Hôm nay,  

Bức Tranh Không Lời

01/01/200000:00:00(Xem: 5804)
Bức hình nào tiêu biểu nhất cho thế kỷ 20" Tôi không nói đến người và việc, tôi muốn nói đến ảnh, bởi vì hình ảnh là một cách diễn tả ngắn gọn nhưng xúc tích nhất. Hình ảnh cũng là tin, là thời sự.
Cuối năm 1999, một cuộc thăm dò cho thấy các nhà báo và sử học ở Mỹ đã có sự đồng ý về 100 chuyện quan trọng nhất xẩy ra trong thế kỷ 20 và lạ lùng nhất, mặc dù mỗi người đánh giá tầm quan trọng của những sự việc đó nhiều ít khác nhau, nhưng đại đa số - cả hai phía ký giả và sử gia - đều đồng ý chọn chuyện thời sự quan trọng nhất là vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945. Đây là bức hình tiêu biểu mà tôi lựa chọn chăng"
Nhất định không phải. Bởi vì tôi không thích cái hình nấm của bom nguyên tử nổ, nó quá bạo tàn. Trước khi bước qua ngưỡng của của thế kỷ mới, tôi nghĩ đến sự nở rộ của trí tuệ con người hơn là sự nổ vỡ của hạt nhân. Tôi là người đam mê khoa học và đã hơn một lần tôi viết về thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein. Nhưng tôi nghĩ việc mở khóa năng lượng hạt nhân để sử dụng cách nào, chiến tranh hay hòa bình, cũng chỉ là một phần nhỏ trong sản phẩm trí tuệ của con người.
Hình ảnh tôi lựa chọn là một bức tranh hiện thực bình dị của một võ sĩ quán quân môn vật sumo dắt tay một em nhỏ dẫn đầu cuộc diễn hành trên đấu trường tuyết phủ trắng xóa trong buổi lễ khai mạc Thế vận mùa Đông năm 1998 ở Nagano Nhật Bản. Tôi không có trong tay hình ảnh này, tôi chỉ nhìn thoáng qua trên TV hôm lễ khai mạc Thế Vận hội mùa Đông. Giới truyền thông thế giới, nhất là ở Mỹ, có lẽ chỉ mê mải chụp và đề cao những huy chương vàng, những lực sĩ thi đua sức mạnh của bắp thịt mà quên đi một chi tiết nhỏ. Nhưng hình ảnh một người khổng lồ và một đứa nhỏ đã ghi sâu trong trí óc tôi.
Hình ảnh đó có ý nghĩa gì đặc biệt" Cảm nghĩ đầu tiên đến với tôi là một sự mất quân bình giữa hai thái cực, cái quá lớn và cái quá nhỏ. Đô vật sumo là một người có vóc dáng to lớn hơn cả người bình thường vì công phu luyện tập và phương pháp dinh dưỡng đặc biệt của môn thể thao này. Còn em nhỏ học sinh biểu hiện sự ngây thơ trong trắng của tuổi chỉ mới tập tễnh bước chân vào cuộc sống bon chen trong xã hội con nguời. Một sự mất quân bình, một sự chênh lệnh quá rõ khiến người ta chỉ có thể nghĩ đến thực tế phũ phàng của cuộc sống, chênh lệch giữa mạnh và yếu, giữa giầu và nghèo, sự bất công muôn thủa trong xã hội loài người.

Nếu người khổng lồ là hình ảnh của bạo lực bạo quyền, của cường hào ác bá, của các nhóm người có tổ chức ngày càng tích lũy thêm sức mạnh để đua tranh lấn luớt đàn áp, em nhỏ chỉ là hình ảnh những cá nhân đơn độc vô phương tự vệ, trần trụi trước những sức mạnh áp đảo của kẻ vũ phu, cường quyền bạo ngược. Thế nhưng các em nhỏ lại là tương lai nhân loại, là ngày mai của một thế giới ngày càng phức tạp. Nhận thức đó đã rõ nét ngay sau Đệ nhị Thế chiến, sau những trận dội bom, những vụ đánh phá tàn khốc nhằm vào những thành phố thị trấn làng mạc, cho thấy chiến tranh hiện đại không còn tôn trọng một ranh giới nào. Câu nói “đàn bà trẻ em vô tội, kể cả đàn bà có mang” đã được nghe thấy quá nhiều trong nửa sau của thế kỷ 20, trong các bản tin về các cuộc chiến cục bộ cũng như chiến tranh lạnh toàn cầu. Chỉ có điều đáng buồn là câu nói đó không xuất phát từ lương tri thật sự mà nhiều khi chỉ là một vũ khí đấu tranh tuyên truyền của những kẻ lâm chiến.
Thế nhưng tại sao người khổng lồ đắt tay một em nhỏ" Bởi vì đó không phải là một kẻ vai u thịt bắp, ngu đần chỉ biết ỷ thế hiếp cô, mà là một người khổng lồ có tim, có óc. Một tấm lòng rộng mở với tình thương bao la để che chở, một trí tuệ siêu việt để soi sáng từng bước dẫn đường cho thế hệ tương lai. Đó là hình ảnh sức mạnh của lương tri nhân loại.
Hình ảnh đó ở đâu vậy" Nó không phải chỉ có ở Nagano năm 1998. Nó có ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này và ở bất cứ thời nào trong lịch sử loài người, thiên niên kỷ một, hai, ba, bốn..... Nó bất chấp không gian và thời gian.
Hình ảnh đó có bối cảnh nào không" Có. Tai tôi vẳng nghe thấy bản Giao hưởng số 9 của Beethoven, còn có tên là “Ode to Joy” (Khúc hoan ca). Những người yêu nhạc cổ điển Tây phương đều biết Beethoven sáng tác bản nhạc bất hủ này là do sự cảm hứng từ một bài thơ của thi sĩ Schiller (1759-1805) làm nổi bật lên một ước mơ vĩ đại và một lời hứa hẹn chẳng hề phai lạt với thời gian: “Phép lạ của hoan lạc sẽ kết hợp lại tất cả những gì phong tục tập quán đã làm đổ vỡ gây chia rẽ. Rồi đây tất cả chúng ta đều là anh em”. Đúng, tứ hải giai huynh đệ!
Năm nay chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Beethoven. Biết đâu vào ngày này 100 năm tới, loài người chúng ta đã chẳng hoàn thành - hay ít ra cũng tiến gần đến sự hoàn tất - giấc mơ vĩ đại của Schiller được Beethoven thể hiện qua lời nhạc đầy tình thương: “Các bạn, hàng triệu người ơi, ta ôm các bạn. Cái hôn này là của hoàn cầu”. Tôi bàng hoàng như chứng kiến một sự nhiệm mầu.
Người khổng lồ và đứa nhỏ. Một bức tranh không lời, vượt trên không gian và thời gian, giữa bối cảnh một khúc hoan ca của tình người. Một hành trang khá nặng nhưng chúng ta nhất định phải đem qua thế kỷ 21.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.