Hôm nay,  

Cuộc Chiến Bầu Cử

06/03/200000:00:00(Xem: 5606)
Một trong những điều thích thú nhất trong xã hội Hoa Kỳ là theo dõi các cuộc tranh cử - điều mà người Việt quốc nội hoàn toàn chưa có may mắn trải qua. Nơi đây, những bộ óc siêu đẳng nhất về chính trị được tận dụng, để đánh bóng ứng cử viên phe ta, và ra chiêu chống đối thủ. Dĩ nhiên cũng phải trong vòng luật pháp. Nhưng lần bầu cử này có lẽ có nhiều yếu tố để hấp dẫn người Việt nhất. Và cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới tình hình tại quê nhà nhất.

Có nhiều lý do để thấy như vậy. Thứ nhất, có một ứng cử viên Tổng Thống từng chiến đấu sát cánh quân lực VNCH và rồi bị bắn rơi phi cơ và trở thành tù binh ở Hà Nội; nghĩa là, Thượng Nghị Sĩ John McCain đã có một thời thanh niên chia xẻ chung định mệnh với hàng trăm ngàn người Việt tại Hoa kỳ. Thứ nhì, quan hệ hai nước Cộng Sản Việt Nam và Hoa Kỳ đang đi tới một bước ngoặt mới: một thương ước sắp ký, và sau đó sẽ là hàng loạt công ty Mỹ đổ bộ Việt Nam với cuộc chiến mới, cuộc chiến của lòng say mê kinh doanh, của khao khát thông tin và của lý tưởng tự do. Thứ ba, thế kỷ 21 đang đưa ra những viễn tượng toàn cầu hóa, nơi đây sẽ không một bức tường lửa, bức màn tre hay bức màn sắt nào sẽ đứng vững; nhân loại gần nhau hơn, và sẽ không còn các kiểu tuyên truyền “xe tăng giấy” hay “máy bay ta nằm phục trên mây” nào đứng vững nữa - đây phải là chỗ của sự thật. Thứ tư, cùng lúc đó, những mâu thuẫn vẫn căng thẳng thêm, có thể dẫn tới các cuộc chiến khu vực, thí dụ như cuộc chiến mà Hoa Lục hù dọa xâm lăng Đài Loan, hay khả thể của một Tân Cương ly khai. Thứ năm, những nan đề nội tại của nhiều nước sẽ căng thẳng hơn, thí dụ như nạn nhân mãn và thất nghiệp tại Hoa Lục và Ấn Độ, hay như các mâu thuẫn về cơ chế kinh tế tại Việt Nam trước sức ép toàn cầu hóa. Vị Tổng Thống Mỹ sắp tới sẽ phải trực diện với tất cả nan đề đó.

Nhìn về cuộc tranh cử, người ta thấy chắc chắn rằng bên Đảng Dân Chủ là Phó Tổng Thống Al Gore sẽ đánh bại dễ dàng Bill Bradley. Bên Đảng Cộng Hòa, Thống Đốc George W. Bush hơn điểm thăm dò của Thượng Nghị Sĩ John McCain.

Lập trường của Dân Chủ đối với Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp nối chính sách hiện thời của Clinton, nghĩa là ông Pete Peterson sẽ vẫn giữ được chức Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội, và bản thương ước sẽ được thúc đẩy sớm sủa. Lập trường của McCain cũng tương tự như vậy, “tiếp diễn cuộc chiến cho tự do một cách hòa bình,” như ông viết trong Thư Ngỏ Gửi Người Mỹ Gốc Việt. Ông Bush không nói gì về Việt Nam. Nhưng số phiếu người Việt không quyết định nổi cuộc đua này, và đó là lý do hầu hết các vấn đề nêu trên báo Mỹ đều xoay quanh các chuyện quyền tôn giáo, phá thai, kiểm soát súng, cắt thuế, cứu nguy Quỹ An Sinh Xã Hội, cho dễ dãi đồng tính hay không. Thậm chí ngay như chính sách đối ngoại chỉ thỉnh thoảng mới bàn, nghĩa là dân Mỹ chỉ ưa nghe và nghĩ về những gì ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của họ. Chuyện Kosovo, Đài Loan nghe xa vời lắm. Thì chuyện Việt Nam cũng tương tự - người Mỹ trung bình sẽ thắc mắc, “Ủa, còn vụ đó nữa sao" Tưởng có bang giao thì xong rồi chứ.” Họ không suy nghĩ nhiều như các nhà chiến lược ở Washington DC. Cũng không cần nghĩ kế phải bủa lưới ở Thái Bình Dương ngăn ngừa hùm dữ Bắc Kinh, hay phải tính kế dân chủ hóa Miến Điện, Lào với Việt Nam chi cả. Nhưng, lá phiếu của họ sẽ quyết định hết các tương lai đó.

Nếu McCain thua Bush, thì có lẽ chỉ có ông Gore là còn nhiều lấn cấn với Việt Nam. Ông Gore thời sinh viên không đồng ý với việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam, nhưng đã đăng lính vì có ông bố là Thượng Nghị Sĩ; khổ một điều, ông bố này vẫn thuộc phe Bồ Câu, như kiểu thời ấy ưa nói. Ông Clinton thì có mặc cảm trốn lính, nên nhiều phen muốn tìm cách giải quyết cái gọi là “hội chứng Việt Nam.” Thậm chí tới chuyện không cần làm, ông Clinton cũng muốn làm. Thí dụ, bản thương ước Việt-Mỹ đã ký tắt vào tháng 7.1999, thế là ông Clinton dàn dựng để chính ông sẽ cùng với Phan Văn Khải linh đình ký thương ước đó tại bên lề một hội nghị APEC ở Tân Tây Lan. Không ngờ Hà Nội lạnh cẳng, giờ chót co vòi.

Có thể đoán rằng, Đảng Dân Chủ sẽ để giành một hoặc vài độc chiêu giờ chót nhằm hạ Đảng Cộng Hòa. Thí dụ, một trong các độc chiêu đó có thể sẽ là, Clinton sẽ công du Việt Nam vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Dĩ nhiên không phải qua để tắm biển Vũng Tàu hay Nha Trang, mặc dù lòng chàng vẫn ưa thích các cơ hội lãng mạn. Mà Hà Nội cũng sẽ nhân dịp này tạo cơ hội cho Đảng Dân Chủ nắm chắc Tòa Bạch Ốc. Nghĩa là, Tổng Thống Clinton sẽ ký thương ước vào dịp này - vừa làm vui lòng các đại công ty Hoa Kỳ, vừa giúp hàn gắn những vết thương hàng chục năm qua (đối với nhiều cựu chiến binh). Nghĩa là phiếu sẽ lại dồn thêm cho Al Gore. Và Peterson vẫn sẽ làm Đại Sứ tại Hà Nội, tha hồ chở vợ đi Chợ Đồng Xuân.
Đó cũng chỉ là các dự đoán thôi. Không ai biết chắc những gì sẽ xảy ra. Thí dụ, nếu McCain đánh bại Bush thì nhiều phần (thăm dò hiện nay) McCain sẽ đánh bại Gore. Mà có thể lắm. Nhật báo New York Times sáng Chủ Nhật vừa tuyên bố ủng hộ Al Gore cho dân chủ và McCain cho Cộng Hòa. Cũng hôm Chủ Nhật, báo New York Daily News và báo Newsday, một nhật báo ở Long Island, cũng tuyên bố ủng hộ McCain. Một tuần trước đó, McCain được ủng hộ chính thức từ hai báo New York Post và Albany Times Union. Nghĩa là Bush cũng phải lo, mà Gore cũng phải e dè. Mà Hà Nội cũng băn khoăn, nhỡ như người xưa muốn bàn phải quấy thì sao, mặc dù hãng AP phỏng vấn một số dân Hà Nội lại thấy là nhiều người thích McCain làm Tổng Thống Mỹ. Nghĩa là, y hệt như tiểu thuyết.

Vấn đề người Việt thì quan trọng nhất vẫn là cần có bạn đi bầu. Bầu ai cũng được, tùy nghi. Nếu không đi bầu thì rõ ràng là chuyện của người rồi, đâu còn của mình mà bàn nữa. Thứ nữa, đi bầu là hưởng một niềm vui không tìm được ở quê nhà hiện nay. Không phải vui sao"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.