Hôm nay,  

50,000 Quân Bộ Chiến Đại Hàn Tại Vn 65-72

08/01/200000:00:00(Xem: 7892)
* Lữ đoàn đặc nhiệm Bồ Câu của Quân đội Đại Hàn:
Ngày 16 tháng 3/1965, ngoài Quân đội Hoa Kỳ, đơn vị Đồng Minh đầu tiên đến Việt Nam là hai tiểu đoàn thuộc lữ đoàn đặc nhiệm Dove (Bồ Câu) của Quân đội Đại Hàn gồm một tiểu đoàn Công binh và 1 tiểu đoàn Bộ binh tháp tùng để bảo vệ an ninh cho thành phần Công binh, tổng quân số của binh đoàn này là 1,400 người. Sau khi hội ý với bộ Tổng tham mưu QL.VNCH, đại tướng Westmoreland-tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN đã bố trí đơn vị này đóng quân ở tỉnh Biên Hòa. Thời gian đầu, tiểu đoàn Công binh Đại Hàn được giao nhiệm vụ xây dựng một xa lộ quanh thủ đô Sài Gòn để giải quyết nạn kẹt xe trong thành phố, nhất là khi các quân xa di chuyển không phải đi xuyên qua trung tâm Sài Gòn. Giải thích về sự bố trí này, đại tướng Westmoreland nói rằng ông không muốn đơn vị này vừa mới đến VN đã phải đến ngay các vùng giao tranh để chịu tổn thất về nhân mạng, tạo nên ấn tượng xấu đối với người dân Đại Hàn.

Theo ghi nhận của đại tướng Westmoreland, mặc dầu phải mất một thời gian dài để xây dựng xa lộ này, nhưng sau khi hoàn tất, chính nhờ xa lộ này mà quân đội VNCH có nhiều lợi thế trong các cuộc giao tranh vào năm 1968 và 1972.

Đến tháng 10/1965, các đơn vị Bộ binh và yểm trợ chiến đấu của Quân đội Đại Hàn được hải vận đến Việt Nam: Đợt đầu tiên vào ngày 5/10/65 gồm có 5 ngàn quân thuộc Lữ đoàn 2 Sư đoàn Thanh Long đến Cam Ranh, đợt thứ hai vào ngày 22/10/1965 gồm toàn bộ Sư đoàn Mãnh Hỗ với hơn 11 ngàn quân đổ bộ lên Qui Nhơn. Tổng quân số Đại Hàn tại Việt Nam tính đến tháng 10/1965 là 17,500 quân. Đến tháng 5/1966, theo tài liệu của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố ngày 7 tháng 5/1966 quân số của Đại Hàn tại Việt Nam là 24 ngàn quân. Đến cuối tháng 10/1966, tổng quân số của lực lượng Đại Hàn tham chiến tại Việt Nam là 45 ngàn quân với 2 đại đơn vị là Sư đoàn Mãnh Hổ và Sư đoàn Bạch Mã, cùng với lữ đoàn 2 Thủy quân Lục chiến Thanh Long và lữ đoàn đặc nhiệm Bồ Câu. Đến cuối năm 1967, tổng quân số Đại Hàn tại Việt Nam là 50 ngàn quân.

* Các cuộc hành quân của Lực lượng Đại Hàn:
Cuối năm 1965, Sư đoàn Mãnh Hổ được phân nhiệm hoạt động tại Bình Định, phụ lực với Lữ đoàn 1 của Sư đoàn 1 Không kỵ và 1 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Qui Nhơn, các đơn vị của Sư đoàn Mãnh Hổ cũng bắt đầu các cuộc hành quân trong khu vực, chia sẽ gánh nặng với lữ đoàn. Còn Lữ đoàn 2 Thanh Long Thủy quân Lục chiến Dại Hàn cũng lãnh nhiệm vụ tương tự tại Vịnh Cam Ranh. Đến vào đầu mùa thu 1966, Sư đoàn 9 Bộ binh Đại Hàn (sư đoàn Bạch Mã) trấn đóng dọc theo các khu vực duyên hải Bình Định.

Trong thời gian từ tháng 12/1965 đến cuối năm 1967, lực lượng Đại Hàn đã tổ chức hơn 300 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, trong đó có một số cuộc hành quân quy mô được ghi nhận như sau:
- Cuộc hành quân Phi Hổ của Sư đoàn Mãnh Hổ, khai diễn ngày 27 tháng 12/1965 cách Qui Nhơn hơn 24 km về phía Tây Bắc, kết quả: hạ 35 CQ, tịch thu một số vũ khí và 10 tấn lúa.
- Cuộc hành quân Mãnh Hổ 3/66 khai diễn ngày 24/3 tại phía Bắc Bình Định, cách Qui Nhơn 29 km, sau hai ngày hành quân, lực lượng Dại Hàn đã hạ 247 CQ, thu nhiều võ khí, phá 134 hầm của địch quân.
- Cuộc hành quân Mãnh Hổ 9/66 từ ngày 23/9/1966 đến 13/10/1966 tại tỉnh Bình Định, kết quả: hạ 878 CQ, tịch thu 296 súng với nhiều đạn dược.
- Hành quân Bạch Mã 1 tại Khánh Hòa do Sư đoàn Bạch Mã tổ chức, khai diễn ngày 29/1/1967, kết thúc ngày 5 tháng 3/1967, kết quả: hạ 393 CQ, tịch thu 271 súng cá nhân, 34 súng cộng đồng.
- Hành quân Oh Jack Kyo khai lộ từ Tuy Hòa đến Qui Nhơn do sư đoàn Mãnh Hổ và Bạch Mã phối hợp, khai diễn ngày 8/3/1967, kết thúc ngày 18/4. Trong 6 tuần lễ, hai sư đoàn này đã giải tỏa áp lực CQ quanh khu vực gần trục lộ.

Trong hai năm 1968 và 1969, các đơn vị Đại Hàn đã tham dự nhiều cuộc hành quân phối hợp với các đơn vị Hoa Kỳ và VNCH tại một số khu vực ở duyên hải Trung nguyên Trung phần. Ngày 25 tháng 9/1969, kỷ niệm 4 năm tham chiến tại Việt Nam (tính từ khi bộ Tư lệnh Lực lượng Đại Hàn tại VN hình thành), lực lượng Đại Hàn tổng kết chiến tích: tổ chức 474 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, hạ sát: 28,566 CQ, bắt 4,091 tù binh, tịch thu 13,160 súng cá nhân và 1,017 súng cộng đồng. Ngoài ra, còn nhiều thành tích khác trên địa hạt công chánh, dân sự vụ.
Từ năm 1970 đến đầu năm 1972, hai sư đoàn bộ chiến Đại Hàn tiếp tục hoạt động tại Vùng 2 (Quân khu 2), một sư đoàn hoạt động tại vùng An Khê-Qui Nhơn, bảo vệ an ninh Quốc lộ 19, và một sư đoàn tại vùng Tuy-Hòa, Ninh Hòa. Tuy nhiên, từ sau tháng 1/1972, các đơn vị của 2 sư đoàn này ở trong tư thế triệt thoái để chuẩn bị về Nam Hàn.

* Lữ đoàn 2 Thanh Long tại Vùng 1 Chiến thuật:
Gần cuối năm 1967, do phải điều động một số tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ ra tăng cường cho mặt trận phía Bắc của Vùng 1 chiến thuật (khu Phi Quân Sự) nên bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ đã điều động 1 lữ đoàn của Lực lượng Đại Hàn ra Chu Lai để thay thế cho các đơn vị Hoa Kỳ. Năm 1967, lữ đoàn 2 Thanh Long được bố trí hoạt động tại quận Bình Sơn, Quảng Ngãi và đến thượng tuần tháng 1/1968 thì được điều động ra Quảng Nam, bộ chỉ huy lữ đoàn đóng tại Hội An, quân số của lữ đoàn 2 Thanh Long vào thời gian này lên đến gần 6 ngàn quân.

* Đại tướng Westmoreland nhận xét về Lực lượng Đại Hàn:
Qua mùa thu 1965, các đơn vị chiến đấu Đại Hàn mới đến Việt Nam. Trước đó, Tổng thống Phác Chánh Hy mời đại tướng Westmoreland sang Hán Thành để trình bày cho các thành viên trong chính phủ và các sĩ quan cao cấp trong quân đội Đại Hàn. Sau đó, đại tướng Westmoreland được Tổng thống Phác Chánh Hy cho biết là các đơn vị Đại Hàn này sẽ thuộc quyền chỉ huy của vị tướng Hoa Kỳ này. Sau này khi Tổng thống Phác Chánh Hy sang thăm Việt Nam, vị nguyên thủ Đại Hàn cũng đã công khai nhắc lại sự ủy quyền này, mặc dù các quân nhân Đại Hàn muốn thấy sự hiện diện của họ trong tư thế đồng đẳng.
Đại tướng Westmoreland kể lại rằng trong lần viếng thăm đó và sau thêm hai lần nữa với tư cách Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, người Đại Hàn đã dành cho ông nhiều ưu ái và sự đón tiếp nồng hậu. Đánh giá về lực lượng Đại Hàn tham chiến tại Việt Nam, đại tướng Westmoreland đã ghi nhận như sau: Tất cả các đơn vị Đại Hàn sang chiến đấu tại Việt Nam quy tụ toàn những thanh niên tình nguyện. Sư đoàn Mãnh Hỗ rất thiện chiến, khác xa với sư đoàn đã cùng chiến đấu với Lữ đoàn 187 Nhảy Dù vào mùa Xuân 1953 (cuộc chiến Triều Tiên 1951-1953) và bị quân Trung Cộng đánh bại. Khi ở Đại Hàn tôi có dịp chiến đấu cùng với Sư đoàn 9 (còn gọi là Sư đoàn Bạch Mã). Sư đoàn này cũng khá thiện chiến. Ngoài ra còn có lữ đoàn TQLC Đại Hàn, tuy bị trục trặc về chỉ huy, nhưng có khả năng phòng thủ rất hữu hiệu. Vì được Tổng thống Phác Chánh Hy khuyến cáo phải cố giữ để không bị thương vong, nên mỗi lần lữ đoàn này đi hành quân, họ chuẩn bị rất cẩn thận và sử dụng rất nhiều hỏa lực để tiền pháo hậu xung. Đại tướng Abrams viết về lực lượng Đại Hàn như sau: Cuộc chiến mà chúng tôi đang chiến đấu tại đây có thể so sánh với một ban nhạc đại hòa tấu. Đôi khi tiếng trống cần lớn, lúc khác tiếng kèn cần to, tiếng xập xõa cần vang hay tiếng sáo cần thánh thót. Người Việt Nam trong chừng mực nào đó đã thấy được điểm này và đang làm như vậy, trong khi người Đại Hàn thì chỉ làm có một chuyện: đánh trống bass.

Chủ tâm của đại tướng Westmoreland là muốn sử dụng các đơn vị Đại Hàn trong kế hoạch bảo vệ an ninh khu vực, bao gồm cả việc đóng quân dọc theo Quốc lộ 1 để giữ trục lộ huyết mạch nối liền miền Nam với Vùng 1 chiến thuật. Đại tướng Westmoreland cho rằng các đơn vị Đại Hàn hành quân để bảo vệ an ninh thì chỉ cần vài đơn vị nhỏ và không nhất thiết phải đụng độ, ông nhận xét là “người Đại Hàn có khả năng hành quân truy lùng, bao vây làng rồi cho dân chúng ra ngoài để họ lục soát các hầm vũ khí và du kích lẫn trốn dưới các hầm bí mật. Họ cũng có tài thuyết phục phụ nữ và người già nên khuyên lơn con cái bỏ hàng ngũ CS để trở về với chính nghĩa Quốc Gia theo chương trình Chiêu Hồi.

Tư lệnh Sư đoàn Mãnh Hổ là tướng Chae Myung Shin, theo cách nhìn của đại tướng Westmoreland thì đó là con người khá đẹp trai, thẳng thắn và chân thật. Sau này ông được thăng cấp làm tư lệnh Quân đội Đại Hàn tại Việt Nam gồm 50,000 binh sĩ. Tướng Chae chú trọng đến việc rèn luyện thể chất nên ông muốn binh sĩ thường xuyên luyện tập võ Thái cực đạo, Không thủ đạo, dùng tay chân làm vũ khí tấn công. Họ cũng mở các lớp Thái cực đạo cho thanh niên Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động dân sự vụ.

Cũng theo ghi nhận của đại tướng Westmoreland thì lực lượng Đại Hàn được tổ chức theo lối Mỹ từ lâu nên việc phối hợp hành quân rất thuận tiện. Họ có khuynh hướng làm y hệt những gì binh thư Hoa Kỳ viết ra. Suốt trong thời gian giữ chức tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam (1964-1968) kiêm tư lệnh lực lượng Đồng minh (1965-1968), đại tướng Westmoreland đã nhận xét tổng quát như sau về quân nhân Đại Hàn: tôi nhận thấy người Đại Hàn muốn nhân sự có mặt của họ tại Việt Nam để nhận thêm càng nhiều quân cụ từ phía Hoa Kỳ chuyển sang càng tốt, để đổi lấy trực thăng và đại bác. Nhiều khi tôi phải chận bớt số đồng nấu chảy từ các ống đạn để chở về lại Hoa Kỳ dùng lại. Việc kiếm chác của người Đại Hàn gây ra chuyện gây gỗ một lần về quyền chỉ huy. Theo thỏa thuận thì các sĩ quan các nước khác đến Việt Nam đều đương nhiên nằm trong bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự tại Việt Nam (MACV). Do đó, có lần tôi nói: Bạn hình dung ra được một thiếu tướng Đại Hàn mà nắm hết chìa khóa kho của Mỹ không"
Về ngân sách dành cho các đơn vị Đồng Minh, theo đại tướng Westmoreland thì quân đội Đại Hàn cũng như quân đội Thái Lan, đều đã có ngân sách của Phái bộ Yểm trợ Hoa Kỳ tại hai nước này tài trợ, Hoa Kỳ chỉ trả thêm phụ cấp hải ngoại và chi phí cho các máy móc hạng nặng của đơn vị Công binh Phi Luật Tân, còn tất cả các khoản chi phí dành cho quân đội Úc và Tân Tây Lan đều được hai chính phủ nước này tự đài thọ. (Biên soạn dựa theo bản tin chiến sự hàng ngày do Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí, tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Sự Thật).

Kỳ sau: Trận chiến tại Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung Cộng tháng 1/1974.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.