Hôm nay,  

27 Năm Sau 30-4-75, Nhìn Lại Nước Mỹ Và Cuộc Chiến Việt Nam

07/04/200200:00:00(Xem: 4578)
PHOTO: Những người dân miền Nam Việt Nam đang cố gắng vượt qua bức tường của tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, hy vọng sẽ kịp bám theo những chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời khỏi Sài Gòn vào tháng Tư năm 75.

(Bài David Masci; Nguyễn Hoàng Hà chuyển dịch)

Tượng đài kỷ niệm
Một dòng người đang di chuyển chầm chậm bên cạnh bức tường đá hoa cương loang loáng. Khuôn mặt họ, phản chiếu ánh sáng hắt ra từ những phiến đá đen, trông sao mà u ám và đầy vẻ tang tóc.
Một vài người ngừng lại, đưa tay vuốt nhẹ lên mặt bức tường đen, đầy vẻ tôn kính. Có vài người khóc sụt sùi. Không ai nói tiếng nào. Hầu như tất cả đều im lặng khi bước dọc theo bức tường.
Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong trong chiến tranh Việt Nam, được dựng lên ở Washington, D.C. vào năm 1982, là một nơi để tưởng nhớ và khóc thương.
140 phiến đá, khắc tên của 58,195 người, trong đó có tám phụ nữ, đã chết trong cuộc chiến dài ở Việt Nam. Cuộc chiến bắt đầu bằng cuộc đổ bộ của một số cố vấn quân sự vào năm 1955 và kết thúc ngày 30, tháng Tư, 1975, khi thành phố Sài Gòn rơi vào tay cộng sản.
Maria Pusatis, một người đến từ New York, than thở, "Nhìn tất cả những tên tuổi được khắc ở đây và nghĩ đến tất cả những người đã chết, sao mà đau đớn quá." Chumley, đến từ Tennessee, cho biết, "Anh của tôi đã chiến đấu ở Việt Nam, và tôi đến đây để nhìn nơi tưởng niệm dành cho những người không bao giờ trở về, như anh tôi."

Dân Mỹ mất niềm tin
Có thể hiểu được cảm giác mất mát của những người khách viếng thăm tượng đài. Chiến tranh Việt Nam đánh dấu thất bại đầu tiên trong lịch sử của quân đội Mỹ. Còn hơn cả một sự thất bại trên chiến trường, chiến tranh Việt Nam đã từng gây chia rẻ cho đất nước và người dân, là một biến cố gây nhiều chia rẽ nhất kể từ sau cuộc Nội Chiến.
Một số người Mỹ đã cho rằng cuộc chiến này đã từng làm niềm tin của dân chúng Mỹ đối với chính phủ sụp đổ tan tành. David Kennedy, giáo sư sử học ở Đại Học Stanford, đã nói, "Chiến tranh Việt Nam, hơn tất cả mọi thứ khác, đã phá vỡ niềm tin tuyệt đối của người dân vào chính quyền."
Trong thời gian chiến tranh, "mọi người đều tức giận," Michael Kazin, giáo sư sử học ở trường Đại Học Georgetown đã nói như vậy. Ngay cả những người ủng hộ cuộc chiến cũng mất niềm tin vào chính quyền, không phải vì nước Mỹ đã tham gia cuộc chiến Việt Nam, mà vì chính phủ dường như đã không làm hết tất cả những việc cần làm để chiến thắng.
Nhà phân tích quân sự Hillen cho rằng, những nhà chính trị cầm đầu quốc gia đã đẩy mọi người vào cuộc chiến mà không cố gắng hết sức để giảng giải cho dân chúng hiểu rõ tầm quan trọng của nó. "Một số đông dân chúng cảm thất rằng Johnson, McNamara, và các vị khác, đã bưng bít sụ thật về những gì đang xảy ra ở Việt Nam, về tình hình chiến sự. Dân chúng cảm thấy họ đã bị lợi dụng."
Ronald Spector, giáo sư sử học và quan hệ quốc tế ở Đại Học Washington nhận xét rằng, cùng với một số vấn đề khác, chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt niềm tin gần như tuyệt đối của dân chúng vào chính phủ. "Những ngày tháng tin tưởng gần như tuyệt đối, thậm chí mù quáng, đã qua rồi. Chúng ta đã thay thế niềm tin vào chính quyền bằng niềm tin vào các vị cao cấp khác, các xướng ngôn viên hay những nhà giàu kết sù như Bill Gate chẳng hạn."

"Hội chứng Việt Nam"
Sau chiến tranh Việt Nam, 'Hội chứng Việt Nam' là cái tên được đặt cho sự chần chờ, trì hoãn của chính phủ, không dám ra những quyết nghị quân sự vì sợ những tổn thất nghiêm trọng gây ra bởi một cuộc chiến không có ngày chấm dứt, như đã từng xảy ra ở Việt Nam.
Hillen, nhà phân tích quân sự, nhận xét về 'Hội Chứng Việt Nam': "Hội Chứng Việt Nam đang sống, và sống mạnh mẽ. Cảm giác ấy tồn tại trong những vấn đề quân sự, bảo chúng ta rằng không bao giờ nên tham gia chiến tranh trừ phi có một kế hoạch chiến thắng thật rõ ràng, với tổn thất tối thiểu về sinh mạng của người Mỹ, và với sự ủng hộ chắc chắn từ dân chúng Mỹ."
Một số người khác cho rằng, 'Hội Chứng Việt Nam' đã tồn tại sau cuộc chiến , nhưng chính phủ Mỹ đã từ từ vượt qua được "chứng bệnh" đó, nhất là khi Đảng Cộng Hòa cầm quyền. Tổng thống Bush đã tuyên bố sau khi quân đội Mỹ chiến thắng quân đội Saddam Hussein: "Nhờ Chúa, chúng ta đã chế ngự được hội chứng Việt Nam, một lần và mãi mãi."

Gánh năng của những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam
Tám triệu cựu chiến binh Mỹ đã trở về từ Việt Nam. Một câu chuyện được kể đi kể lại về họ là những người chiến binh này trở về nhà sau trận chiến chỉ để nhận lãnh sự tẩy chay và chế nhạo từ láng giềng và bạn bè của họ.
Nhiều người đã gặp khó khăn trong việc trở lại với đời sống hàng ngày. Nhiều người đã không tìm được việc làm vì những người chủ hoặc chống lại cuộc chiến Việt Nam, hoặc cho rằng những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam có tinh thần không ổn định.


Một số cựu chiến binh bị dày vò đau khổ vì những hy sinh của họ đã không thể góp phần tạo nên chiến thắng. Rick Weidman, một cựu chiến binh, nói: "Cuộc chiến thất bại đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhiều cựu chiến binh."
Những khó khăn và đau khổ mà nhiều cựu chiến binh trở về từ Việt Nam phải gánh chịu đã gây ra một căn bệnh tâm lý, gọi là Post-traumatic-stress disorder (chấn động tâm lý sau khi chịu nhiều áp lực mạnh).
Tuy nhiên, hiện nay, tình thế đã sáng sủa hơn nhiều. Những cựu chiến binh này đã không còn bị tẩy chay nữa. Ngay cả những người chống đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng đã vinh danh sự hy sinh của những cựu chiến binh, "Vietnam vet".

Người Mỹ gốc Việt
"Biến cố tháng Tư năm 1975 giống như một quả bom nguyên tử. Vì nó, người Việt Nam như những mảnh vỡ vụn, phân tán khắp nơi trên quả địa cầu." Đó là lời nhận xét của Ruben Rumbaut, giáo sư xã hội học ở Đại Học Michigan.
Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, hơn 2 triệu người Việt đã bỏ nước ra đi. Khoảng một nửa trong số đó đã đến Hoa Kỳ. Nhóm đầu tiên, khoảng 150,000 người, đến vào năm 1975. Nhóm thứ hai, đến vào những năm cuối thập niên 70 và suốt thập niên 80, phần lớn là "boat people", những thuyền nhân vượt biển. Và những nhóm khác sau đó cứ lần lượt nhập cư. (Theo thống kê Census 2000, dân số gốc Việt ở Mỹ đã lên tới trên 1,25, trở thành sắc dân Á châu đông hàng thứ năm, sau Hoa, Ấn, Phi, Hàn).
Họ gồm đủ mọi thành phần, từ những tinh hoa của nước Việt đến những người dân thường lam lũ.
Thời kỳ hội nhập vào cuộc sống mới đối với họ thật không dễ dàng. Ngay cả những người có nền giáo dục cao hoặc đã có nhiều thành công cũng gặp nhiều khó khăn. James Freeman, giáo sư xã hội học-Đại Học San Jose, đã tìm hiểu về người Mỹ gốc Việt từ khi họ bắt đầu đến Mỹ, nhận xét: "Như tất cả những người tỵ nạn đã đến đây, người Mỹ gốc Việt phải đối đầu với hai thách đố lớn: làm thế nào để chịu đựng những mất mát trong quá khứ trong khi phải đón nhận tất cả những khó khăn của cuộc sống mới ở Hoa Kỳ-trước hết là phải học tiếng Anh."
Freeman còn cho rằng, bên cạnh những thách đố mà mọi người tỵ nạn đều phải chịu, người Việt Nam có những khó khăn đặc biệt khác. Vào năm 1975, lúc mà người Mỹ đang đau đớn vì thất bại quân sự ở Việt Nam, họ đã không hứng thú gì đối với bất cứ ai mang họ Việt Nam. Những cuộc thăm dò ý kiến lúc đó cho thấy nhìều người Mỹ đã không muốn đón nhận người Việt Nam. Lúc ấy, nhiều người Việt đã phải chịu đựng nạn kỳ thị chủng tộc nặng nề.
Thêm vào đó, hầu như tất cả đều phải bắt đầu lại từ đầu, không chỉ trên một đất nước mới và ngôn ngữ mới mà cả một nghề nghiệp hoàn toàn mới. Nhiều người Vìệt mớì đến, nhất là những người phục vụ trong quân đội hay chính quyền, "đã không có nghề nghiệp có thể hoà hợp với cuộc sống mới," Freeman cho biết, "nhiều người đã phải làm việc lao động tay chân nặng nhọc trong nhiều năm, vừa làm vừa cố gắng đến trường để học nghề mới."
Bước trên con đường đầy sỏi đá như vậy, người tỵ nạn Việt Nam vẫn thành công mỹ mãn. Hãy đến những nơi như khu phố Little Saigon, chúng ta sẽ nhìn thấy đầy ắp những cửa tiệm do người Việt làm chủ, đã được dựng nên bởi những người đến đây với hai bàn tay trắng. Con cái của những người tỵ nạn này cũng thành công, đã với tới những bằng cấp cao nhất. Theo một cuộc nghiên cứu của Đại Học Johns Hopkins, những học sinh lớp tám và lớp chín, con cái của những nghười tỵ nạn Việt Nam, đạt điểm cao nhất so với tất cả những sắc dân tỵ nạn khác, kể cả con em của người bản xứ.
Những thành công về kinh tế và giáo dục này, là nhờ vào những giá trị lâu đời mà những người tỵ nạn Việt Nam luôn mang theo bên mình. Freeman cho biết: "Họ đã đến đây với một tinh thần làm việc không biết mệt, một đầu óc kinh doanh, một niềm tin và hy vọng vào tầm quan trọng của học vấn, cộng với tình thân ái gần gũi giữa những thành viên trong gia đình."
Mặc dù thành công trong việc hội nhập vào đời sống mới ở Mỹ, người Mỹ gốc Việt vẫn giữ được lòng yêu nước sâu đậm. Cũng như những người Cuba ở Miami luôn ngóng chờ sự sụp đỗ của Fidel Castro, người Việt Nam ngày đêm trông đợi ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản, cái thứ đã bứng họ ra khỏi quê hương.
Tom Nguyễn, một kỹ sư - quản đốc làm việc ở Litton Electro-Optical Systems ở Garland, Texas, trong một buổi lễ tưởng niệm ngày Sài Gòn rơi vào tay cộng sản, đã nhấn mạnh: "Vết thương của chúng tôi vẫn chưa lành. Hôm nay, đã hơn hai mươi năm qua rồi, nhưng tôi vẫn còn nhớ rất rõ những gì đã xảy ra trong từng giây từng phút, khi mà chúng tôi rời bỏ đất nước."

Nguyễn Hoàng Hà
Theo The CQ (Congressional Quarterly) Researcher.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.