Hôm nay,  

Những Cái Cũ Và Mới Trong 28 Lần 30 Tháng Tư

19/04/200300:00:00(Xem: 4919)
tandoan@juno.com
Mỗi năm lại đến ngày 30 tháng Tư.... Tùùy theo thời sự chính trị trong nước sôi động hay không, các sinh hoạt của người Việt ngoài nước vào mỗi dịp 30 tháng 4 có được nhiều hay ít người tham dự Nhìn qua lại thì đa số vẫn là các gương mặt quen thuộc. Những biểu ngữ khẩu hiệu, bài ca tưởng chừng giống như 25 năm trước khi tôi vừa qua Mỹ. Những năm gần đây thành phần thuyết trình mới, trẻ hơn nhưng nội dung vẫn phản phất giống xưa, điểm khác biệt lớn nhất là dù mục tiêu vẫn là đấu tranh để lật đổ chế độ cộng sản nhưng không còn nhấn mạnh đến quân sự và kháng chiến như vào lúc cao trào của thập niên 70 và 80. Số đông người đi chợ búa bước vội qua như kẻ bàng quan. Đó là quan cảnh của các buổi mít tinh vào dịp cuối tuần, còn chính hôm 30 tháng Tư nếu rơi vào ngày đi làm như thứ tư cuối tháng này thì đại đa số các gia đình đều sinh hoạt bình thường, vợ chồng đi làm con cái đi học, về nhà vội vã ăn buổi cơm chiều mà nhiều khi không màng nghĩ đến một ngày định mệnh đã làm thay đổi lịch sử đất nước và số phận của chính bản thân mình.
Nhưng những cái "cũ" đó lại bao lồng trong các bước thay đổi khác rất nhanh chóng của cộng đồng người Việt. Các em nhỏ lớp Một, Hai ngày nào mới đến Mỹ bây giờ đã ra trường bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư, luật sư v.v.., có công ăn việc làm vững chắc, lợi tức cao và thuộc tầng lớp xã hội trung hay cao cấp (upper or upper-middle class) nơi quê hương thứ hai này; nhiều ngườiø đã lập gia đình và đang chăm lo cho một thế hệ thứ ba sắp lớn lên. Các khu thương mại, chợ búa, quán ăn... ngày càng mở mang và thể hiện sự thành công của cộng đồng người Việt. Nhà thờ, chùa chiền đông đảo, to rộng, báo chí và truyền thông ngày thêm phong phú, sinh viên vào đại học mỗi lúc càng đông. Vài hội đoàn tôn giáo, thiện nguyện và thanh niên phát triển rất nhanh, các buổi văn nghệ sân khấu, hội chợ Tết được tổ chức thường xuyên và đông người tham dự, như dấu hiệu cho thấy người tỵ nạn chẳng những không còn mang mặc cảm thiểu số trên xứ Mỹ mà bây giờ họ lại còn thấy được nhu cầu và lợi ích của việc hội hè gặp nhau giữa người Việt để trao đổi về nghề nghiệp, kinh doanh, hay chỉ để giải trí.
Một thay đổi lớn khác là ngày càng đông người Việt có phương tiện để đi du lịch khắp thế giới và nhìn thấy cái hay đẹp từ Âu Châu cho đến Trung Đông (Ai Cập, Do Thái) cho đến Trung Hoa, Đài Loan, v.v... Số người về Việt Nam cũng tăng rất nhanh, họ về thăm gia đình hay đi theo các chương trình du lịch ra cả ba miền Nam Trung Bắc. Qua lại thường xuyên nhất là những người vào khoảng lớp tuổi về hưu vì họ còn nhiều tình cảm vương vấn, vì còn cha mẹ hay anh chị em ruột thịt ở trong nước, vì con cái của họ bên Mỹ đã thành tài nên không còn phải nặng gánh lo mà nhiều khi còn lại được con cái phụ cấp tiền vé máy bay, quà cáp cho thân nhân bên nhà; những người này gồm cả các cựu sĩ quan, công chức hay các bà phu nhân của cưụ quân nhân trước đây sang Mỹ theo vượt biên hay ODP. Một thành phần thứ nhì về nước nhiều nhất - và tôi phải nói là ngạc nhiên khi nhận ra điểm này - là con cái của các gia đình HO và ODP. Các em sang Mỹ rất đông trong các năm 1985-1995 khi còn trung hay tiểu học. Vì có căn bản học vấn vững chắc nên chỉ trong 10, 15 năm các em đã thành tài bây giờ làm những công việc lương cao; khác với những em sanh ở Mỹ hay qua sớm vào giai đoạn 1975, con em trong gia đình HO và ODP thông thạo tiếng Việt và còn nhiều liên hệ với bạn bè và bà con trong nước, có em về mỗi năm một lần, hai năm một lần, có em về lập gia đình... Một cách vô tình các em đang là nhịp cầu tiếp nối giữa tuổi trẻ hải ngoại và trong nước.
Chính cá nhân tôi chưa đi nhưng trong gia đình, bạn bè về Việt Nam rất nhiều, và mỗi lần trở lại cũng đều nói đến những thay đổi không thể ngờ được. Đây là những người đưng đắn đàng hoàng, lập trường chống cộng dù nhiều hay ít thì họ cũng không thuộc về thiểu số không lương tâm về nước chỉ để ăn chơi hay lường gạt. Những người này thấy và nhận biết các tệ đoan của xã hội như tình trạng tham nhũng, đạo đức suy đồi và hố sâu giàu nghèo ngày càng rộng, nhưng hoặc là những hình ảnh đó không đập vào đủ mạnh, hoặc là vì họ không thấy có một giải pháp khả thi cho tương lai đất nước, cho nên họ vẫn tiếp tục qua thăm viếng Việt Nam để lo cho công việc gia đình và bản thân, mặc cho một số người cực đoan lên án là về nước là nuôi sống chế độ. Hà Nội loan báo có 400 ngàn Việt kiều vào dịp Tết, tôi nghĩ là con số phóng đại nên tạm chia ra làm 4 thì cũng còn đến 100 ngàn người, tôi nghĩ đa số ï cũng không ưa gì cộng sản mà phải trở ra để tuyên truyềøn; hơn nữa cứ có tiền thì đi từ Nam chí Bắc từ thành phố vào thôn quê gần như không bị ngăn cấm, cái nghèo, giàu, bất công, tham nhũng, tệ đoan muốn thấy thì cứ sờ sờ ra đó chớ không phải bị che mắt.... Ai cũng đồng ý là giáo điều cộng sản đã biến thái thành một tầng lớp tư bản đỏû, nhưng không phải chỉ có thế vì bên cạnh đó có những thay đổi khác cũng lớn lao mà không thể phủ nhận được, mà theo lời một người bạn, "thay đổi quá nhanh để đánh giá chiều sâu của xã hội". Cuộc sống có khá hơn, thành thị nhất là Sài Gòn cứ vài năm mang một bộ mặt mới, công an kiểm soát ngày càng nới lỏng, dân chúng ai nấy chỉ lo chật vật làm ăn, cán bộ và ngay cả một số đông người trong Nam nhất là ở Sài Gòn trở nên giàu có hay sống thoải mái nhưng vẫn còn rất nhiều người rất nghèo, trong nhà tùø thì đa số là thường phạm.... như những nét chấm phá của một bức tranh muôn màu phức tạp. Việc liên lạc giữa trong và ngoài nước ngày càng dễ dàng qua điện thoại và bây giờ là fax và email chớ không còn phải lệ thuộc vào con rùa bưu điện. Tôi không biết cộng sản có còn kiểm duyệt nổi hay không với số lượng gia tăng cấp tính như vậy - ngoại trừ đối với một số ít các nhà tranh đấu - nhưng hình như là có một thoả thuận mặc nhiên giữa trong và ngoài nước, nơi mỗi gia đình và nhà cầm quyền, là muốn nói gì thì nói kể cả than phiền về tham nhũng, bất công, trộm cướp, tội ác, ... nhưng đừng đề cập đến một bước kế tiếp là đòi lật đổ chế độ.
Nhưng không phải chỉ có người hải ngoại về thăm quê hương, mà người ở Việt Nam ra nước ngoài để du lịch, du học hay thăm thân nhân tuy còn ít nhưng con số cũng tăng nhanh. Từ Sài Gòn đi Thái Lan, Phi Luật Tân, Bali... khoảng ba bốn trăm đô - một số tiền khá lớn nhưng cũng có người có thể chi nổi. Muốn sang Hoa Kỳ và Âu Châu du học thì đa số vẫn là con cán bộ hay phải có thân thế, hoặc phải học thật giỏi và may mắn. Nhưng du lịch thăm thân nhân thì chỉ cần có người nước ngoài bảo lãnh và chu cấp thì là được phép, tưởng chừng còn dễ hơn là dưới chế độ cộng hoà trước năm 1975. Người trong nước thì tôi không biết, nhưng tôi nhận thấy người ngoài nước ở lớp tuổi 40 và trở lên có một tâm lý rất phức tạp: sang Mỹ thì ai cũng mừng cho con cái có tương lai, nhưng còn chính cá nhân mình thì nhiều cái lo như thất nghiệp, hồi hưu, bảo hiểm sức khoẻ v.v... trong nếp sống vội vàng nơi xứ Mỹ nên một số tuy không nói ra nhưng lại có ít nhiều cái ganh tỵ với những người may mắn thành công trong nước và sống hưởng thụ theo kiểu Việt Nam, cho dù biết rằng việc làm giàu đó không thể nào hoàn toàn trong sạch nơi một xã hội bùn đục nhiễu nhương. Các cựu quân nhân và cựu tù chính trị còn mang nặng mối thâm thù với cộng sản nên chỉ một số ít đi lại về nước, nhưng đa số họ lại im lặng không phản đối khi vợ con về thăm quê hương, và trong thâm tâm đôi khi còn hài lòng khi gia đình mang áo gấm về làng. Có vài người giải thích là họ muốn con cái gần gũi với đất nước nhưng tôi nghĩ (có thể sai) là họ biện hộ vì trong các gia đình Việt Nam hiện có một khoảng cách khá lớn giữa con cái và cha mẹ nên chưa chắc gì họ bảo mà con cái nghe lời nếu tự chúng không muốn; nói cách khác con cái đi vì chúng có tiền và chúng thích về Việt Nam, vì gia đình không ngăn cản chớ không phải tại cha mẹ biểu về. Tôi không muốn đánh giá rằng những người đó dối lòng vì sự căm thù của họ đối với chế độ cộng sản rất chân thật và chính đáng, nhưng họ (hay chính chúng ta) cũng chưa tìm thấy một giải pháp khả thi và cũng không biết thế hệ mới lớn tại Hoa Kỳ sẽ hướng về đâu nên đâm ra thụ động . Nhưng điểm chính cần lưu ý là lớp con cái của các gia đình HO và ODP về Việt Nam và trở ra mà không mang theo một tâm tình thôi thúc phải đấu tranh cho dân tộc và đất nước như nhũng người vượt biên của hai thập niên trước.

Bộ mặt của thế giới gần như hoàn toàn thay đổi trong ba mươi năm. Nổi ngạc nhiên khi bức tường Bá Linh xụp đổ, niềm hy vọng rằng nhà cầm quyền Hà Nội sớm bị đào thải trong một sớm một chiều bị thay vào bởi thực tế là dù cánh cửa đã mở bung cho các ngọn gió và trào lưu mới vào mà căn nhà siêu vẹo của cộng sản Việt Nam lại không chịu đổ. Điều nghịch lý là trong hoàn cảnh kéo dài đó, khi mà sự liên lạc giao thương trong và ngoài nước ngày càng thuận tiện thì các đoàn thể quốc gia lại đi vào bế tắc về tư tưởng, sách lược và nhân sự. Thế giới bị thu nhỏ lại với các phát minh về tin học và giao thông, nhưng niềm lạc quan trong thập niên 1990 với những bước phát triển về khoa học kỹ thuật và trào lưu dân chủ bất chợt bị thay thế bởi tâm lý bất an trên toàn thế giới. Nền kinh tế tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Âu Châu, Á Châu và Nam Mỹ bị suy thoái trong một thời gian rất dài. Hiện tượng vô chính phủ sau khi các chế độ độc tài bị lật đổ trên nhiều quốc gia ( failing states ). Một số đông quần chúng ở các nước Á Châu và Phi Châu đã trở về với ý thức hệ Hồi Giáo để phủ nhận bước "tất yếu" của mô thức tự do theo quan niệm Tây Phương, bởi vì thực tế cho thấy hậu quả của các nền dân chủ phôi thai này dẫn đến tình trạng độc tài, tham nhũng bắt tay với tư bản quốc tế, đến xã hôi ích kỷ hưởng thụ, vô đạo đức và tín ngưỡng. Mối đe dọa chính cho Hoa Kỳ không còn là chủ nghĩa cộng sản mà từ khủng bố. Hai nước trong khối ASEAN là Phi Luật Tân và Nam Dương bị khủng hoảng có nguy cơ tan rã sau khi hai chính quyền độc tài của Marcos và Suharto bị lật đổ; nhiều nước trong Liên Bang Xô Viết cũng không tìm được một tương lai khá hơn như Georgia, Ubikistan, Kurishtan, Nam Tư. Trung Cộng trước đây bị lên án là độc tài, giáo điều và mang nhiều nguy cơ sụp đổ thì hiện tại là một sức mạnh sản xuất toàn cầu và đã cứu vãn nền kinh tế Đông Á trong lần thử thách nghiệt nghèo năm 1998. Sự thành công của Trung Cộng nói riêng và khối Hoa Kiều nói chung lại là một đe dọa cho nền độc lập, môi sinh và nền kinh tế còn phôi thai của Việt Nam. Nhưng Việt Nam cũng nhanh chóng thay đổi, trong thập niên 70 và 80 đổ dồn tài nguyên nhân vật lực để kình chống với Trung Cộng, bành trướng thế lực sang Lào và Cam Bốt và đe dọa Thái Lan, Mã Lai, thì đến đầu thế kỷ 21 là một hội viên ôn hòa của khối ASEAN và một chư hầu của Trung Cộng. Hoa Kỳ và Việt Nam trước đây là thù địch thì giờ này đã bình thường hóa ngoại giao và giữ một mối quan hệ lành mạnh.
Trong hoàn cảnh biến động không ngừng thì có hai cái "củ" không hề thay đổi trong suốt 30 năm qua. Cái thứ nhất là thành phần lãnh đạo bảo thủ của cộng sản Việt Nam vẫn còn bám víu vào quyền hành độc tôn trên căn bản của một chủ nghĩa đã chết. Họ dựa vào một thứ "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" góp nhặt từ Mát Xít, Lê-Nin-Nít và Mao Trạch Đông - một thứ ý thức hệ đã thất bại và bị toàn thế giới phủ nhận, để giải thích gượng gạo cho một nền kinh tế thị trường trong xã hội chủ nghĩa, và cho tính chất ưu việt và độc tôn của đảng! Ngay chính những người cầm quyền cũng không còn tin vào sự tuyên truyền của họ mà chỉ dùng đó làm bình phong để nắm giữ quyền hành và thủ lợi cho gia đình và cá nhân.
Cái cũ thứ hai là đa số các đoàn thể chính trị ở hải ngoại lại di vào một sự bế tắc không tìm ra một mẫu số chung để tác động và thay đổi hoàn cảnh tại Việt Nam. Khi bức tường Bá Linh sụp đổ thì ai nấy (kể cả người viết bài này) đều tin tưởng nhà cầm quyền Hà Nội chín như trái sung sẽ rụng trong một sớm một chiều nhưng điều này đã không xảy ra. Sau đó thì cộng sản mở cửa giao thương và số người Việt, người ngoại quốc vào xứ tăng lên ào ạt tưởng chừng mang theo làn sóng tự do để cuốn trôi bức tường cộng sản nhưng rồi thực tế là xã hội chưa có dân chủ mà đã bị đe dọa bởi một thứ độc tài tư bản đỏ, tham nhũng, bất công và khoảng cách giàu nghèo càng thêm sâu, nhưng người dân lại mang tâm lý hưởng thụ và làm giàu cho chóng mà không giải quyết các vấn đề của đất nước. Khi cộng sản vén bức màn sắt thì các tin tức về đấu tranh của nông dân, của tôn giáo cũng lọt ra ngoài; tiếp theo đó những che dấu của Hà Nội về việc dâng đất cho Trung Cộng cũng bị phanh phui và lên án, mỗi lần như vậy thì các cộng đồng và đoàn thể tại hải ngoại nhộn nhịp biểu tình kiến nghị, nhưng có lẽ vì không có một sách lược lâu dài nên khi phong trào xuống thì cũng không tạo được một thế lực đe dọa được sự độc tôn của Hà Nội.
Người viết bài này thiết nghĩ nhà cầm quyền Hà Nội còn tồn tại cho đến ngày nay là vì họ đã thích ứng được với hoàn cảnh thay đổi của thế giới mặc dù chúng ta vẫn lên án họ là giáo điều bảo thủ. Sau khi Liên Xô xụp đổ thì họ đã chọn mở cánh cửa mậu dịch quốc tế, hòa hoãn với khối ASEAN, bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ, chấp nhận quyền tư hữu và kinh tế thị trường, thả và cho xuất ngoại các tù nhân chính trị; họ đã khôn khéo học theo mô thức phát triển của Trung Cộng thay vì đóng chặt bức màn sắt như Bắc Hàn và Cuba. Họ thích ứng như vậy là vì nhu cầu sống còn không những của chính họ mà còn cho con cái họ có cơ hội tiếp tục nắm quyền và làm giàu trên đất Việt, cho nên các quyết định của họ phải rất thận trọng. Trái lại các đoàn thể chính trị tại hải ngoại bị thoái hóa vì không có cái nhu cầu sinh tử cá nhân đó; ngay cả những người can đảm nhất về nước tranh đấu chấp nhận hy sinh tù tội thì con cái họ vẫn thành tài ở ngoại quốc; dù cuộc đấu tranh có thành công hay không thì đa số của thế hệ kế tiếp cũng sẽ sinh sống ở nước ngoài. Các đoàn thể không cần phải thích ứng vì không có nhu cầu sinh tồn; thái độ "chắc ăn" nhất là cố chấp mang lập trường tích cực chống cộng thì không bị ai lên án chụp mũ, và cho dù đấu tranh không thành công thì lương tâm có cắn đắn nhưng cũng không hệ lụy gì đến gia đình của mình.
Một điểm khác là môi trường sinh hoạt chính trị của hải ngoại tương tự như hoàn cảnh của một xã hội vô chính phủ (anarchy). Báo chí nằm trong khuôn khổ địa phương và chưa có nhiều uy tín để phải bảo vệ như trường hợp các tờ báo tầm vóc quốc gia của Mỹ như Washington Post, New York Times, v.v... , vả lại là báo biếu nên nhiều bài viết không cần phản ảnh cái nhìn của độc giả; hơn nữa giữ một lập trường "kiên quyết" thì không bị tấn công và bị tẩy chay khi xin quảng cáo; báo chí đã chưa là một môi trường lành mạnh cho các tranh luận và những tư tưởng mới về đường lối đấu tranh và tương lai đất nước. Các website thì quá nhiều và tràn ngập bài vở nên cũng ít ai đọc hết. Các cộng đồng và đoàn thể chính trị tìm được người chịu hy sinh ra ứng cử làkhó, thì bù lại các vị lãnh đạo dù nhiều nhiệt tâm nhưng không có nhu cầu đáp ứng cho cử tri vì thiếu sự tranh đua (competition) nên không phải cải tiến, nhiều người ở vào thế bắt buộc phải nhận lãnh chức vụ quá lâu mà không ai thay thế nên đâm ra thiếu sáng kiến.
Dù mang nhiều khuyết điểm như vậy nhưng trong vài năm gần đây chúng tôi cũng ghi nhận nội dung của báo chí, truyền thông và sắc thái sinh hoạt của các cộng đồng và hội đoàn tăng nhiều giá trị hơn so với hai thập niên trước. Tôi nghĩ có nhiều lý do nhưng một phần khi người Việt phát triển về kinh tế và kiến thức thì tự nhiên nhu cầu tinh thần và tiêu thụ cũng nâng cao. Giới truyền thông cũng bị thêm nhiều cạnh tranh theo hình thức thị trường tự do nên phải cải tiến phẩm chất. Ngoài ra số người làm việc trong các cộng đồng và truyền thông cũng trẻ và có cơ hội hấp thụ nề nếp của sinh hoạt xã hội Hoa Kỳ. Mặc dù có những tiến bộ như vậy, thanh niên Việt nói chung lại hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống Mỹ, nên tổng quát thì các sinh hoạt kinh tế, du lịch và văn nghệ sân khấu (Thúy Nga Paris, Asia, vv...) gia tăng rầm rộ trong lúc các cộng đồng ở mức bảo hòa, còn đoàn thể chính trị có chiều hướng suy thoái trầm trọng. Vì nhận thức rằng hoàn cảnh Việt Nam và quốc tế đã chuyển hướng từ thập niên 1990 nên một số các đảng phái đã chuyển hướng sang đấu tranh chính trị với các cuộc vận động bầu cử tự do, sửa đổi Hiến Pháp, chủ trương hòa hợp giữa dân chúng trong và ngoài nước nhưng không hòa giải với nhà cầm quyền cộng sản khi còn nắm ngôi vị độc tôn. Nhưng các nổ lực này không tạo được một phong trào quốc tế hay quần chúng rộng rải và gặp phải nhiều đả kích từ thành phần cực đoan, hơn nửa như theo nhiều nhận xét thì quả banh đang phía bên sân cộng sản (the ball is on their court) nên khi các vận động mà không kèm theo một áp lực đủ mạnh thì cũng bị đi vào quên lãng. Trong hiện tại các hội đoàn phát triển được nhân sự và công tác thường là nhắm vào thanh niên, văn hóa, xã hội, họ đáp ứng được một số nhu cầu cho người Việt hải ngoại như vận động cử tri, các công tác khuyến học, giữ gìn phong tục tập quán; tuy nhiên bản chất của các đoàn thể này không phải về chính trị nên họ không thể nào tìm được một chiều hướng chung để thu hút và kêu gọi giới trẻ hải ngoại phục vụ cho tương lai đất nước.
Để chấm dứt bài này chúng tôi xin mượn hình ảnh rất phổ thông của một gia đình bị đổ vở trên đất Mỹ này vì nó có nhiều điểm tương đồng với hoàn cảnh lịch sử trong suốt 28 năm qua. Đảng cộng sản như một người hư hỏng, bài bạc rượu chè và đánh đập vợ con. Người vợ dẫn một vài đứa con bỏ nhà đi, một số khác kẹt ở lại với người cha bạc ác. Người vợ bây giờ đã lập một gia đình mới khá giả hạnh phúc, nhưng vẫn mang nặng mối hận thù với chồng cũ. Những đứa con ở với cha thì nghe cha mắng nhiếc mẹ còn những đứa ở với mẹ thì nghe mẹ nguyền rủa cha. Tội lỗi là ở người cha vô lương tâm nhưng con cái cứ nghe những lời nhiếc móc của hai ông bà trong suốt bao nhiêu năm trường mà không thể nào có một giải pháp hàn gắn. Bây giờ con cái đã lớn, nhiều đứa đâm ra mặc kệ chẳng cần phải nghe đến lời cả cha hay mẹ vì chúng đã bắt đầu tự lo liệu được bản thân. Có đứa muốn tìm lại anh em, có đứa thì cảm thấy hạnh phúc trong gia đình mới là đủ nên cũng không cần tìm lại cội nguồn và cái quá khứ đau buồn. Chỉ tiếc rằng cái người cha rượu chè trác táng cứ mãi sống lây lất trên sự ăn bám vào con cái mà không chịu chết rồi cho xong!!!
Thế hệ trước, cuộc chiến quốc cộng đã làm tan nát đất nước. Thế hệ thứ nhì của chúng tôi ở cả trong nội địa và hải ngoại đang xây dựng lại cho gia đình và cá nhân nhưng lại không tìm được mẫu số chung cho quê hương. Liệu thế hệ thứ ba có bắt tay lại với nhau hay rồi đường ai nấy đi, chúng tôi không biết vì không tiên đoán được tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.