Hôm nay,  

1.3 Tỉ Dân Hoa Lục Là Hiểm Họa Hay Aân Nhân Đông Nam Á?

14/02/200400:00:00(Xem: 4888)
Chuyện cán cân thương mãi của Hoa Kỳ thiếu hụt hơn 100 tỷ đối với Trung Quốc trong năm nay là một chuyện mà ai cũng biết mặc dầu hiện nay với 1 tỷ 3 dân số, Trung Quốc (TQ) là một thị trường lớn nhất trên thế giới. Hiện nay TQ là một thị trường béo bở nhất đối với các quốc gia Á Châu, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Phi Luật Tân, Nam Dương hay Thái Lan.
Mặc dầu năm rồi các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhất Bản và Âu Châu bực bi về việc TQ xuất cảng qua các nước ấy hơn 438 tỷ hàng hóa, đưa tới việc phải mở những cuc thảo luận giữa các quốc gia liên hệ, thì trái lại ở Đông Nam Á, người ta lại hoan hỷ mà nhận thấy rằng TQ đã nhập cảng của họ hơn 413 tỷ hàng hóa đủ loại.
Năm rồi, số xuất cảng của Malaysia, Phi Luật Tân, Thái Lan và Singapore qua TQ đã tăng lên 50% so với năm trước, làm cho các quốc gia này không cxòn xem TQ là một tai họa cho họ. Trái lại TQ đối với họ là miền đất hứa với nhiều triển vọng, và họ cũng không quên rằng nền kinh tế của họ sẽ bị nhiều ảnh hưởng nếu nền kinh tế suy sụp. Ngoài ra họ cũng có một lo ngại khác là một khi TQ sản xuất được - và chắc chắn là như vậy - những sản phẩm hoàn chỉnh thì thị trường Hoa Kỳ, Âu Châu hay Nhật Bản không còn là mảnh đất riêng của các quốc gia Đông Nam Á với tiền nhân công rẻ tiền như hiện nay nữa.
Hiện nay thì vấn đề lớn nhất của các quốc gia ĐNA là làm thế nào để cung ứng các nhu cầu của nền kỹ nghệ đang lên của TQ, luôn luôn đòi hỏi nhiều vật liệu. Trong tháng 9 đầu năm 2003, TQ đã mua hơn 15 tỷ mỹ kim máy móc và trang bị vận tải của ĐNA, 70% nhiều hơn cùng giai đoạn đó của năm trước. Các nhập cảng của TQ về khoáng sản, dầu ăn, chất hóa học, chất nhựa và cao su đã tăng lên tới 6 tỷ 4, nghĩa là 50% so với năm trước. Ông Yong Chin Fatt, tổng giám đốc công ty IOI ở Malaysia, có nhiều đồn điền cây cọ dừa sản xuất dầu ăn, tuyên bố rằng ông phải lo đối phó với các nhu cầu mới mỗi lúc mỗi lớn của TQ. Ông nói: "Chúng tôi không còn xem TQ như là sự hăm dọa mà là một kẻ cứu vớt chúng tôi".
Một nhà kinh doanh khác, ông Sarasin Pokphand, giám đốc một tổ hợp nuôi gà, là tổ hợp đầu tiên đầu tư việc nuôi gà ở TQ, đã có lúc lo ngại rằng ĐNA sẽ bị tràn ngập bởi những hàng hóa rẻ tiền của TQ, nay lại có ý kiến khác. Ông nói: "Nếu chúng ta làm cho người TQ giầu có hơn, họ sẽ muốn có những gì kẻ khác muốn. Các ông có thể tưởng tượng khi 1 tỷ 3 người muốn ăn giống như người Mỹ ăn, thì tình hình sẽ như thế nào không" Chắc chắn là trên khắp thế giới không đủ gà vịt cho họ".
- Sẽ là một sự cạnh tranh nguy hiểm
Xem như thế thì hiện nay đối với các quốc gia ở ĐNA thì TQ là một thị trường tiêu thụ béo bở, vì những sự nhập cảng của TQ đã lên tới từ 20 tới 30% tổng số xuất cảng của các nước Malaysia, Thái Lan và Singgapore. Nhưng về lâu dài nhiều nhà kinh tế học cho rằng TQ sẽ là một đối thủ nguy hiểm cho các quốc gia ĐNA với việc TQ dần dần có thể xuất cảng những sản phẩm thuc địa hạt tiến b và do đó sẽ có thể xuất cảng với một giá rẻ hơn qua những nước hiện đang nhập cảng hàng hóa của các quốc gia ở ĐNA.

Ví dụ như sự xuất cảng của Malaysia đã tăng lên 54% trong 9 tháng đầu năm 2003, nhưng tổng số xuất cảng của Malaysia đứng yên tại chỗ. Hoa Kỳ đã mua nhiều sản phẩm của TQ hơn là của Malaysia, từ máy vi tính cho tới tơ sợi.
Về phần Thái Lan thì mặc dầu họ đang hoan hỷ với gạo lúa thơm của họ, nhưng theo ông Vichai Sripasert, chủ tịch nghiệp đoàn xuất cảng gạo thơm, thì lo ngại rằng chiều hướng có thể thay đổi. Ông nói: "TQ là một sự hăm dọa lớn vì kỹ thuật trồng lúa của TQ sẽ tiến b hơn Thái Lan. TQ có một hệ thống dẫn thủy nhập điền tốt và đầu tư nhiều trong kỹ thuật tìm giống lúa tốt."
Chỉ ít năm trước đây, trước khi có khủng hoảng tài chánh năm 1997 và 1998, ĐNA là nơi mà các nhà đầu tư ưa thích nhất. Nhưng từ đó về sau họ chú trọng tới TQ nhiều hơn, vì 1 tỷ 3 người là một thị trường tiêu thụ lớn để cho họ đầu tư có lợi hơn. Chỉ trong hai năm vừa qua, đã có hơn 100 tỷ mỹ kim được đầu tư ở TQ. Phần lớn các cuc đầu tư đó nhắm vào việc cải thiện các vấn đề kỹ thuật cho TQ, nên đã chia sẻ bớt phần dành cho Nam Hàn, Đài Loan hay Malaysia. Ông Sompop Manarungsan, một nhà kinh tế của viện đại học Chulalongkom ở Bankok tuyên bố: "Chúng ta càng xuất cảng nguyên liệu và máy móc của chúng ta sang TQ nhiều bao nhiêu thì khả năng của TQ xuất cảng sang các đệ tam quốc gia các thành phẩm của họ nhiều bấy nhiêu."
Để tránh việc cạnh tranh về giá cả với TQ, các nhà lãnh đạo ĐNA cho rằng để duy trì địa vị của mình trong việc cung cấp cho thế giới, họ phải nâng cao tiêu chuẩn sản xuất và chuyển sang việc sản xuất hàng hóa có chất lượng kỹ thuật cao. Một ví dụ cụ thể của tinh thần đó là đảo Penang hiện nay đang trở thành nơi sản xuất máy vi tính giống như vùng Thung Lũng Hoa Vàng ở Bắc California. Một số lớn sản phẩm của Intel cũng như của Dell bán ở Hoa Kỳ đều được sản xuất tại đây. Bây giờ Penang còn là nơi đang phát triển sinh viên kỹ thuật đồng thời tích cực huấn luyện công nhân của mình. Ông Koh Tsu Koon, người phụ trách các vấn đề kinh tế của Penang, tuyên bố rằng ông rất tin tưởng ở địa vị của Penang trong nền kinh tế chung của thế giới. Tại tổng hành dinh của công ty Osram Opto, một chi nhánh của hãng Siemens AG của Đức, ông Yap Peng Hooi cho biết rằng sự phát triển của TQ có lợi cho công ty của ông. Trong khi TQ ráp nhiều máy vi tính trên thế giới, các b phận rời máy vi tính của công ty Osram chế tạo được gởi sang bán cho TQ.
Các giới quan sát về tình hình kinh tế ở Á Châu cho rằng dù muốn dù không, hiện nay TQ vẫn phải mua nhiều máy móc, nguyên liệu của Á Châu, nhất là của Nhật, Đại Hàn và Đài Loan. Sắt và thép để xây các cao ốc ở TQ là từ Nhật và Đại Hàn đưa qua. Nhưng để tồn tại và phát triển, việc cạnh tranh giữa các quốc gia là chuyện bình thường và có như vậy mới có tiến bộ. Họ hy vọng rằng TQ sẽ tư sản hóa nền kinh tế của mình nhiều hơn nữa để có thể góp phần xây dựng một nền kinh tế chung cho thịnh vượng của thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.