Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

02/12/200100:00:00(Xem: 4951)
Ông K.T.S. Nguyễn Ngọc Dung:" Chân thành cảm ông đã có nhã ý gửi cho Sàigòn Times bài viết: Một góc Phan Lạc Phúc của "Bè bạn gần xa". Tòa soạn sẽ trân trọng trao bài viết của ông cho nhà văn Phan Lạc Phúc, để qua đó, tác giả sẽ hiểu thêm về chính mình qua nhãn quan của "bè bạn".

Ông Hoàng Lâm:" Tòa soạn đã nhận được hai bài viết, bài Những lời khen chê, và bài Ta nhất định thắng lợi của ông. Ông đã có những nhận xét rất đáng chia xẻ và có nhiều điểm đồng cảm đặc biệt với anh em trong tòa soạn. Chúng tôi, và nhất là Hữu Nguyên, rất muốn được hầu chuyện ông, qua điện thoại, hoặc trực tiếp, nếu ông cho phép.

Ông Phạm Hổ:" Những điểm ông đưa ra không phải là không hợp lý. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi e rằng, những điểm hợp lý đó không hợp thời. Nói ra, e rằng sẽ tạo nên những ngộ nhận, những xung đột mới. Còn ý kiến của ông về nhân vật "khờ khạo" đó, thiết tưởng, ông nên trực tiếp trò chuyện hoặc viết thư trao đổi với ông ta thì tốt đẹp hơn. Bản thân Sàigòn Times luôn luôn nghĩ đó là chuyện đáng tiếc và đáng buồn nên muốn vĩnh viễn đẩy chúng vô bóng tối.

Ông Trương Văn Hải, Nguyễn Văn Tuấn & Chị Jane Nguyen:" Cảm ơn sự nhắc nhở của qúy vị, và chúng tôi xin thưa: Bài 10 điểm bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Sàigòn Times còn 3 kỳ nữa; Bài về cuộc bầu cử BCHCĐ đáng lẽ cũng còn nhiều kỳ, trong đó có phần viết về sự thất lạc danh sách 542 cử tri, cùng những bài học cần rút tỉa; Và truyện dài Đường Cong Tội Lỗi cũng sẽ được tiếp tục; Tuy nhiên, vì hiện tại anh em trong tòa soạn quá bận, và một phần vì lý do sức khỏe của những tác giả cộng tác nên những bài viết đó phải tạm ngưng... Tạm ngưng nhưng có thể tiếp tục bất cứ khi nào thấy thuận tiện và cần thiết. Tòa soạn xin xác nhận với qúy vị cùng qúy độc giả, không hề có bất cứ áp lực nào hay bất cứ thỏa hiệp nào khiến Sàigòn Times phải ngưng những bài viết đó.

(Việt Báo xin phép các anh bên Saigon Times để được cắt bỏ 2 ý kiến độc giả nói về nhà văn Nhật Tiến vì lý do tế nhị đối với một số cơ sở truyền thông đồng nghiệp tại Quận Cam, California. Tiếc là trường hợp có toàn ý kiến chống, nếu có thêm ý kiến bênh vực thì sẽ quân bình hơn, và thuận tiện đăng tải hơn.)

*
Bỏ chó chết đói bị tù là phải!
Linda Tran - Syd.Uni - NSW

Đọc tin "Cô gái có thể bị tù vì bỏ chó chết đói" (Sàigòn Times 23/11, P.8) cháu thấy bỏ tù cô ta là phải. Mình là người có kiến thức, không ai bắt mình phải nuôi pet. Nhưng đã nuôi thì phải có trách nhiệm. Chứ nuôi pet mà lại ăn thịt nó hay bỏ nó chết đói thì thật vô lương tâm. Cháu đồng ý là ở Việt Nam, ba má, ông bà mình đói thì mình phải nuôi pet để ăn thịt. Nhưng sống ở bên Úc này, dinh dưỡng vitamin đầy đủ, đâu có thiếu gì mà phải ăn thịt pet thì thật là tàn nhẫn. Cháu nhớ trước đây đọc báo thấy có nói ở Mỹ trong một vụ xử ly dị, chánh án tòa án gia đình tuy chấp thuận cho hai vợ chồng Carla và Tony được quyền ly dị nhưng cả hai phải chấp thuận điều kiện tiếp tục duy trì hạnh phúc cho hai con chó trước đây hai vợ chồng đã nuôi. Cháu nhớ là khi đó, mặc dù bà Carla giành quyền giám hộ và nuôi nấng cả hai con chó mà bà qúy như con, chánh án Dennis Quillin vẫn bảo là quyền giám hộ và cấp dưỡng đối với hai con chó sẽ là quyền chung của cả hai vợ chồng. Rồi các chú có biết sao không, theo lệnh của chánh án, Carla và Tony mỗi người sẽ được quyền sở hữu một con chó trong thời gian sáu ngày mỗi tuần. Riêng ngày chủ nhật, mỗi người sẽ thay phiên được quyền sở hữu cả hai con chó trong thời gian bốn tiếng đồng hồ. Cháu thấy người Mỹ, Úc họ biết qúy chó qúy mèo như vậy nên họ sướng là phải.

*
Những cái tên thật kêu của những kẻ thiếu can đảm!
Nguyễn Văn Cún - Sydney NSW

Tôi tên Cún. Cha mẹ đặt sao tôi để nguyên. Sang Úc họ phát âm tên của tôi nghe còn tệ hại và rùng rợn nữa, nhưng tôi bất cần. Nay thì họ rất nể tôi. Tôi viết thư này vì cũng muốn nói vài dòng về cái tên. Tôi đọc số báo tuần trước, trung tuần tháng 11, thấy có 4 cái tên rất kêu: Nguyễn Trung Trực ở Villawood, Lê Công Tâm ở Campbeltown, Nguyễn Trực Ngôn không biết ở đâu, và Lê Tâm Đức cũng không biết ở đâu. Tuy 4 tên khác nhau nhưng xem ra cả 4 tên đó đều có vẻ cùng muốn bàn ra, bàn vô chuyện xây cất Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng. Theo như qúy báo trình bầy (tức là ông Hoàng Tuấn viết đó mà) thì hai cái tên Nguyễn Trực Ngôn và Lê Tâm Đức là hai tên nặc danh. Còn Nguyễn Trung Trực và Lê Công Tâm thì là tên thật, hay bút hiệu của một người có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng mà qúy báo đã biết. Nhưng không hiểu sao đọc những tên đó tôi cứ bị ám ảnh, Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Trực Ngôn là một, và Lê Công Tâm và Lê Tâm Đức cũng là một. Mà biết đâu có thể cả 4 tên đó là một người, hay của một nhóm người" Có bao giờ qúy vị nghĩ rằng, cũng một người, lúc thì mặc áo cà sa, lúc lại mặc áo giấy không nhỉ" Hay qúy vị có bao giờ nghĩ, cũng một nhóm người, họ có hai chiếc áo, một chiếc cà sa, một chiếc áo giấy, thay phiên nhau mặc đề hù thiên hạ và ném đá giấu tay" Vì tôi cũng biết chút ít về những người này nên viết thư này, nhờ qúy vị đăng báo để họ muốn tốt muốn lành thì nên dẹp ngay cái trò quậy phá của họ lại. Bằng không, tôi sẽ đưa ra cả bút tích lẫn âm mưu, lúc đó thì quê mặt cả đám với nhau. Tôi ở Sydney, không động chạm gì đến ai, vậy mà cũng nhận đủ loại email chửi bới hạ cấp, ngôn ngữ đá cá lăn dưa, nhưng ký tên thì toàn Công Tâm, Trung Trực, Trực Ngôn, Băng Thanh, Trúc Tùng... Đúng là cái tên không làm nên thầy tu!

*
Not everyone who drops shit on you is your enemy!
John Nguyen - Footscray VIC

Sau khi đọc báo hai tuần qua, tôi vừa bực vừa tức cười trước việc làm của những vị có danh mà không có thực. Sống ở bên Úc này có tự do, dân chủ mà xem ra những vị đó vẫn không học hỏi được điều hay, lẽ phải của thiên hạ, vẫn cứ khư khư đem ba chuyện dốt nát hù dọa thiên hạ, chụp nón cối vô người này người nọ để được ghế cao ngất ngưởng ngồi. (...) Tha lỗi cho tôi phải nói vậy. Nhân đây xin chép mấy câu chuyện của người tây (xin qúy báo giữ nguyên tiếng Anh thì mới thú) để qúy độc giả ngẫm nghĩ coi xem có khôn hơn được tí nào không. Chuyện thứ hai (chuyện thứ nhất đã đăng trong số trước) như thế này: A little bird was flying south for the winter. It was so cold, the bird froze and fell to the ground in a large field. While it was lying there, a cow came by and dropped some dung on it. As the frozen bird lay there in the pile of cow dung, it began to realize how warm it was. The dung was actually thawing him out! He lay there all warm and happy and soon began to sing for joy. A passing cat heard the bird singing and came to investigate. Following the sound, the cat discovered the bird under the pile of cow dung and promptly dug him out and ate him!" Đó, câu chuyện ngụ ngôn là thế. Vậy bài học của câu chuyện là gì" Thưa có 3 bài học: 1) Not everyone who drops shit on you is your enemy. 2) Not everyone who gets you out of shit is your friend. 3) And when you're in deep shit, keep your mouth shut!

*
Xin Ks Hùng đừng bôi bác người cùi người hủi!
Vũ Huỳnh - Perth WA

Đọc bài viết có tên là "Cần vạch mặt chỉ tên những tên làm báo trở cờ!" kẻ hèn mọn này thấy ông Kỹ sư Hùng ở vùng Canley Vale viết bài chửi tên ký giả trở cờ bợ đít cộng sản Nguyễn Tường Phong về VN dám viết bài bảo cả nước VN bây giờ sáng rủ nhau uống cà phê, tối rủ nhau đi nhậu. Tường Phong đúng là một thằng cầm viết bố láo, đáng nọc ra đánh đòn như đánh Đổng Trác. Vì vậy thấy ông KS Hùng chửi như vậy, những thằng hèn làm hãng chúng tôi xin vỗ tay hoan hô ông. Tương lai có dịp lên Sydney thế nào cũng mời ông nhậu một bữa. Nhưng đọc đến đoạn cuối, ông Kỹ sư Hùng lại đem ví von thằng phản tặc Tường Phong "là Phong đòn gánh, phong cùi, phong hủi", thì chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với ông Kỹ sư Hùng chút nào. Người phong cùi, phong hủi chẳng qua là bị bệnh ngoài da, bệnh thể xác. Họ là những người đáng thương về bệnh tật, nhưng tâm hồn của họ thì cao qúy gấp trăm ngàn lẫn lão nhà báo Tường Phong. Vì vậy đem ví von nhà báo Tường Phong với "phong cùi phong hủi" là một sự nhục mạ, một sự kỳ thị đối với những người mắc bệnh cùi, hủi nan y.

*
Trả lời thắc mắc của bốn thanh niên trẻ
Nguyễn Hạnh - Sydney NSW

Đọc báo Sàigòn Times số tuần rồi thấy có bốn em Vinh, Hùng, Toàn, Tuấn, ở Barthurst NSW, có vài thắc mắc nên tôi chẳng ngại mình dốt nát xin viết vài dòng thế này. Đầu tiên là chuyện bắt gà để mưu sinh thoát hiểm, ta phải nói là không phải quân trường dậy người lính đi ăn cắp gà, mà chỉ dậy người lính cách bắt gà, vịt, chó mèo sao cho nó khỏi kêu. Một người lính trong thời chiến hay thời bình, cũng phải được học cách mưu sinh thoát hiểm nếu chẳng may bị lọt vào vùng địch. Trong những cách mưu sinh thoát hiểm có cách bắt gà qué trong vùng địch làm sao để địch không phát hiện. Chuyện thứ hai, Nam Hàn và Nhật Bản là hai quốc gia thuộc vùng Đông Á, hay gọi theo lối gọi của người Tây Phương thì là vùng Viễn Đông. Vì người Tây họ coi họ là trung tâm điểm của trái đất nên Nam Hàn và Nhật ở tận phía đông xa xôi, chứ với người Việt mình thì hai quốc gia đó ở về phía đông nhưng đông gần xịt. Còn Cựu Kim Sơn, California thì mới là Viễn Đông. Còn Ả Rập, với người Việt mình, mình phải gọi là vùng Trung Tây mới đúng vì nó ở về hướng tây mà. Còn gọi đó là Trung Đông là gọi theo lối của người Tây. Chuyện thứ ba, đại tướng Dương Văn Minh khi làm tổng thống tuyên bố đầu hàng, ổng chỉ có ra đài phát thanh tuyên bố chứ không có chuyện xuống tàu hải quân bắt phải chạy đến Mã Lai bao giờ. Ngoài ra, có một số câu hỏi khác, tôi không biết nên không dám lạm bàn. Xin được chấm hết ở đây.

*
Lại chuyện lưỡng giống!
Gs Nguyễn Đình Hải - Canberra ACT

Thưa chư vị! Tôi ngạc nhiên và thích thú lắm khi đọc báo Sàigòn Times. Nhưng thú thật là không ngờ khi thấy có một số vị bàn về chuyện lưỡng giống trong ngôn ngữ cũng như trên phương diện khoa học. Vì vậy, tôi xin đóng góp chút ít với những kiến thức hạn hẹp của tôi. Hy vọng, không dám múa rìu qua mắt thợ, hay làm chuyện vẽ rắn thêm chân. Theo như sự sưu tầm của tôi thì trong các loài, ngoài thực vật không nói làm gì, với động vật, thì cá là giống có nhiều loại lưỡng giống. Tôi lấy thí dụ như cá Crepidula Fornicata chẳng hạn. Đặc tính của loài cá lưỡng giống Crepidula Fornicata là cuộc sống của chúng chia làm hai giai đoạn đực cái. Khi còn ở trong trạng thái của giống đực, chúng sẽ chu du nay đây mai đó ở vùng bắc Đại Tây Dương. Đến thời kỳ động đực để thụ giống, chúng sẽ dừng lại để tự giao hoan. Trạng thái này tương tự như thủ dâm vậy. Sau khi tự giao hoan, giống Crepidula Fornicata sẽ bị mất dương vật và dần dần tự phát triển để trở thành giống cái với những đặc tính cho phép nó thụ thai, mang bầu và sinh đẻ. Rồi một loại cá lưỡng giống thứ hai là cá Labroides Dimidiatus. Cá này lưỡng giống rất kỳ bí giống như vợ cả vợ bé của mình vậy. Thoạt khởi, chúng sống quây quần thành gia đình bên cạnh những con cá khổng lồ và sống nhờ ở việc "xỉa răng, lau chùi dọn dẹp mang, miệng" của những con cá lớn. Mỗi gia đình của cá Labroides Dimidiatus thường có một con cá đực và từ hai cho đến năm con cá cái. Những con cá cái này đều là vợ trung thành của cá đực. Tất cả những con cá cái không những phục tòng con cá đực một cách tuyệt đối mà còn duy trì thái độ cư xử theo tôn ti trật tự trong chính nội bộ những con cá cái như vợ cả trên rồi đến vợ bé dưới. Cho đến khi con cá đực chết, con cá vợ cả sẽ tự biến bộ phận sinh dục trở thành con cá đực, để lãnh trách nhiệm chủ gia. Chỉ trong vài ngày lãnh trách nhiệm chủ gia, ả cá vợ cả sẽ dần dần tự biến dạng khiến cơ thể tự động phát triển những bộ phận của giống đực và trở thành một con cá đực hoàn chỉnh giống hệt con cá đực đã chết. Còn con cá vợ lẽ kế tiếp sẽ tiếp nhận ngôi vi vợ cả. Chu kỳ biến đổi này sẽ lại bắt đầu một khi con cá đực bị chết.... Qúy vị có thấy đời sống lưỡng giống kỳ bí và lạ lùng không" Đúng là hóa công, phải không!

*
Một vòng Âu Châu (Tiếp theo số 238)
Lâm Hữu Xưa - Vic

Đến trưa ngày 12/9 thì tôi đã có mặt ở Luân Đôn, nhận phòng và được báo thêm vài chi tiết để sáng mai nhập vào đoàn đi tours trong vòng 12 ngày, qua các nước như Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Áo, Đức và Hòa Lan. Tours này có tên là "European Experience".

Tắm rửa qua loa, tôi xuống phố tìm thức ăn; khá ngạc nhiên khi tình cờ nhìn thấy một bảng hiệu với hai chữ "Ha Long" nằm ở một góc đường cách khách sạn không bao xa. Dù là bảng hiệu không có dấu nhưng tôi đoán là của người Việt quả không sai, khi tôi bước vào...

Sau một vài câu Anh ngữ thông thường, tôi và anh người Việt giao dịch trong cửa tiệm đã nhanh chóng trao đổi những đàm thoại sơ giao. Khi anh biết tôi từ đâu đến, anh nói anh đã có dịp sang Úc một lần để thăm một người bạn ở Sydney. Cửa tiệm thật nhỏ nhưng gọn gàng, khách ra vào đều đặn. Tôi rất cảm kích tình đồng hương, khi mình đến ở một góc trời xa xăm mà vẫn còn trao đổi được bằng ngôn ngữ thâm sâu của riêng mình. Nhưng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng, vì người Việt mình phải lang bạt khắp nơi; đi tìm những giấc mơ được sống bình thường như bao nhiêu dân tộc khác; vốn bình yên, hạnh phúc trên quê hương của chính họ!

Bữa ăn hôm ấy tôi cố gắng nhưng rồi cũng đành bỏ mứa, vì trong người mệt mỏi tệ hại. Có lẽ do những giờ bay dài, xuyên qua nhiều múi giờ mà cơ thể mình chưa kịp thích ứng giữa ngày và đêm. Mặc dầu ao ước rất to lớn trong tôi, muốn được tận mắt nhìn thấy sông Thames, nào là Big Ben, cung điện của Nữ Hoàng, mộ bia của Karl Marx; và nhất là công viên Hyde Park ở đâu" Để trả lời cho một câu hỏi khi tôi vào vấn đáp Anh ngữ, Tú Tài 2 năm nọ, tại Hội Đồng Cần Thơ, tôi chỉ cần đừng bị zero là an toàn, vì tôi có thừa điểm viết. Thế mà tôi vẫn không lọt qua kỳ 1, vì không nhìn kỹ bản đồ đính kèm một bài học trong quyển L'Anglais par la conversation("!), lại cộng thêm chiếc áo sơ mi chim cò, làm tôi bị gẫy câu đầu và mất cơ hội để có hai câu tiếp. Chiếc áo mà tôi đã khẩn cấp mượn của một người bạn, thay cho cái áo trắng lấm bụi đường của tôi, để kịp giờ vào hạch miệng! Xin cho tôi được gọi về một kỷ niệm trên, trong những năm, tháng êm đềm, để tưởng nhớ người bạn ấy. Anh ta đi ngay vào Võ Bị, nhiều năm sau tôi gặp được một lần, và anh mãi mãi nằm xuống ở chiến trường Phú Quốc.

Sau khi ăn xong, tôi quyết định quay trở lại phòng ngủ, chỉ định ngả lưng một chút thôi. Không ngờ đến khi giật mình tỉnh giấc, thì trời đã tối, đã quá trễ cho tôi lang thang ở ngoài phố xá xa lạ! Mặc dầu không như New York về đêm, nhưng thôi đành không dám.

Sáng sớm, hôm sau 13/9, trên đường ra khỏi thành phố Luân Đôn, tôi mới biết mình đã thật sự đánh mất cơ hội rất hiếm có để biết và nhớ Luân Đôn. Tôi buồn như mình đã mất một tặng vật quí giá nhất trong tuổi thơ. Tôi đã đến tận nơi mà vẫn không nhìn thấy được những vang danh của thành phố sương mù muôn thuở! Tôi rời Anh với một tâm trạng luyến tiếc, ngẩn ngơ, biết đến bao giờ mới có cơ may trở lại!

Sau khi ghé lại trụ sở chính của Trafalgar để đón thêm vài người đồng hành và lấy tiền đổi cho từng du khách để tiêu vặt dọc đường. Mỗi người sẽ đổi tối thiểu là 200 Mỹ kim (hoặc 200 Úc kim) để lấy một số tiền tương đương bằng nhiều ngoại tệ của các nước mà mình sẽ đi qua. Tất cả số tiền từ 200 Mỹ kim; gồm có 500 Shillings Áo, 40 Francs Thụy Sĩ, 60 Marks Đức, 200 Francs Pháp, 70,000 Lire Ý, 75 Guilders Hòa Lan. Số tiền lẻ này để xài trong lúc xe dừng lại ở các trạm nghỉ ngơi ngắn hạn. Du khách cần mua báo chí, cà phê, bánh kẹo... hay xử dụng WC; vì hầu hết ở các nước Âu Châu các tiện nghi công cộng đều phải trả tiền. Ngoài ra, thường thì các mua sắm lớn, trả bằng thẻ tín dụng là tiện lợi hơn cả.

Từ Luân Đôn, đi về hướng Đông Nam, vượt qua một đoạn đường chừng 130km thì đến Dove, bến phà qua biển Manche để sang Pháp. Chung quanh bến phà là những thành vách đá cao vài mươi thước, bên trên có lâu đài rất cổ xưa. Khung cảnh rất hoang dã, nơi đây là cảnh chính trong phim Brave Heart, đã đưa Mel Gibson đến giải Oscar trước đây.

Xuống phà là chúng tôi giã từ người tài xế lái xe bên trái. Sang bên kia là Pháp, chúng tôi sẽ có xe bus khác và tài xế lái xe bên phải, để cùng chúng tôi đi suốt 12 ngày còn lại. Eo biển Anh-Pháp, rộng chừng 30km và mất độ 1giờ bằng phà, rộng lớn và tiện nghi, có cả nhân viên Di Trú làm việc trên phà, trước khi xuống phà phải trình thông hành, vì đi theo nhóm nên thủ tục chỉ sơ sài cho xong chuyện. Bên kia là Calais, địa danh đầu tiên mà chúng tôi bước chân vô nước Pháp. Chúng tôi bắt đầu làm quen với anh tài xế mới, anh ta tên Mark, người Áo, lái xe chuyên nghiệp cho hãng du lịch. Tôi lại chưa đề cập đến người hướng dẫn chúng tôi, bà ta tên là Janet, phải nói là một tours guider điêu luyện, 20 năm trong nghề. Chữ viết của bà khá ngoằn ngoèo, nhưng trình độ phổ thông rất là uyên bác. Bà thuộc từng địa danh với nhiều chi tiết rất ngoạn mục. Những dữ kiện của bà toàn là thế kỷ và thế kỷ... hàng ngàn năm, mấy trăm năm trước và sau BC. Rất tiếc vừa nhìn, vừa nghe không thể nào thu thập để nhớ hơn 10 % theo đầu óc kém cỏi của tôi. Phải chi tôi có cái máy ghi âm nho nhỏ bỏ túi, thì ngoài chuyện học hỏi 12 ngày Anh ngữ, tôi đã có thêm một kiến thức sâu rộng hơn về Âu châu mà trước đây tôi không có mấy.

Cách Calais không xa, đi dọc bờ biển về hướng Bắc là bãi biển Dunkerque, là nơi quân đội đồng minh đổ bộ lên Pháp hồi thế chiến thứ 2, để giải phóng Pháp và từng phần tiêu diệt quân Đức và kết thúc trận chiến ác liệt của nhân loại vào năm 1945. Trên xa lộ 43, cũng vẫn hướng đông nam, chúng tôi được cho biết rất nhiều địa danh, làng mạc; nơi đã xảy ra nhiều trận địa nổi tiếng trong lịch sử đệ nhị thế chiến. Vì là đoạn đầu trong giai đoạn phản công, nên hai bên đã tập trung những lực lượng lớn lao để giành phần thắng. Những trận đẫm máu nhất đều xảy ra quanh đây, trước khi quân đồng minh đưa được tướng De Gaulle vào thủ đô Paris. Trong số những vết tích đã nhạt nhòa với những cánh đồng xanh tươi bây giờ; chúng tôi còn nhìn thấy một tượng đài kỷ niệm, nơi mà một đơn vị Gia Nã Đại tổn thất nặng nề nhất, vì đơn vị phải băng qua một cánh đồng trống, dưới hỏa lực khủng khiếp của Đức Quốc Xã.

Lúc 2.30 chiều chúng tôi xa Calais hơn 100km tới Arras chuyển sang xa lộ 37 và chuyển vào xa lộ 17 tại Péronne; từ đó đi thẳng xuống Paris. Từ Calais đến Paris gần 300km. Gần vào nội thành Paris, xe phải di chuyển khá chậm vì phải chen lấn vào một lưu lượng xe cộ nhộn nhịp nhất, nhì thế giới. Chúng tôi tới chỗ dừng chân ở Paris lúc hơn 6 giờ chiều, tại khách sạn Kyriad, phố La Vilette, thuộc quận 19 thì phải" Nằm hướng Bắc, cách Paris chừng 20 phút xe bus. Nhận phòng nhanh chóng làm vệ sinh cá nhân. Nghỉ ngơi một chút xíu, xuống tập họp ở tiền đình khách sạn để chờ xe bus trở lại đón đi ăn tại một nhà hàng có ca nhạc giúp vui, với những bản nhạc dân ca nổi tiếng và phổ thông của Pháp. Thức ăn thì đúng truyền thống địa phương, rượu ngon của Pháp và đặc biệt nhất là món Sea Snail, quốc vị khoái khẩu của dân Pháp. Chúng tôi có được một bữa ăn tối thật vui, với không khí ồn ào khác với sự trầm lặng trong các nhà hàng của Anh. Cá nhân tôi như được sống lại những buổi chiều, mỗi nhà hàng chỉ ăn một món đắc ý, rồi đi chỗ khác... của Sàigòn, Chợ Lớn năm xưa. Rời nhà hàng, chúng tôi được đưa qua các đường phố chính của Paris, chầm chậm dọc theo đại lộ Champ Élyseé, để cảm nhận được ý nghĩa của danh tặng, Paris là kinh đô ánh sáng!

Buổi chiều trước khi tới nhà hàng, chúng tôi được hướng dẫn đến khu Moulin Rouge, một khu Chị Em Ta, trước kia được kể là nhộn nhịp và vĩ đại nhất thế giới. Nhưng bây giờ đã xuống cấp từ dưới thời tổng thống Francois Mitterant ("!) chỉ còn là hàng thứ 2, sau khu vực đèn đỏ ở Amsterdam của Hòa Lan ngày nay.

(còn tiếp)

Lâm Hữu Xưa - Vic.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.