Hôm nay,  

Chiến Dịch Iraq & Cuộc Chiến Toàn Cầu

20/03/200300:00:00(Xem: 3713)
Bài của Nguyễn Xuân Nghĩa
“Chiến dịch Iraq đã mở màn, báo hiệu nhiều chiến dịch khác...
Một đế quốc mới đã xuất hiện, ngoài sự dự đoán của Osama Bin Laden và al Qaeda, trong sự hậm hực của rất nhiều cường quốc khác...”
Cuối cùng thì chiến tranh Iraq cũng bùng nổ. Đó là lập luận của quảng đại quần chúng. Nhưng, theo cái lô-gích của giới lãnh đạo Mỹ, đây chỉ là một chiến dịch sau chiến dịch A Phú Hãn, trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố và xếp đặt lại một "trật tự mới" an toàn hơn cho Hoa Kỳ. Tổng thống George W. Bush trong bài diễn văn thông báo với quốc dân Mỹ vào đêm 19, giờ thủ đô Mỹ, cũng dùng chữ "chiến dịch" (campaign) này. Chúng ta có muốn gọi đó là một lý luận "đế quốc" cũng chẳng sai, mà cũng chẳng sao đối với người lãnh đạo nước Mỹ ngày nay. Họ quan tâm đến vấn đề khác, và nghĩ rằng thà là được người ta sợ với cái giá là bị thù ghét còn hơn là bị coi thường và bị tấn công vô tội vạ. Đầu đuôi ta phải trở về vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm kia.
CUỘC CHIẾN 9-11:
Sau vụ khủng bố 9-11 năm kia, Hoa Kỳ hết là hải đảo yên bình giữa hai đại dương, được bảo vệ bởi một quân lực hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại. Tổng thống George W. Bush và ban tham mưu có nhiều kinh nghiệm về đối ngoại nhất từ nhiều thập niên đã đảo ngược lập trường khi ông Bush ra tranh cử năm 2000 (khiêm tốn, không áp đặt mô thức dân chủ cho nước khác, chỉ can thiệp quân sự khi có mục tiêu rõ ràng và phương tiện đầy đủ, quân đội không đi làm nhiệm vụ bảo an hay xây dựng quốc gia cho xứ khác, v.v...). Lý do là Mỹ không lý vào thiên hạ sự mà vẫn bị thiên hạ tấn công một cách thảm khốc, với những loại võ khí phi quy ước đầy bất ngờ. Vì vậy, Mỹ sẽ lý vào chuyện thiên hạ và nếu thấy cần thì ra tay trước. Ông Bush nhiều lần nhấn mạnh đến trọng trách bảo vệ Tổ quốc của mình do Hiến pháp quy định là trong tinh thần đó.
Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố đã khởi đầu từ lý luận nói trên và sau chiến dịch A Phú Hãn vào tháng 10 năm kia, chiến dịch Iraq đã mở màn, báo hiệu nhiều chiến dịch khác. (Trước ngày Mỹ khai chiến, người Âu tại Yemen bảo nhau treo cờ của mình trên xe để khỏi bị dân Hồi giáo thù ghét hay bị khủng bố tấn công vì lầm tưởng họ là người Mỹ. Điều đó phải làm dân Mỹ suy nghĩ và đánh giá cho đúng "tình liên đới của các đồng minh Tây phương" và nhìn lại cho đúng trận chiến ngoại giao kéo dài bốn tháng trời để các đồng minh này chống Mỹ can thiệp vào Iraq).
MỤC TIÊU CỦA MỸ:
Hoa Kỳ nhắm vào những mục tiêu sau đây khi mở màn chiến dịch Iraq: 1) thay đổi chế độ Saddam tại Iraq bằng một chế độ thân Mỹ (ta gọi là "tay sai" hay "ôn hòa" hay dân chủ thì tùy lập trường của mình); 2) giải trừ tuyệt căn nguy cơ võ khí tàn sát bằng cách đích thân lục soát tòan lãnh thổ Iraq; 3) tiêu diệt mọi quan hệ giữa Iraq và tổ chức al-Qaeda; 4) bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ của Iraq để làm lực đối trọng với Iran và tránh dân Kurd đòi tự trị khiến quan hệ giữa Mỹ và Turkey bị sứt mẻ vì cần Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) trong trận chiến chống khủng bố của các lực lượng Hồi giáo cực đoan); 5) thay đổi nhận thức của thế giới Hồi giáo về Hoa Kỳ là một xứ suy đồi về đạo đức, suy nhược về ý chí, hay thay đổi về chính sách và ưa bóc lột xứ khác 6) sử dụng lãnh thổ Iraq làm bàn đạp cho những chiến dịch về sau ở trong vùng; và sau cùng, 7) hoàn thành sáu nhiệm vụ đó với tối thiểu thiệt hại.
VẤN ĐỀ DẦU HỎA:
Giới quan sát quốc tế và nhất là phe phản chiến thường nhắc đến một ẩn ý của Mỹ là dầu hỏa, và nhắc tới các nhân vật trong chính quyền Bush từng là doanh gia trong kỹ nghệ dầu hỏa như một chứng cớ. Sự thật không đơn giản như vậy. Cuộc chiến này sẽ làm nước Mỹ mất từ 60 đến 160 tỷ đô la, một giáo sư Đại học Yale còn nêu lên con số khổng lồ là 1.600 tỷ, con số hay được nêu ra nhất là 100 tỷ. Mỗi ngày, Mỹ mua của Iraq 15 triệu đô la dầu thô. Cho rằng nhờ cuộc chiến này mà Mỹ sẽ cướp không được khoản dầu đó, qua trung gian các tổ hợp dầu hỏa chẳng hạn, là một lý luận đơn giản. Bỏ ra 100 tỷ (100.000 triệu, chưa kể máu xương của binh lính) để thu về mỗi ngày 15 triệu là một con tính không thể có trong đầu các doanh gia đích thực. Điều có thể xảy ra là nhờ vụ Iraq mà Hoa Kỳ và nhiều nước khác sẽ có lợi vì dầu hỏa hạ đúng thực giá của nó, và khối OPEC không thể dùng dầu thô làm võ khí là. Nhưng đây chỉ là một mối lợi phụ trong những mối lợi chiến lược hơn. Và vả lại, vì lẽ chính danh của mình với khối Hồi giáo, Hoa Kỳ sẽ phải dùng tài nguyên dầu hỏa của Iraq để tái thiết Iraq làm gương, trong mục tiêu tác động vào tâm lý của dân Hồi giáo.
TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ:
Khi chiến dịch Iraq mở màn, điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn là mình sẽ gặp rất nhiều bất ngờ, nhất là bất ngờ về quân sự. Bất ngờ đầu tiên là màn "đánh dứ" vào mờ sáng 20 giờ Baghdad, mà không phải là một màn không tập "chấn động và kinh hoàng" như giới quân sự Mỹ đã hứa hẹn! Chiến dịch này thực ra đã mở màn trước khi bom nổ, dưới nhiều dạng thức khác nhau, và những tiết lộ liên tiếp về chiến lược hay chiến thuật có khi chỉ là một phần trong cả kế hoạch tâm lý chiến đầy phức tạp mà chính truyền thông Mỹ không thể biết hết, hoặc đã bị vận dụng mà không biết (ngây thơ như Mỹ cũng phải rút tỉa kinh nghiệm của "bài học Việt Nam"!) Vì vậy, mọi lời bình luận về khía cạnh quân sự của cuộc chiến có thể vẫn là quá sớm. Tuy nhiên, ta có thể kết luận sớm rằng dù Mỹ là đệ nhất siêu cường quân sự, chiến dịch Iraq chưa hẳn là dễ ăn vì phải đạt ba yêu cầu là 1) làm thay đổi tâm lý của dân Hồi giáo trong khu vực bằng một chiến thắng thần tốc, đầy kinh hoàng; 2) giải trừ cho hết mọi loại võ khí tàn sát trước khi chúng bị tẩu tán cho khủng bố; 3) dùng Iraq làm một bàn đạp ổn cố (không phải là một vũng lầy, một bẩy xập) để tiến hành các chiến dịch khác. Ngược lại, chế độ Saddam Hussein tại Baghdad chỉ có một yêu cầu duy nhất là tồn tại, và có thể đạt mục tiêu đó nếu gây quá nhiều tổn thất về sinh mạng cho cả thường dân lẫn binh lính Mỹ. Phong trào phản chiến sẵn sàng hỗ trợ Baghdad trong mục tiêu này, một cách có ý thức hay vô tình là vấn đề khác. Tuy nhiên, đến hai phần ba dân Mỹ đều tỏ ý ủng hộ chính quyền Bush trong trận Iraq và từ khi mọi người kết luận là chiến cuộc sẽ bùng nổ thì thị trường chứng khoán liên tục tăng giá dù đa số gần 60% cũng đồng ý rằng chiến tranh sẽ làm kinh tế bị đình trệ: dư luận Mỹ nói chung coi đây là điều cực chẳng đã, và chấp nhận cái giá phải trả... miễn là đừng quá cao hay quá lâu mà chưa ngã ngũ.

DỰ ĐOÁN KẾT CUỘC:
Chiến dịch Iraq có thể kết thúc nếu 1) Saddam Hussein từ chức, hoặc bị đảo chánh khi bom bắt đầu nổ và Mỹ vào Iraq một cách... hòa bình; 2) chế độ Baghdad sụp đổ nhanh chóng bằng chiến thắng quân sự thần tốc của liên quân (Mỹ, Anh, Úc và nhiều đồng minh kín hở); 3) Mỹ sẽ chiến thắng một cách vất vả; và 4) chiến dịch Iraq tạm ngừng trong thế bất phân thắng bại, qua một giải pháp đình chiến nửa vời, báo hiệu một sự tái tục trong tương lai. Sự thể ra sao thì không ai có thể biết trước, kể cả những người trong cuộc. Giới lãnh đạo chính trị Mỹ mong chờ giả thuyết một; giới lãnh đạo quân sự nghĩ đến giả thuyết hai, thực tế có thể sẽ là đâu đó giữa giả thuyết hai và ba, là điều ông Bush cũng ám chỉ đêm 19 khi nói rằng chiến dịch sẽ kéo dài. Sau đó là phần vụ của lãnh đạo chính trị, để đạt những mục tiêu trường kỳ của cả cuộc chiến chống khủng bố... Trong những ngày tới, người ta còn cần theo dõi tình hình để phân định thắng bại, nhưng với một định nghĩa chính xác về lẽ thắng bại này, đối chiếu với bảy mục tiêu đã nói ở trên.
NHÌN VỀ TƯƠNG LAI:
Căn cứ trên mục tiêu và thực lực của hai bên, lồng trong bối cảnh quốc tế của một thế giới rất cần đầu máy kinh tế và lá chắn quân sự Hoa Kỳ nhưng rất ghét lối tính toán chủ quan độc đoán của Mỹ, người ta có thể dự đoán một vài chuyển động lớn sau đây khi chiến dịch Iraq kết thúc (trong giả thuyết thắng lợi của Mỹ):
HẬU QUẢ TẠI IRAQ:
Chính quyền Mỹ sẽ chiếm đóng Iraq, một phần hay toàn phần thì ta chưa rõ vì vai trò và mục tiêu "hòa nhi bất đồng" của Turkey tại miền Bắc của Iraq. Xứ này muốn triệt dân Kurd trong khu tự trị, có khi cộng tác với Iran vì mục tiêu đó và có thể nhân chiến sự mà chiếm luôn các mỏ dầu phía Bắc của Iraq trong vùng đông dân nhất của người Kurd (tại Mosul, có thể cả Kirkuk nằm sâu hơn ở hướng Nam). Mỹ có thể chẳng lý đến mối lợi dầu hỏa - vì Turkey cuối cùng cũng phải nhờ công ty Mỹ canh tân và khai thác - nhưng phải quan tâm đến dân Kurd, thường xuyên bị Mỹ hy sinh. Lần này Hoa Kỳ khó lật lọng hơn vì các nước Hồi giáo đồng minh với Mỹ trong vùng, như Kuweit, Bahrain hay Qatar, đều xem Mỹ xử lý ra sao với dân Kurd để quyết định về thái độ hợp tác của mình trong cuộc chiến chống khủng bố. Nơi mà Hoa Kỳ chắc chắn phải chiếm đóng và kiểm soát là thủ đô Baghdad và vùng phụ cận, nơi tập trung 25% dân số hơn 22 triệu người và sẽ là một trung tâm cứu đói và cấp cứu vì bệnh tật, chưa kể tới n ạn nhân chiến cuộc. Hoa Kỳ sẽ còn ở lại Iraq khá lâu sau đó và tìm ra giải pháp chính trị hay pháp lý quốc tế cho sự hiện diện này, là điều ta sẽ xét sau.
Hậu quả cho Trung Đông:
Mỹ nhắm vào việc xây dựng một trật tự mới tại khu vực này để thuyết phục các nước trong vùng nên hợp tác với mình trong trận chiến chống khủng bố (không thì sẽ lấy Saddam làm gương). Nếu các nước thấy có thiện cảm với Hoa Kỳ thì càng hay, không thì cũng biết sợ mà chấm dứt hợp tác hay dung túng al-Qaeda. Đòi hỏi chính trị đó dẫn tới đòi hỏi quân sự: Mỹ sẽ phải có một lực lượng quân sự đủ đông và đủ linh động để ứng phó với mọi tình huống tệ nhất (và vì vậy có thể sẽ bị hở lưng tại Đông Á, là một chuyện khác). Trong khu vực này, ba nước được Mỹ quan tâm nhất là Saudi Arabia, Iran và Syria, vì không dứt khoát chống khủng bố và dù chẳng muốn chiếm đóng xứ nào, quân lực Mỹ tại đây vẫn phải giữ vai trò gián chỉ (deterrence). Một giả thuyết không xa, có thể sẽ thấy trong năm tới là sau chiến dịch Iraq, chiến dịch Iran sẽ mở màn, dưới một dạng thức bất ngờ khác. Ngược lại, như tình hình mấy ngày cuối cho thấy, Saudi Arabia cuối cùng lại hợp tác với Mỹ trong chiến dịch Iraq. Nội bộ xứ này có thể bị loạn vì quyết định đó và Saudi Arabia sẽ lại... cần Mỹ hơn trước. Chiến dịch Iraq làm thay đổi bộ mặt của Trung Đông trong nhiều thập niên tới, đây là biến cố lịch sử trong ý nghĩa đó.
HẬU QUẢ TOÀN CẦU:
Chiến thắng tại Iraq không lập tức làm giảm mối nguy khủng bố, ngược lại đằng khác, và quyền lợi hay cơ sở của Mỹ có thể sẽ bị tấn công lẻ tẻ trên toàn cầu vì việc tấn công Iraq chứng minh một lập luận của al-Qaeda: Mỹ muốn khống chế toàn cầu và tiêu diệt khối Hồi giáo. Nhưng về dài, mối nguy khủng bố sẽ tan loãng dần vì các nhóm khủng bố từ Trung Đông qua Trung Á và Đông Nam Á mất hẳn động lượng tinh thần là niềm tin sẽ được nhiều chế độ Hồi giáo dung chứa hay yểm trợ.
Ra khỏi thế giới Hồi giáo, cục diện thế giới cũng thay đổi sau chiến dịch Iraq. Pháp muốn khai thác vụ Iraq để lập ra trận tuyến Âu châu làm lực đối trọng cho vai trò độc bá của Mỹ đồng thời củng cố tư thế của mình tại vùng Cận Đông, chưa nói tới quyền lợi nhỏ nhoi với chế độ Baghdad. Pháp không thành công trong mục tiêu này, trận tuyến Âu châu vỡ đôi vì, ngoài Đức, Bỉ, Thụy Điển và Luxemburg, các nước khác đều e ngại sự lãnh đạo của Pháp; trong khi đó tại Trung Đông, Pháp cho thấy mình không thể cản được Hoa Kỳ và trở thành một đồng minh... vô dụng, không đáng tin. Sự đối đầu Pháp-Mỹ quá kịch liệt làm các nước Đông Âu e ngại, chẳng những họ ngả về Mỹ mà tiến trình thống nhất Âu châu coi như bị trở ngại.
Các quốc gia vốn là những con vật lạnh lùng, vận hành theo quy luật của quyền lợi. Việc Hoa Kỳ nhất quyết ra đòn làm thay đổi nhận thức của từng quốc gia về quyền lợi của mình, và về mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Một đế quốc mới đã xuất hiện, ngoài sự dự đoán của Osama Bin Laden và al Qaeda, trong sự hậm hực của rất nhiều cường quốc khác...
NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.