Hôm nay,  

Nền Chính Trị Kiểu Iraq

24/07/200400:00:00(Xem: 5089)
(Theo Newsweek)
Khi khách ngoại quốc lái xe từ phi trường về trung tâm thành phố Baghdad, họ sẽ thấy cảnh sát Iraq đứng trên khắp các con đường. Ở một số khu vực trong thành phố, dường như tại mỗi góc đường đều có hàng rào chắn. Họ ngăn xe cộ lại. Họ lục soát các ngăn hành lý. Họ lục soát mọi thứ trong ngăn hành lý, ngăn chứa đồ và trong cả chiếc cặp máy tính. Không một nụ cười. Không một lời nói đùa. Những người này mặc đồng phục mới, nhưng những cái bụng phệ, những bộ ria mép và những khẩu AK-47 thì chẳng khác gì thời gian Saddam Hussein còn nắm quyền.
Không người khách ngoại quốc nào nghĩ rằng rằng mình sẽ vui vẻ khi gặp những người cảnh sát này. Nhưng rồi họ cũng thấy vui vẻ. Và hầu hết những người Iraq mà họ đã gặp cũng vậy. "Mấy tuần nay bắt đầu yên tĩnh hơn", một người thợ bánh mì trẻ giải thích trong khi giang tay như thể đang kéo phẳng tấm khăn trải giường, "Tôi chỉ mong đó không phải là sự yên lặng trước cơn bão".
Ai cũng hy vọng như vậy. Và nếu không phải thế - nếu đó thật sự là một bước ngoặc dẫn đến hòa bình và thịnh vượng cho Iraq - thì mọi chuyện là do một nguyên nhân đơn giản: một chính phủ gần như nắm chủ quyền được xác lập vào ngày 28/6 đang điều khiển sân khấu chính trị kiểu Iraq. Chắc chắn sẽ còn nhiều ồn ào và bạo lực nữa. Chắc chắn cũng sẽ còn nhiều mục nát. Nhưng cũng có một cảm giác mới trên đường phố mà Chính phủ Liên minh Lâm thời do Mỹ điều hành ngày xưa không bao giờ có được.
Ưu tiên hàng đầu của tân chính phủ Iraq là đem lại an toàn cho thủ đô Baghdad và khôi phục các dịch vụ công cộng. Người Iraq còn nhớ rất rõ rằng khi mới đầu hàng, thủ đô của họ hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Nó chỉ bị phá hủy những ngày sau đó, khi quân Mỹ tràn vào thành phố. Quân đội Mỹ đã đứng yên nhìn những kẻ cướp được phóng thích vơ vét các cơ sở hạ tầng của thành phố đến tận xương tủy.
Sau đó, người Baghdad tiếp tục hoài nghi quan sát sự bất lực của Mỹ trong việc khôi phục mạng lưới điện dân sự. Họ bắt đầu biết sợ những loạt đạn hung dữ ngẫu nhiên của lính Mỹ tuần tra trên các đường phố. Đồng thời, họ chứng kiến những băng nhóm tội phạm biến việc bắt cóc thành một ngành công nghiệp.
Một bác sĩ Iraq làm việc tại khu Green Zone (khu vực Xanh) với máy điều hòa nhiệt độ nói trước khi quay về ngôi nhà ngột ngạt và không có điện của mình: "Người ta bảo rằng người Mỹ muốn chúng tôi phải khốn đốn".
Có thể tân chính phủ lâm thời Iraq không đủ khả năng giải quyết tất cả những vấn đề này ngay một lúc, nhưng ít nhất thì họ cũng nỗ lực tập trung vào đó. Và nếu họ cố gắng hơn một chút nữa thì thật sự có thể hy vọng Iraq sẽ thoát khỏi con đường xoắn ốc chết người của mình, và Mỹ sẽ rút khỏi Iraq.
Bước kế tiếp là một đề nghị ân xá trong tuần này. Trong một cuộc phỏng vấn với The Financial Times, Tổng thống lâm thời Ghazi Yawer phát biểu: "Chúng tôi đưa tay ra với những người tôn trọng luật pháp và vung gươm lên với những kẻ muốn ở ngoài vòng pháp luật".
Trong khu Green Zone, tờ báo Stars and Strips mang đến cho những người lính một dòng tiêu đề cứng rắn: "Tổng thống Iraq tuyên bố sẽ thẳng tay trừng trị phiến quân; Al-Yawer thề sẽ 'vung gươm lên' với các tên nổi loạn". Nhưng thật sự, bàn tay đưa ra ấy trước tiên lại dành cho nhiều người Iraq từng chiến đấu và giết hại lính Mỹ. "Nếu họ là nhân dân thành phố này, nếu một số người đã giết chết đến 10 người lính, chúng tôi vẫn ân xá cho họ", Al-Yawer nói, "Chúng tôi cần phải làm thế, chúng tôi cần phải can đảm chấp nhận nhân dân của mình và đoàn kết lại mọi người Iraq".
Chao ôi, câu nói này khiến cho bất cứ ai cũng phải rung động. Ân xá cho những kẻ phiến loạn từng sát hại 5 hay 10 người Mỹ ư" Nhưng Yawer rất thực tế. Một bước khẩn yếu kế tiếp với chính phủ Iraq này là bắt đầu đạt đến những thỏa thuận với các bộ lạc chính ở những vùng quê, nhất là ở phía tây, để kết thúc vai trò của họ trong các cuộc nổi loạn. Rất nhiều người trong số này đang chiến đấu trong một trận chiến mà họ xem là chính nghĩa, chống quân xâm lược và trả thù cho những người thân đã mất 15 tháng trước.

Một vấn đề cốt yếu là vào khoảng tháng 3 và tháng 4/2003, Mỹ đã cố gắng sát hại cá nhân các người lãnh đạo chính quyền Saddam bằng những vũ khí chính xác. Song những trái bom thông minh lại được hướng dẫn bởi những kẻ chỉ biết thả bom dựa trên các tin tình báo đáng nguyền rủa. Trong những ngày hỗn loạn của Iraq Tự do giữa tháng tư năm ngoái, các phóng viên đáng kính trọng như Con Coughlin của tờ báo Anh Daily Telegraph trích lời những nguồn tin tình báo mật thiết của họ rằng con trai Uday của Saddam, nhà ngoại giao Tariq Aziz và ngay cả viên Bộ trưởng thông tin thô lỗ "Baghdad Bob" Sahaf cũng đều bị thiệt mạng do bom chính xác.
Bill O'Reilly của Fox News hỏi về Sahaf: "Vậy anh nghĩ số phận của ông ấy đã được định đoạt"". "Người ta bảo tôi như thế", Coughlin nói. Như chúng ta đã biết, Con Coughlin đã nhận được những thông tin sai lạc, cũng như nhiều người trong chúng ta trước đây. Sau đó, tổ chức theo dõi nhân quyền đã đổ lỗi cho việc dùng sai bom thông minh như những công cụ ám sát để giết hại nhiều công dân vô tội bị thiệt mạng trong Chiến dịch Iraq Tự do. Dường như chúng chỉ đánh trúng rất ít, nếu không muốn nói là không trúng một mục tiêu nào mà chúng có nhiệm vụ phải đánh cả.
Tuy nhiên, có một sự kiện tệ hại hơn cả vì nó đã góp phần chuyển hướng tiến trình dài hạn của cuộc chiến tranh chống lại người Mỹ. Ngày 1¼, hai ngày sau khi quân Mỹ kéo đổ bức tượng Saddam giữa Baghdad, Mỹ đã cố gắng hạ sát người em họ của Saddam, Barzan al-Tikriti, bằng cách thả sáu trái bom tinh thông J-Dam vào một biệt thự lớn cách khoảng 11 dặm bên ngoài thành phố Ramadi.
Họ không giết được Barzan nếu hắn có ở đó, nhưng họ đã giết chết Malik Al-Kharbit, một lãnh đạo bộ lạc từng làm việc với Mỹ và Jordan từ giữa những năm 1990 nhằm cố gắng lật đổ Saddam Hussein. Ngoài Malik, 21 thành viên khác của gia đình ông ta cũng bị thiệt mạng dưới trận bom này, trong đó có khoảng một tá trẻ em.
Chiến tranh là chiến tranh, với tất cả những gì liên quan đến nó. Nhưng trong chiến tranh có những hành động thật sự ngu ngốc và tự chuốc lấy thất bại. Các thành viên trong bộ tộc Kharbit được xem là những nhân vật hàng đầu trong một bộ lạc mở rộng tên là Dulaym với dân số lên đến hai triệu. Họ có các thành lũy ở Fallujah, Ramadi, Ka'em, Rutbah - những nơi mà ngày nay nổi tiếng trong dân chúng Mỹ là "Tam giác Sunni", nơi chôn xác của rất nhiều lính Mỹ sau cuộc tấn công chính xác vào một mục tiêu sai lầm vào tháng 4/2003.
Làm thế nào người ta có thể sửa chữa một sai lầm nghiêm trọng như vụ sát hại Malik Kharbit và gia đình ông ta" Người Mỹ không bao giờ làm được điều đó. Thật sự thì họ còn làm cho mọi việc tệ hơn nữa. Một vài tuần trước, sau khi em trai Mudher của Malik một lần nữa từ chối hợp tác với Mỹ để tiểu trừ những kẻ phiến loạn, tám thành viên trong gia đình ông ta đã bị ném vào nhà tù Abu Ghraib, trong đó có một người có những đứa con đã bị chết hết trong cuộc ném bom tháng 4/2003.
"Chúng tôi đang hướng tới tương lai", Mudher nói tại Jordan vào cuối tuần. Ông ta không tin Allawi. Nhưng ông không muốn chống đối chính quyền trung ương mãi. Ông muốn hợp tác với họ và tìm cho bộ lạc của ông một vị trí trên đất nước này. Nếu Allawi có thể tìm được một cách giúp đỡ bộ tộc Kharbit thì một lần nữa ông có thể đưa đất nước mình tiến thêm một bước đến với hòa bình. Lệnh ân xá cho những kẻ đã giết hại người Mỹ chỉ là một bước khởi sự mà thôi.
Dĩ nhiên, khi nghĩ đến những máu xương và tiền bạc mà người Mỹ đã đổ xuống đây, tất cả những điều này có thể làm người ta thật là nản lòng. Nhưng với tình trạng hỗn độn xẩy ra tại đây, thật là ngạc nhiên khi người Mỹ lại cảm thấy yên lòng khi nhìn người Iraq trở lại với phong cách cũ của họ. Dù sao đây cũng là đất nước của người Iraq, chính TT Bush cũng từng tuyên bố như thế!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.