Hôm nay,  

Có Lời Muốn Nói Mỗi Ngày

25/07/200400:00:00(Xem: 5353)
Có ai có lời muốn nói cùng đồng bào mình mỗi ngày" Có ai muốn ghi lại nhật ký, ghi những suy nghĩ và sự biến hàng ngày trên Internet để chia sẻ cùng đồng bào và mời gọi cùng suy nghĩ" Và đã liều thân gõ chữ lên bàn phím bất kể nhiều ngàn công an đang dò xét từng chữ một trên Net"
Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, các trí thức dân chủ Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Quế Dương, Nguyễn Đan Quế, Trần Khuê, và nhiều vị nữa... đều từng có một điểm chung nhất trong cuộc chiến vì nhân quyền và tự do tôn giáo. Đó là sử dụng phương tiện truyền thông qua Internet. Là bộ vi xử lý, là bàn phím, là màn hình, là đường truyền, là một phương tiện bày tỏ rất là mới. Phương tiện này có thể giúp gì cho cuộc chiến nhân quyền" Và hạn chế nào dựng lên trước hàng rào tường lửa của nhà nước" Nơi đây, chúng ta có thể nhìn sang Trung Quốc, để tìm hiểu về một mô hình kềm kẹp Internet mà nhà nước CSVN đang mô phỏng theo. Đặc biệt là hiện tượng xuất hiện những bloggers -- những người viết nhật ký chính trị hay nhật ký xã hội trên Internet -- tại Hoa Lục, điều vẫn chưa thấy tại Việt Nam.
Liu Di là nhân vật nổi tiếng trong giới trẻ Hoa Lục, đặc biệt là sau khi chị bị công an biệt giam hơn một năm. Chị Di năm nay mới 23 tuổi, là một sinh viên hậu cử nhân về tâm lý học ở Đại Học Bắc Kinh. Chị bị bắt vào tù chỉ vì chị làm báo trên Internet - một loại báo, hay nhật ký, chữ hiện nay gọi là "blogging," do mỗi ngày chị gõ lên Internet cho ai muốn đọc thì đọc. Sau khi được thả ra khỏi nhà tù Qincheng, chị đã về học tiếp ở đại học. Chị bị nhà nước cho là phạm tội nổi loạn trên Net, với danh hiệu chị dùng là "Stainless Steel Mouse" - nghĩa là Con Chuột Sắt Không Gỉ, chúng ta có thể gọi tắt là Thiết Thử Bất Hủ. Với Net-danh này, chị viết chủ yếu là lên án các hạn chế ở những tiệm cà phê Internet, chị kêu gọi đòi thêm tự do phát biểu trên Net, và rồi chị châm biếm, chọc quê Đảng CSTQ.
Chị Di là một trong những người blogger viết bằng Hoa Ngữ, nghĩa là những người tự in báo trên Net mỗi ngày. Có bao nhiêu bloggers tại Trung Quốc" Để ước tính dè dặt, Trung Quốc có khoảng 300,000 nhà báo tự làm việc trên Net như thế. Con số này đưa ra là từ nhà nghiên cứu James Borton, Giám Đốc Asia Pacific Projects for Foreign Affairs (APPFA). Con số hàng trăm ngàn người này đang trở thành biểu tượng cho tự do và là quyền tự do phát biểu tại Hoa Lục.
Chữ "blog" đã trở thành quen thuộc sau khi dùng thay cho chữ "log" để tránh lẫn lộn về các nghĩa kỹ thuật. Bây giờ chữ "blog" có nghĩa như là "ghi nhật ký lên trên Net." Các trang "nhật ký trên Net" này chuyển sang Hoa Ngữ được phiên âm thành chữ "bo ke," nghe phiên từ chữ "blog" - nhưng "bo ke" còn có nghĩa là "kẻ du hành nhiều nơi," theo giải thích của Andrew Lih, giám đốc về kỹ thuật của Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông và Báo Chí tại Đại Học Hồng Kông.
Trong Bộ Công An, tất nhiên là có nhiệm vụ kiểm soát nội dung Internet, loại trừ mọi cấm kỵ từ chính trị cho tới khiêu dâm. Lại có riêng cơ quan đặt tên là Phòng Bảo Vệ An Ninh Nhà Nước đặt tại Bắc Kinh, lập riêng lực lượng công an Internet, được tin tưởng là phải đông hơn 30,000 công an kỹ thuật, chuyên ngăn chận các trang thông tin ngoại quốc, và đóng cửa các trang web quốc nội mà đăng các bài viết trái ý nhà nước.
Hội Phóng Viên Không Biên Giới đã phổ biến bản tường trình thường niên về tình hình tự do trên Net tại hơn 60 nước - bản tường trình nhan đề "The Internet Under Surveillance" cho biết quyền của người dùng Net, người chủ biên trang web, và các nhà báo trên Net đã bị xiết chặt rất nhiều kể từ cú khủng bố ngaỳ 11-9-2001 trên đất Mỹ. Cuộc chiến chống khủng bố đã xiết luồng thông tin trên Net ở cả các nước dân chủ và độc tài.
Hai nước liên tục bắt người vaò tù về tội đưa các đề tài "chống đảng" lên Net là Trung Quốc, nơi công an đã bắt vào tù ít nhất 63 nhà báo Internet, và tại Việt Nam, nơi công an tống giam ít nhất 7 nhà trí thức dân chủ vì đăng bài lên Net, theo bản tường trình ghi nhận. Điều bi thảm chính là, con số người bị hù dọa và bắt giam có lẽ phải cao hơn rất nhiều. Có nghĩa là có những hồ sơ mà các hội nhân quyền không biết tới.

Nhìn về Hoa Lục, ước tính dè dặt là đã có hơn 300,000 blogger đang hoạt động ở đây. Có ít nhất 2 loại bloggers: loại thứ nhất là sử dụng dịch vụ blog để mỗi ngày mình viết lên Net những suy nghĩ, nhận xét của mình; và loại thứ nhì là các chuyên viên tin học tự mình thiết kế trang blog riêng cho mình qua hệ thống làm trang blog, thí dụ như Movable Type - đây là một nhu liệu tặng free trên Internet, sẽ giúp cho bất kỳ ai muốn đưa những điều mình viết hàng ngày lên Net. Trên nguyên tắc, nhu liệu này rất đơn giản, vài phút là bạn có thể đưa sổ nhật ký đời mình lên Net; làm trang blog dễ hơn làm một trang web rất nhiều.
Trong khi bên Việt Nam mình chưa thấy phong trào nào có tiếng vang, thì bên Trung Quốc mỗi ngày đều có nhiều người lên Net làm trang blog, và tự trở thành nhà báo Net với đủ thứ nhật ký đời mình.
"Blog đang trở thành một ảnh hưởng quần chúng đang lớn dậy ở văn hóa và xã hội Hoa Kỳ," theo lời Kevin Wen của hãng Differential Technology ở Texas.
Tình hình làm trang báo blog ngaỳ càng quan trọng ở Hoa lục, tới nổi mới mấy tháng trước, Đại Học Báo Chí Berkeley của UC Berkeley tổ chức một hội nghị kỹ thuật China's Digital Future.
Bất chấp cơ nguy bị công an truy bức, bắt giam, người dùng Net ở Hoa Lục đang lên tiếng cho họ. Qua các thỉnh nguyện thư trên Net và các diễn đàn, nhiều ngàn người đã dùng Internet để chỉ trích chính sách chính phủ, và trong một số trường hợp Công An phải nhượng bộ trước áp lực quần chúng nêu trên Net.
Thí dụ, năm ngoái, Lu Yunfei, một sinh viên ra trường từ Chongqing, đã mở một trang web yêu nước để phản đối một hợp đồng dự kiến ký cho một tổ hợp Nhật Bản xây đường xe điện cao tốc chạy giữa Bắc Kinh và Thượng Hải. Trong vòng 1 tuần lễ, trang Web Liên Đoàn Aùi Quốc của anh đã kiếm hơn 90,000 chữ ký qua Net, có thể đã là áp lực chính để buộc chính phủ nghĩ lại trước khi hợp đồng với hãng Nhật này vì các tàn bạo thời chiến tranh tại Trung Quốc.
Kết quả nói chung còn có thể là, Bắc Kinh không chống lại sự xuất hiện của hàng chục trang web yêu nước của dân Trung Quốc cứ kích động chống Mỹ và thậm chí còn hù dọa Đài Loan là đừng tuyên bố độc lập.
"Bây giờ thì truyền thông ở Hoa Lục trông như một phần của một xã hội dân sự đang xuất hiện. Chúng có ảnh hưởng, có khi cả ảnh hưởng chính trị. Bày tỏ quan tâm về môi trường, về tham nhũng... Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu nghĩ là Hoa Lục bây giờ có mức độ tự do truyền thông giống như tiêu chuẩn Tây Phương," theo lời Walter Hutchens, giáo sư Phân Khoa Kinh Doanh của Đại Học Maryland. "Thực sự, ngó vào sự phát triển truyền thông Trung Hoa y hệt như quan sát nhân quyền ở Trung Quốc - bạn hài lòng thấy tiến bộ vài lĩnh vực, nhưng những hy vọng đẹp nhất của bạn cứ bị giày xéo hoài," theo lời Hutchens với nhà báo Borton.
Mới đây lại có tin công an Hoa Lục bố ráp các công ty cung cấp dịch vụ blog ở Trung Quốc. Nhiều cộng đồng các blogger bỗng nhiên biến mất, không ai rõ vì sao. Có thể vì người trưởng nhóm blog bị hù dọa phải dẹp dịch vụ, hay có thể chính anh ta đã bị bắt giam mà không ai biết.
Còn mùa xuân vừa qua thì chính phủ CSTQ đã ra lệnh tạm thời cấm cửa các trang web giúp dịch vụ làm blog: Blogbus.com, Blogcn.com; Blogdrive.com .
Dù sao đi nữa, cuộc chiến giữa những người dân chủ và các chính phủ khủng long cuối đời như Hoa Lục, Việt Nam... vẫn tiềm ẩn và có khi bùng nổ trên Internet. Không riêng tại Trung Quốc, mà cả Việt Nam nữa. Vấn đề "blog" chính xác sẽ giúp gì cho cuộc chiến nhân quyền chắc chắn rồi cũng là điều hy vọng không còn tranh cãi nữa, khi không làn sóng nào bưng bít nổi các triều sóng thần Internet. Nhưng câu hỏi nơi đây là: trong khi Hoa Lục đã có 300,000 bloggers, các nhà báo hay người viết nhật ký trên Net, thì Việt Nam mình có bao nhiêu người thực sự là tay "bloggers"" Nghĩa là bao nhiêu người Việt thực sự trong lòng có lời muốn nói cùng đồng bào mỗi ngày" Và bất kể nhiều ngàn công an Internet đang truy dò từng chữ để bắt"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.