Hôm nay,  

‘ăn Có, Ăn Theo’ Mà Thôi

12/03/200500:00:00(Xem: 5189)
Từ CS Hà Nội đến Ô. Nguyễn cao Kỳ chỉ là người "ăn có, ăn ké" -- nói kiểu dân Miền Nam, hay "ăn theo" nói kiểu cán bộ CS -- người Việt Hải Ngoại trong vấn đề Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa mà thôi.
Mấy ngày nay nhơn chuyến đi VN lần thứ ba để làm áp- phe cho vợ, Ông Kỳ có tuyên bố rùm beng trên Đài Phát Thanh Á Châu Tự do (Radio Free Asia; RFA). Rằng "tôi về lần này một phần cũng vì vấn đề nghĩa trang quân đội của chúng ta lúc trước.” Rằng, "chính phủ VN họ đã đồng ý và ra chỉ thị cho các nơi, nhất là ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa lúc trước, cho dọn dẹp sạch sẽ lại sau bao nhiêu năm bị bỏ hoang." Rằng, "tôi có đặt vấn đề chuyện trùng tu dọn dẹp nếu có tổn phí thì chúng tôi sẵn sàng đóng góp, nhưng mấy anh em trả lời là không cần thiết, chính phủ sẽ làm chuyện đó.” Rằng, "từ nước ngoài về muốn tu sửa phần mộ của người thân, thì không không có gì trở ngại". Rằng, "Cứ nói hòa hợp hòa giải với người sống, thì tôi nghĩ cái chuyện dễ làm nhất và cũng đúng tinh thần người Á Đông mình, là hãy hòa giải trước với những người đã chết."

Những cái rằn rện nói trên của Ô. Kỳ nói với phóng viên Nam Nguyên của RFA chỉ là tóm lược những gì Ông Kỳ muốn " hốt ổ" hay "cướp công" hoặc "phỏng tay trên" của những thân nhân gia đình tử sĩ Quân lực VNCH đang ở trong hay ngoài nước, đặc biệt là ở Tây Âu, Bắc, Mỹ và Úc châu đã âm thầm về làm "từ khuya rồi." CS Hà Nội kẹt tiền phải đánh chữ làm thinh với "Việt Kiều" vì "nén bạc đâm toạc tờ giấy", nhứt là nén bạc đó là chỉ tệ mạnh như Mỹ kim, Âu kim, và Úc Kim.

Nói có sách mách có chứng. Sau đây là bài viết của một ký giả độc lập, Ô. Brennon Jones, từng chiến đấu ở VN, từng trở lại VN sau chiến tranh. Hồi tháng 1 năm nay, biết phong tục VN, Tết là ngày VN rất chú ý sửa sang mồ mả, nên Ông đi VN làm phóng sư viết về các nghĩa trang Quân Đội VNCH cho báo International Herad Tribune. Theo bài viết -- rất đúng -- những năm đầu sau 1975 được xem là thời điểm sắt máu, đen tối nhứt của Miền Nam, các nghĩa trang thường dân và quân đội bị VC miệt thị, san bằng, hay bỏ hoang. Dân trong nước còn sợ VC, không dám đến viếng thăm vì sợ bị dòm ngó và kiếm chuyện cho đi tù "cải tạo". Còn người Việt Hải lúc bấy giờ chân ướt chân ráo trên quê hương mới, quá bận bịu với mưu sinh, và VC chưa cho về VN. Nghĩa trang quân đội Gò vấp bị VC san bằng xây khu chế xuất. Nghĩa Trang Mạc đỉnh Chi nơi an táng TT Ngô đình Diệm và Cố vấn Ngô đình Nhu cũng bị san bằng làm Công viên Lê văn Tám. Còn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa xây dựng từ thập niên 60, là mộ phần của hàng chục ngàn binh sĩ các các cấp, được xem là nơi an nghĩ ngàn thu của những người "Tổ quốc Ghi Ơn". Chính một nhân sĩ khả kính Miền Nam là Ô. Trần văn Hương, từng làm Đô Trưởng Saigon, Thủ Tướng và Phó Tổng Thống VNCH cũng muốn được an táng nơi đây cùng với anh em quân nhân, khi xin Bộ Quốc Phòng được làm một hạ sĩ danh dự.

Trong thời gian đen tối và sắt máu trước khi CS đổi mới sau khi Liên xô sụp đổ, ai đi qua xa lộ Biên Hòa đều thấy Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi hoang tàn thê thảm khác với cảnh nguy nga của Nghĩa trang VC mới thành lập ngang đó không xa. Đường vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa lở lói, hang lỗ, cỏ mọc um tùm. Kim tĩnh bị "công nhân xây dựng" của Thành Phố có tên mới là Hồ Chí Minh và dân nghèo lật nấp lấy tấm đan về lót nền. Nhiều nhứt là ở Nhà Bảo Sanh Từ Dũ, dân Saigon đều nghe nói. Cây kiếm thiêng giống như ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington Mỹ bị phá bằng mìn, băng đại pháo, nhưng không sập, dù đầy thương tích, vẫn đứng thẳng cùng tuế nguyệt.

Nhưng theo bài viết của nhà báo Bennon, đi VN hồi tháng 1 -- tức trước khi Ông Kỳ tuyên bố mới đây - thấy bộ mặt nghĩa trang này hoàn toàn mới. Hoàn toán khác với năm 2002 Ông có đến với cảnh hoang tàn, mộ rêu phong, bia xiêu vẹo. Bây giờ tất cả được sơn phết đàng hoàng, sạch sẽ, cây kiểng xanh um, quang cảnh rất là khang trang, đẹp đẽ.

Ai làm" Tự nhiên không phải VC không công rồi nghề nên đi làm cho có chuyện. Đó chính là thân nhân gia đình, bè bạn, và những người thương quân nhân VNCH đã đem nhân tài vật lực ra trùng tu - chớ không ai khác. Từ sau năm 2002, CS Hà Nội "câu móc" mạnh vì túi bạc kè kè của "Việt Kiều" qua đường du lịch, gởi tiền giúp gia đình, và đầu tư. "Việt Kiều" tương kế tựu kế làm cái việc mà người Việt xem như bổn phận thiêng liêng đối với người chết trong gia đình, trong đơn vị; đó làm sao người sống có nhà, người chết có mồ. Cũng phải công bằng mà nói, sau gần 30 năm, VC cũng bớt sắt máu đối với quân nhân VNCH đã nằm xuống, theo nhận xét của Ô. Brennon.

Sau cùng trước một việc đã rồi do "Việt Kiều" làm, Việt Công ở vào thế chẳng đặng đừng phải "hợp thức hóa" với cái lợi về mình, như đã nói với Ô. Kỳ để Đảng, Nhà Nước đãi thọ. Còn Ô. Nguyễn cao Kỳ định phỏng tay trên những gì người dân Việt Hải Ngoại và trong nước đã làm cho Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. "Mạt cưa mướp đáng đôi bên một phường" cũng chả sao. Ăn có, ăn ké hay ăn theo "Việt Kiều" cũng không "nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ.” Cái chánh là những người hy sinh vì Tổ Quốc VN có nơi an nghĩ cuối cùng tương xứng.Và những người sống nhớ ơn người đã hy sinh cho mình có thể tới lui phúng viếng. Thế là quý rồi, bên cạnh khía cạnh chánh trị..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.