Hôm nay,  

Hiếu Tử, Trung Thần

24/03/200300:00:00(Xem: 4461)
Vương Tôn được bổ làm Thứ Sử Châu Ích.
Quan Thứ Sử trước đây làVương Dương. Lúc đi xét việc trị an trong hạt mình cai trị ở Hàng Châu, phải đi qua một con đường núi cheo leo và hiểm trở. Đã vậy lại nghe dân địa phương thổi đồn có Hổ Báo, nên trong lòng e ngại, mà bụng bảo dạ rằng:
- Thân ta do cha mẹ sinh ra, thì dù thế nào cũng thuộc về cha mẹ. Ta nỡ nào xông pha vào nơi gió cát - rồi lỡ đời tàn - thì biết lấy gì trả lại cho cha mẹ đây"
Nghĩ vậy, bèn gọi tả hữu lại, mà nói:
- Ta thấy trong người mõi mệt. Vậy các ngươi hãy ở tạm đêm nay, rồi mai kéo nhau về quê cũ. Chớ thân đau yếu mà xông vào sương gió, thì Hiếu đạo mai này lo tính được hay sao"
Tả hữu lấy làm mừng quá, bèn bốn cẳng ba chân lan truyền như vào mùa nước lụt. Lúc ấy, có Dương Chu là viên Tham tướng, đang… mở mang trí hóa với bạn bè. Nghe được tin kia, liền xốc lại áo mũ mà chạy đến trung quân, rồi hớt hãi thưa rằng:
- Tướng quân muốn thăm dân cho biết sự tình. Nay chỉ cách Hàng Châu có một ngọn núi, mà lại quay về, thì chuyện công kia bao giờ mới xong được"
Vương Dương bực mình gắt:
- Ta có đến thăm hay không, người dân vẫn sống. Chớ có phải vì ta không đến, mà họ chết cả đâu" Hà cớ chi ngươi lại ngăn này ngăn nọ" Vả lại, đối với gia tộc, Hiếu là quan trọng. Đối với quốc gia, Trung là cao quý. Ta từ nào tới giờ - vẫn cố giữ trọn hai đàng Trung Hiếu - nhưng đụng phải lần này, thì đành phải bỏ Trung. Chớ không thể ham Trung mà bỏ rơi con đường Hiếu đạo!
Đoạn, thở ra một cái rồi ào ào nói tiếp:
- Bất cứ làm việc gì, ta đều tự vấn lương tâm, để xem việc đó đáng làm hay không đáng" Có cái gì ta phải hổ thẹn hay chăng" Còn dư luâän của người đời ra sao, ta chẳng cần biết đến. Bởi ta nghĩ rằng: Phàm làm việc gì, là làm cho mình. Chớ chẳng phải cho ai, thì cần nghĩ đến hậu quả mần chi cho mệt" Nay ta thấy người không được phẻ, thì hạ lệnh ban sư. Chứ đáng chi đâu mà ngươi toan nói điều Trung nghĩa"
Dương Chu nghe thế. Mặt tím ngắt, mới vội khom lưng xuống mà đáp rằng:
- Trong phút bốc đồng, tôi nói vậy thôi. Chớ tự thâm tâm, vẫn quyết nghe lời tướng quân hết thảy!
Rồi cáo biệt ra về mà lòng buồn rười rượi. Chợt gặp Hoa Hâm từ xa đi tới. Chưa kịp hỏi han, đã nghe Hoa Hâm nói rằng:
- Vương tướng công hạ lệnh ban sư. Ông có biết không"
Dương Chu rầu rĩ đáp:
- Cũng vì chuyện đó mới ra nông nỗi này!
Hoa Hâm nghệch mặt ra như vừa cung trăng rớt xuống. Chưa kịp nói năng, đã thấy Dương Chu nắm tay lôi về bản bộ, rồi bên dĩa mồi đang còn nghi ngút khói, mới chợt nghe Dương Chu trải phơi niềm tâm sự:
- Đã là đấng trượng phu, thì bất luận là việc gì, đã có gan làm tất phải có gan chịu. Có gan nói ra việc mình đã làm. Huynh có đồng ý như vậy chăng"
Hoa Hâm thật thà đáp:
- Cái đó còn tùy người. Tùy trường hợp. Mà giả như người ta không nói được. E còn có chỗ khó khăn. Hà cớ chi lại ép người nói toạc"
Dương Chu hổng chịu, liền đem chuyện Vương Dương ra mà kể. Kể xong, mới ghé miệng vào tai của Hoa Hâm, mà khe khẽ nói rằng:
- Vương Dương lấy chữ Hiếu để che đậy cái tà ở bên trong. Ai không biết chớ Chu này quá rõ!
Đoạn, há miệng ra mà cười. Cười xong, mới vỗ vai Hoa Hâm một cái, rồi thận trọng nói rằng:
- Hiện tại, Hoa huynh đang ôm một trời hoài nghi. Nếu đệ không tát cạn nước giếng, để huynh trông thấy đáy, thì khó lòng mà tin đặng!
Hoa Hâm chưa kịp nói gì, đã nghe Dương Chu ào ào tiếp nối:
- Mẹ của Vương tướng quân ở Ích Châu. Không xa phủ Thứ Sử là mấy. Vậy mà được mấy khi Vương Dương về hầu hạ, hoặc an ủi tuổi già, hay lui tới trông nom những lúc Hè qua Đông đến" Thế mà bất luận việc gì, cũng đem Hiếu đạo ra mà kể. Làm như ở cõi nhân sinh, chỉ có riêng ta biết… chuối ba hương nó bùi nó ngọt.
Nói xong, liền cầm ly rượu. Ực một cái, rồi khoan khoái nói tiếp:
- Người đàn ông chỉ được hai ngày sung sướng nhất. Một, là ngày lấy vợ. Hai, là ngày vợ chết. Vương Dương chưa nếm được nỗi sung sướng đó - nên sợ cảnh cheo leo - Chớ chẳng phải Hiếu hung gì hết cả"
Ngày nọ. Vương Tôn đến thay Vương Dương làm Thứ Sử Ích Châu. Được đâu ít hôm, lại tính chuyện đến Hàng Châu, bèn gọi bọn quan lại tới, mà hỏi rằng:
- Có phải trước đây Vương Dương dự định đến Hàng Châu, mà vì bạo bệnh, không đi được đó chăng"
Bọn quan lại cười, đáp:
- Dạ! Không phải! Chỉ vì Vương Dương thấy đường nhỏ hẹp, thêm vách núi cheo leo, nên mượn chữ Hiếu mà phủ che cái nhút nhát của mình.
Vương Tôn nhíu mày đi một chút, rồi thận trọng nói rằng:
- Phàm đã là người, thì cái thân ta không phải là của ta. Lúc nhỏ, là thân của cha mẹ. Lúc lớn, là thân của quốc gia. Lúc già, là thân của hậu thế trông xem vào đấy. Vậy, lúc ta đã ra làm việc nước, là chính lúc thân ta thuộc về quốc gia. Ta há lại còn tiếc, mà không làm trọn vẹn nghĩa vụ của ta đối với quốc gia hay sao" Đã đem thân phụng sự tổ quốc, thì tổ quốc phải để trên hết, mà xét cho kỹ - thế cũng là Hiếu lắm - bởi mẹ cha cũng kỳ vọng như thế kia mà!

Đoạn, cho lệnh chuẩn bị hai hôm nữa lên đường đi Hàng Châu. Vợ của Vương Tôn là Hàn thị. Nghe vậy, mới bảo dạ rằng:
- Mọi việc đều thấy trước được mà can ngăn. Ấy là người trí. Một lòng vì xã tắc non sông. Ấy là người trung. Không tránh lúc hoạn nạn. Ấy là người dũng. Liều thân vì trăm họ. Ấy là người nhân. Nay chồng ta vì an nguy của thiên hạ - mà quyết dấn mình vào chổ cheo leo - thì xét ra chẳng chê cái gì hết cả. Có điều, vì bách tính mà chịu hy sinh, thì chữ phu thê mần răng mà dính được"
Chừng khi cơm nước xong, Hàn thị mới đưa lên một chén chè thạch, rồi nũng nịu mà nói với chồng rằng:
- Thiếp có nghe ngàn xưa hay nói: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Nay chàng lại tính đổi thay điều xưa cũ. Thử nghĩ có nên chăng"
Vương Tôn dịu dàng đáp:
- Đã là bậc trượng phu, thì không thể từ bỏ trách nhiệm của mình, mà giả như có chịu thiệt thòi đôi phần đi chăng nữa - thì cũng phải chơi luôn - Chớ không thể úy tử tham sanh mà sinh điều không đặng! Đó là chưa nói sống yên hàn thái quá, thì chí cả nhụt cùn uổng mất cái hùng đi, rồi biết khi mô mới làm nên điều đại sự" Chứ chỉ biết bo bo cho thân mình to béo - thì ý nghĩa đời thường - Biết khi nào mới hiểu thấu được đây"
Hàn thị chợt đứng lên khép cửa lại, rồi khi biết chắc chẳng còn ai quanh quất, mới kề cận tai, mà khẽ nói với chồng rằng:
- Dân ở Hàng Châu. Chàng không đến người ta vẫn sống. Chàng đến rồi người ta vẫn sống nhăn. Chớ có chết mống mô mà chàng ngần với ngại" Thiếp chỉ thắc mắc chàng thông minh thế đó. Sao bỏ phí thân mình giữa chốn rừng hoang, rồi lỡ có cái chi mần răng chàng hối kịp"
Vương Tôn nhìn vợ một chút, rồi khẳng khái nói rằng:
- Từ ngày khôn lớn đến nay, ta thường hay ước nguyện, là: Phải sống làm sao, để trên không thẹn với Trời. Dưới không thẹn với Đất. Giữa không thẹn với... hiền thê - thì dầu tới số phải hy sinh - ta cũng gật đầu khứng chịu!
Qua ngày mai. Vương Tôn gọi bọn sĩ tốt đến, mà phủ dụ rằng:
- Các ngươi theo ta đi Hàng Châu, để thăm dân cho biết sự tình, thì đây là điều các ngươi phải nhớ. Thứ nhất. Đường xá xa xôi, lại thêm phần cách ngăn hiểm trở. Vậy, các ngươi vừa đi vừa xây dựng. Chỗ nào rậm rạp thì phát quang. Chỗ nào có nước thì bắc cầu. Cốt làm sao cho trăm họ hưởng thêm nhiều phúc lợi. Thứ hai. Đến Hàng Châu, có nghĩa là các ngươi đem niềm vui cho bá tánh. Vậy, cần phải mang theo rượu thịt trống đàn, để mạnh dạn hát ca, thì mới đủ hăng say cố công phần trách nhiệm. Thứ ba. Nếu chẳng… may vướng tình nhi nữ, thì ta sẵn sàng tác hợp giữa đôi bên. Chớ nhất quyết không khó khăn gì hết cả!
Bọn sĩ tốt nghe vậy. Khoái mờ con mắt, nên bụng dạ reo vui như vào mùa mở hội. Một hôm, đến đường núi cheo leo, Vương Tôn mới dừng ngựa lại, mà hỏi sĩ tốt rằng:
- Có phải con đường này, là con đường quan Thứ Sử Vương Dương sợ, mà chẳng đám đi không"
Bọn sĩ tốt đáp:
- Dạ phải!
Vương Tôn liền hạ lệnh... tới luôn, rồi quay lại nói với tả hữu rằng:
- Vương Dương là Hiếu tử. Còn ta là Trung thần.
Một thời gian sau, Vương Tôn trở về Ích Châu, khiến trăm họ khóc mờ đôi mắt. Đã vậy đường đi lại dễ dàng. Đời sống sung túc, nên đâu đâu cũng nghe tiếng hò câu hát, cùng sự nô đùa giòn giã của trẻ thơ.
Rồi một hôm đánh dấu ngày đoàn tụ, Hàn thị mới làm mấy món nhậu đưa lên, đặng cùng phu quân tỉ tê bên chén tình chén nghĩa. Được đâu một chặp, Hàn thị mới âu yếm mà nói với Vương Tôn rằng:
- Đời người ngắn ngủi, mà chàng làm được việc hữu ích như thế này - thì lỡ có… chết đi - hẳn thiếp cũng vui lòng lắm vậy!
Vương Tôn bỗng cười khan một tiếng, rồi chẳng chịu nói gì. Hàn thị lấy làm lạ, mới thắc mắc hỏi tràn:
- Thiếp nói lời chính chắn. Hà cớ gì chàng lại như ri, khiến thiếp đang vui bỗng ra chiều tắt lịm"
Vương Tôn bèn khoát tay đuổi tả hữu ra, rồi thì thầm với vợ:
- Đạo làm quan, là phải biết cái gì đáng nói. Việc gì đáng làm. Chớ không thể khơi khơi mà yên hàn mãi được!
Hàn thị ngớ ra chẳng hiểu gì hết cả. Chưa kịp hỏi han, bỗng nghe Vương Tôn nhẹ nhàng nói tiếp:
- Ở đời, chỉ có Trung và Hiếu là quan trọng. Vương Dương mượn chữ Hiếu, để bảo toàn tính mạng, thì ta không thể làm y thế được. Buộc lòng ta phải chọn chữ Trung. Chớ thật ra chẳng phải yêu nước yêu non gì ráo trọi. Ta lại biết đường đi hiểm trở. Hổ Báo lại nhiều, nên cho sĩ tốt vừa đi vừa nhậu. Đã vậy lại khuyến khích toàn quân ca hát, nên thú dữ dẫu nhiều cũng khăn gói chạy xa, thành thử cứ ngang nhiên tới bờ là như dzậy…
Đoạn, nốc vào hớp rượu, rồi gật gù nói tiếp:
- Sống, mà muốn cho người ta biết mặt, thì phải tạo cho mình nhiều lớp áo, đặng thay đổi theo mùa cho kịp thị hiếu của người ta, thì mới mong tuổi tên đi vào mai hậu. Chớ cứ chân chất… lòng răng phang rứa - thì dẫu hết đời - cũng chẳng thể nào khoan khoái được đâu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.