Hôm nay,  

Tổng Thống Clinton Tuổi Trẻ Việt Nam

02/12/200000:00:00(Xem: 4960)
Có thể nói mối bang giao giữa Mỹ và Việt Nam chưa bao giờ thân thiện như trong những năm gần đây, nhất là trong năm nay, sau chuyến viếng thăm Việt Nam rất lịch sử của Tổng thống Clinton. Kể từ sau ngày chấm dứt chiến tranh năm 1975, qua bao đàm phán về bình thường hóa quan hệ ngoại giao trong những năm 1977, 1978 (dưới thời Tổng thống Jimmy Carter), và sau này dưới thời Tổng thống Reagan và Bush đều không đưa đến kết quả nào đáng kể. Mãi cho đến tháng Hai năm 1994, khi Tổng thống Clinton tuyên bố bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, thì bang giao giữa hai nước mới bắt đầu thiết lập và cải thiện. Năm 1995, Bộ trưởng Ngoại giao Warren Christopher cắt băng khánh thành Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, nhưng mãi đến tháng Năm năm 1996, ông Douglas 'Pete' Peterson mới được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Từ đó, quan hệ song phương trở nên thân mật hơn. Tiếp theo sau là một loạt thăm viếng qua lại từ phía Việt Nam (Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm thăm Mỹ năm 1998), và từ phía Mỹ (Bộ trưởng Ngoại giao Madeleine Albright thăm Việt Nam năm 1997; Bộ trưởng Quốc phòng ghé Hà Nội tháng Ba năm nay) và cuối cùng là chuyến đi lịch sử của Tổng thống Clinton, chuyến đi mà theo chuyên gia thời sự cho biết, đã được chuẩn bị chi tiết cho đến từng phút.

Có nhiều người không đồng ý việc ông Clinton đi thăm Việt Nam, vì theo họ, thời cơ lý tưởng chưa đến cho một tổng thống Mỹ ghé Việt Nam, và chuyến đi có thể được giới lãnh đạo Việt Nam lợi dụng tuyên truyền như là một sự cổ võ cho chế độ Cộng sản hiện hành ở Việt Nam. Nhưng người ủng hộ cho chuyến đi thì nhiều hơn, và theo những người này, ông Clinton nên viếng thăm chính thức Việt Nam để lật một trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước, và chấm dứt sự chia rẽ nghi kỵ giữa hai dân tộc. Để bình quân giữa hai quan điểm này, ông Clinton đã cân nhắc rất kỹ, và điều này thể hiện qua thời điểm và không gian khởi hành của chuyến đi. Thay vì đi thẳng từ Mỹ, ông đi từ Mỹ đến Brunei để dự hội nghị kinh tế rồi mới ghé qua Hà Nội, làm ra vẻ như một chuyến ghé ngang trên đường đi công tác chính. Thay vì đi trước ngày bầu cử, ông chọn đi sau ngày bầu cử, để đem lại một ấn tượng người đang trên đường từ nhiệm. Những việc làm này, chắc chắn là có chủ đích, cũng góp phần xoa dịu phần nào những người Mỹ không thích Mỹ bang giao với Việt Nam, và làm hài lòng những người ủng hộ ông Clinton.

Tuy nhiên, dù đồng ý hay không đồng ý với chuyến đi, phần đông quan sát viên nghĩ sự có mặt của ông Clinton sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, nhất là tuổi trẻ Việt Nam, những người lớn lên sau thời chiến tranh. Có người ví ý nghĩa chuyến viếng thăm của ông Clinton như chuyến công du của Tổng thống Nixon sang Trung Quốc vào năm 1972. Tác dụng đầu tiên là, nói như một số quan sát viên quốc tế, cho thế giới thấy Việt Nam là một quốc gia đầy tiềm năng, với những con người năng động, thông minh, thân thiện, chứ Việt Nam không phải là một cuộc chiến; hay nói theo một quảng cáo của Hàng Không Việt Nam là "Sau cơn mưa, trời lại sáng"; hay theo cụ Nguyễn Du, qua trích dẫn của ông Clinton, "Sen tàn cúc lại nở hoa, sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân." Có thể nói, chưa lúc nào trong những năm gần đây, tin tức về Việt Nam lại đầy rẫy trên các mặt báo trên thế giới. Tại Úc, trong hơn 10 năm nay, chưa lúc nào mà tin tức về Việt Nam xuất hiện liên tục cả tuần lễ trước, trong, và sau chuyến viếng thăm của ông Clinton. Sự "phô trương" này, về lâu về dài, sẽ nâng cao thanh thế [dù khiêm tốn] của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chuyến công du Việt Nam của ông Clinton đã để lại một dấu ấn sâu đậm và đầy ấn tượng trong hai nhiệm kỳ làm tổng thống của ông. Có thể nói, chuyến công du Việt Nam vừa qua là một chuyến đi thành công nhất trong hơn 70 cuộc viếng thăm hữu nghị mà ông đã công tác trong thời gian 8 năm qua. Ông đã thực hiện được hoài bão của mình là ghé thăm xứ sở mà ông có nhiều thiện cảm trong cũng như sau chiến tranh. Ông đã có cơ hội nói chuyện với giới trẻ Việt Nam, những người mà ông tin tưởng sẽ lèo lái tương lai Việt Nam vào một con đường sáng sủa hơn; ông được dịp, qua truyền hình trực tiếp, nói chuyện và tâm sự với gần 80 triệu dân về tương lai Việt Nam và thậm chí nói các vấn đề tế nhị như nhân quyền, dân chủ, và tự do ngôn luận; ông được gặp gỡ những người Việt bình thường trên hè phố, trong quán ăn, trong khách sạn ...Ông không ngỏ lời xin lỗi về vai trò của Mỹ trong thời chiến tranh. Tóm lại, ông đã thực hiện được tất cả những mục tiêu của mình trong chuyến đi.

Nhiều nhà bình luận thời sự đã nói nhiều về ý nghĩa chính trị của chuyến công du, nhưng có một điều rất ít được ai nhắc đến: đó là Mỹ đã chính thức mở một cánh cửa giáo dục và khoa học cho tuổi trẻ Việt Nam. Hiện nay, số lượng sinh viên từ Việt Nam theo học ở các đại học Mỹ vẫn còn khiêm tốn (dưới 2000 sinh viên). Tuy nhiên, ông Clinton vừa tuyên bố đã dành ra một ngân sách cho khoảng 100 nghiên cứu sinh hàng năm sang Mỹ học hành và nghiên cứu. Đây là một con số không nhỏ. Thực ra, theo ông Clinton, chương trình trao đổi giáo dục Mỹ dành cho Việt Nam là một trong những chương trình trao đổi lớn nhất của chính phủ Mỹ. Trong bài diễn văn, ông Clinton cũng không quên ca ngợi những thành tích trong toán học và khoa học của sinh viên và khoa học gia Việt Nam ở Mỹ cũng như ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ người Mỹ thấy được tiềm năng của tuổi trẻ Việt Nam trong việc cống hiến cho khoa học.

Nhiều hợp tác nghiên cứu khoa học trong tương lai sẽ được tiến hành dễ dàng hơn. Một trong những nghiên cứu mà người viết bài này mong thấy Mỹ giúp đỡ là vấn đề chất độc màu da cam ở Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh, Không quân Mỹ đã rải một số lượng khổng lồ (khoảng 49,5 triệu lít) chất độc màu da cam, trong đó có chứa dioxin, xuống miền Trung Việt Nam. Dioxin là một hóa chất được coi là độc hại nhất trên hành tinh này. Dioxin có thể gây ra ung thư, dị thai, và một số bệnh hiểm nghèo khác. Trong khi lính Mỹ, những người rải chất độc, được bồi thường thiệt hại về bệnh tật do dioxin gây ra, thì cả triệu nạn nhân (kể cả khoảng 150 ngàn trẻ em) ở Việt Nam không được trợ giúp gì! Phía Mỹ đòi hỏi phải có bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của dioxin trong người Việt thì họ mới có thể bàn chuyện bồi thường. Nhưng muốn có bằng chứng khoa học thì các nhà khoa học cần phải có kinh phí mới có thể thu thập và phân tích dữ kiện. Họ cần sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Và tôi nghĩa, trên phương diện luân lý cũng như trách nhiệm, Mỹ cần giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực này, và phải bảo đảm sự giúp đỡ đó đến tận tay nạn nhân.

Chuyến công du Việt Nam vừa qua chắc chắn sẽ để lại cho gia đình ông Clinton và phái đoàn nhiều kỷ niệm khó quên. Hình như chưa có nơi nào trên thế giới ông Clinton ghé qua được dân chúng tiếp đón một cách nhiệt tình như ở Việt Nam. Thật vậy, ông Sandy Berger, Cố vấn An ninh Quốc gia, một trong những người tháp tùng theo Tổng thống, cũng nói trong thời gian qua ông đã đi thăm trên 75 nước trên thế giới, nhưng chưa có nơi nào dân chúng lại tiếp đón niềm nở và tự nhiên như ở Việt Nam. Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi thấy ông Clinton tỏ ra buồn bã thật sự khi phải rời Sài Gòn để về lại Mỹ hôm Chúa Nhật. Ông nói một cách lưu luyến: "Tôi muốn ở đây trọn ngày".

Nhìn hàng ngàn người dân bình thường trong nước, trong đó phần lớn là thanh niên trẻ tuổi, tôi cảm thấy vừa xúc động, vừa tự hào về văn hóa hiếu khách của người Việt chúng ta. Sự tiếp đón nồng hậu còn cho thấy đồng bào ở trong nước muốn đáp nghĩa ông Clinton, một người mà phần đông dân chúng coi như là một người bạn, người có thiện chí với Việt Nam. Dù không được thông báo rộng rãi và cụ thể trên báo chí và hệ thống truyền thanh, nhưng dân chúng đã bất chấp mọi phiền hà, nô nức đứng hai bên đường chào đón phái đoàn của ông Clinton.Tôi chưa thấy một cuộc tiếp đón nào bộc phát một cách tự nhiên như thế ở Việt Nam, kể cả cho các vị lãnh đạo Việt Nam và khối xã hội chủ nghĩa. Có thể làm một tiên đoán không sai rằng cảm tình mà dân chúng Việt Nam đã dành cho ông Clinton nồng hậu hơn nhiều so với ông Putin khi ông này sang thăm Việt Nam vào năm tới đây.

Và ông Clinton đã đối đãi một cách rất lịch sự, có văn hóa với Việt Nam. Hai bài diễn văn đọc tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Phủ Chủ tịch, đã được khảo cứu rất công phu, cho thấy ông Clinton - nếu không rất am hiểu thì cũng có công tìm hiểu công phu - về về lịch sử, văn hóa, văn học, và sở thích của người Việt Nam. Bài diễn văn được soạn thảo rất lịch sự. Chẳng hạn như khi đề cập đến các vấn đề tế nhị như nhân quyền và dân chủ, ông dùng cụm từ "Theo kinh nghiệm của chúng tôi" thay vì [ông cũng có thể] nói "Chúng tôi cho rằng". Ông còn nhấn mạnh là ông không có ý áp đặt những ý tưởng này lên nước chủ nhà. Tưởng không còn lời lẽ nào lịch sự và khéo léo hơn!

Đáp lại những lời ngoại giao và tích cực của ông Clinton, ông Lê Khả Phiêu, thay vì nhìn về tương lai, lại lải nhải những luận điệu giáo điều cũ rích, những cụm từ "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", như đòi hỏi nhân dân các nước khác phải tôn trọng quyền lựa chọn của dân Việt Nam. Lựa chọn nào" Theo ông Phiêu, đó là: "Chủ nghĩa xã hội là tương lai của Việt Nam." Thực ra, dân Việt Nam có bao giờ chọn chủ nghĩa này; sự kiện dân chúng nồng nhiệt chào đón ông Clinton là một cách từ chối hùng hồn cho những gì ông Phiêu nói. Quả vậy, so với những lời nói có văn hoá của ông Clinton, những lời phát biểu của ông Phiêu cực kỳ trơ trẽn, lạc điệu, vô duyên, và là một vết nhơ trong văn hóa ngoại giao Việt Nam. Những ai còn quan tâm đến Việt Nam ắt phải cảm thấy xấu hổ cho ông Lê Khả Phiêu khi ông tỏ thái độ hằn học, thiếu văn hóa, mất lịch sự đối với một người khách quí và có thiện cảm với Việt Nam như ông Clinton. Hình như ông Phiêu không học được phong cách ngoại giao lịch thiệp khôn ngoan của người tiền nhiệm là ông Hồ Chí Minh trong việc giao tiếp với người nước ngoài. Hi vọng ông Clinton nhận thức được rằng những gì ông Lê Khả Phiêu nói không đại diện cho dân Việt, không phản ánh văn hóa hiếu khách của người Việt.

Nhưng qua thái độ của ông Lê Khả Phiêu, người ta cũng có thể nhìn một cách tích cực hơn: Tức là, so với những đồng nghiệp có học vấn của ông trong Chính phủ (như ông Phan Văn Khải) hay Quốc hội (ông Trần Đức Lương), những người tỏ ra rất lịch sự với khách, người ta sẽ thấy những giáo điều của Đảng trở thành quá lỗi thời, cần thay đổi. Và học vấn là vũ khí hữu hiệu nhất để thay đổi những giáo điều đó. Hi vọng rằng những người Việt trẻ tuổi mà ông Clinton đã tiếp xúc sẽ làm công việc cách tân đó.

Hơn 30 năm về trước (năm 1967), ông Hồ Chí Minh từng muốn có một cuộc viếng thăm chính thức của một tổng thống Mỹ, nhưng ước nguyện đó không thành. Ngày nay, Nhà nước Việt Nam có cơ hội trải thảm đỏ nghênh tiếp Tổng thống Mỹ và phái đoàn của ông ta sang thăm Việt Nam. Chuyến đi của ông Clinton do đó thể hiện sự quay trở lại của người Mỹ, và lần này với một thiện chí và hoàn cảnh tốt đẹp hơn lần trước.

Theo tiêu chuẩn của tự do dân chủ ngày nay, không ai phủ nhận rằng Việt Nam có vấn đề về chính trị. Nhưng sự không đồng ý với hệ thống chính trị của một quốc gia không có nghĩa là người dân trong quốc gia đó không cần được giúp đỡ hay quan tâm đến. Sự có mặt của ông Clinton, một lãnh tụ tinh thần của thế giới tự do, tại Việt Nam đã nói lên mối quan tâm đó. Ông Clinton đã đem lại một luồng gió mới cho Việt Nam, một niềm hy vọng cho giới trẻ Việt Nam, và thắt chặt mối bang giao giữa hai nước cũng như quảng bá Việt Nam cho thế giới bên ngoài.

Nguyễn Khiêm Sydney, Australia

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.