ phụng ngôn ngữ”, và như thế “không bằng, kém, thua” ngôn ngữ. Có một nét bi thương, lãng mạn, như là định mệnh của ngôn ngữ, qua một khẳng định như thế, nhưng ở Nga xô, nơi mà con người, như những từ của Puskhin diễn tả, thường “câm” [mute], và nhà văn có một vị thế độc nhất. Sự nhấn mạnh vào tính độc tôn của ngôn ngữ do đó không phải là một biểu hiện của chủ nghĩa mỹ học; trong một xã hội, nơi ngôn ngữ được quốc gia hóa, nơi ngôn ngữ mang mùi vị chính trị ngay cả khi nó không nói tới chính trị, trong một xã hội như thế, từ ngữ có một sức mạnh bộc phá lớn lao, khủng khiếp.
NQT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.