Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Bài Học Từ Vụ Vivian Alvarez

22/05/200500:00:00(Xem: 5420)
Ngày 4/5/05, ông Peter McGauran, tổng trưởng Sắc Tộc Sự Vụ, trong tư thế Quyền Tổng Trưởng Di Trú, lên tiếng thừa nhận rằng vào năm 2001 Úc đã nhầm lẫn tống xuất một công dân Úc trở về xứ sở nguyên quán của bà ta. Chính phủ ông Howard lúc bấy giờ từ chối không cho biết thêm chi tiết gì về vụ việc này - kể cả vì sao và trong hoàn cảnh nào mà bà bị trục xuất" Xuất xứ của bà là gì" Nguyên quán của bà ở đâu.v.v... - với lý do rằng nó đụng chạm đến những vấn đề về quyền riêng tư (privacy) của bà ta. Chỉ có một điều duy nhất được thừa nhận: chính phủ Úc đã không thể nào liên lạc tìm lại bà, mặc dù đã bỏ ra hơn 12 tháng tìm kiếm!
Đến bây giờ thì bà Vivian Alvarez, gốc Phi Luật Tân, đã được đoàn tụ với gia đình bà tại Manila và sắp quay trở về Úc, có lẽ sẽ được bồi thường bằng hiện kim, phần lớn nhờ vào nỗ lực của giới truyền thông, và trong khoảng mấy tuần lễ vừa qua, đặc biệt là từ khi chương trình “Lateline” của đài truyền hình ABC công bố đã tìm được tông tích của bà chỉ trong vòng hơn một tuần sau đó, thì người ta mới khám phá thêm được nhiều dữ kiện khiến chúng ta, những người công dân Úc gốc Á Châu, phải đặc biệt suy gẫm.
Bà Vivian Alvarez Solon, 42 tuổi, là công dân Úc, đã sinh sống ở Úc hơn 18 năm, có gia đình, con cái ở đây. Vào năm 2001 bà là cư dân của Lismore, một tỉnh phía Bắc NSW. Một đêm người ta thấy bà bị thương nặng tại một công viên của tỉnh lÿ. Theo bà Betty Graham-Higgs, nhân viên xã hội của bệnh viện Lismore Base, vốn từng thăm hỏi bà lúc bấy giờ, thì có lẽ bà bị hành hung đánh đập dã man. Bà Alvarez lúc ấy có vẻ hốt hoảng kinh hãi tột độ, không thể nói được câu nào, rồi sau đó, khi có thể nói được thì bà có vẻ “rất mơ hồ, lẫn lộn (confused) và cho biết bà được mang sang Úc”.
Sau đó, bà được di chuyển sang bệnh viện Liverpool để điều trị cột xương sống rồi hoàn trả lại cho bệnh viện Lismore. Nhân viên bệnh viện, theo đúng thủ tục luật định, thông báo với bộ Di Trú. Hai nhân viên bộ Di Trú đến điều tra, thẩm vấn bà Alvarez. Sau đó, khi bà được đưa về điều dưỡng tại trung tâm phục hồi (rehabilitation unit) thuộc bệnh viện St Vincent do dòng nữ tu Presentation cai quản thì nhân viên bộ Di Trú đến áp tải bà đi. Dòng nữ tu này từ chối không cho biết vì sao nhân viên Di Trú lại được họ cho phép mang một người bệnh tật nặng, chưa thể tự đút ăn, ra khỏi trung tâm.
Bà Alvarez bị áp tải đến một lữ điếm (motel) ở Brisbane và giữ ở đó dưới sự canh gác của nhân viên Di Trú. Một nhóm người gốc Phi, kể cả một linh mục, tìm cách liên lạc với bà tại lữ điếm để xem họ có thể giúp đỡ gì không thì bị nhân viên bộ Di Trú ngăn cản, đuổi đi. Bà Alvarez từ trong phòng nói với ra rằng bà chẳng có tiền bạc y phục gì cả và giấy hộ chiếu (passport) của bà đã bị lấy mất. Sau đó, bà bị áp tải sang Phi Luật Tân, và được trao cho các vị nữ tu tại một nhà dưỡng lão ở Olongapo, phía đông bắc Manila, chăm sóc.
Mãi đến năm 2003 khi một nhân viên bộ Di Trú tình cờ thấy hình ảnh của bà trong chương trình Without A Trace của đài số 9 - một chương trình nhằm yêu cầu công chúng giúp đỡ tìm lại người thân đã mất tích - thì bộ Di Trú mới biết được sự nhầm lẫn năm 2001, và từ đó đến giờ, bộ đã ra công tìm kiếm nhưng không thành công!
Mãi đến khi giới truyền thông quyết định đào sâu, quyết định dò tìm thêm về danh tính của người mà TT John Howard sau này trình với quốc hội rằng “quả thật là một chuyện đáng tiếc và đáng buồn (a matter of sorrow and regret) khi người phụ nữ có vẻ như là công dân Úc này đã bị trục xuất”, thì linh mục Mike Duffin, linh mục sở tại ở Manila, mới biết được chân tướng của bà Alvarez và lập tức thông báo cho chương trình Lateline về tông tích của bà.

Trong suốt thời gian mà bà Alvarez “bị mất tích” thì hai đứa con của bà, đứa nhỏ chỉ mới lên 5 khi bà mất tích, đã bị đưa làm con nuôi (foster care). Mặc dù sự việc đã được phơi bày một các rõ rệt như thế, nhưng chính phủ Úc, từ TT John Hoawrd cho đến tổng trưởng Amanda Vanstone, không hề chính thức lên tiếng xin lỗi bà Alvarez và gia đình, mà chỉ thừa nhận đấy là “một trường hợp thật vô cùng đáng tiếc (very, very, very regrettable situation)”.
Vụ bà Alvarez bị trục xuất nhầm lẫn này khiến người ta không khỏi đặt lên nhiều câu hỏi. Vì sao bà được xem như là người di dân lậu chỉ ba ngày sau khi cảnh sát Queensland đưa tên bà vào danh sách những người bị mất tích" Vì sao và chiếu theo thủ tục nào mà sau khi bị trục xuất bà lại được đưa thẳng đến cho các dì phước ở Phi Luật Tân chăm sóc" Vì sao mà chính phủ Úc lại không thể, và không có hồ sơ để có thể, liên lạc với các dì phước khi cần tìm lại bà Alvarez từ năm 2003" Vì sao mà giới truyền thông, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi đã có thể dò tìm tông tích của bà Alvarez trong khi bộ Di Trú cố công hơn hơn một năm mà vẫn không thành công" Vì sao chính phủ vẫn từ chối không chịu mở một cuộc điều tra công cộng (public enquiries) về vụ việc này mà lại chỉ gộp chung vào trong cuộc điều tra kín (closed enquiries) đang được tiến hành về vụ bà Cornelia Rau - công dân Úc bị giam giữ sai trái trong trại giam di dân lậu - mà thôi"
Thế nhưng, câu hỏi mà chúng ta, những công dân Úc gốc Việt nói riêng, gốc Á Châu nói chung, hoặc tổng quát hơn nữa, không phải là dân da trắng gốc Anglo-Saxon, cần đặt ra ở đây là: Vì sao bà Alvarez lại bị trục xuất một cách nhanh chóng như thế, trong tình trạng bệnh hoạn thương tật như thế" có phải chăng vì nước da ngăm đen của bà khiến người ta dễ dàng đi đến kết luận bà là “di dân lậu” hay không"
Chính phủ Úc dường như cho rằng vụ việc này chỉ là trường hợp ngoại lệ, khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, theo sự thừa nhận từ chính phủ thì chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 7/03 đến tháng 2/04, có hơn 33 trường hợp, kể cả một số là công dân Úc, bị bộ Di Trú bắt lầm! Cựu tổng trưởng Di Trú Nick Bolkus đã lên tiếng báo động rằng “có những thế lực đen tối” đang hoạt động tại bộ Di Trú.
Một độc giả của nhật báo The Age, ông Brendan O’Reilly, cư dân West Preston, trong thư độc giả đã thuật lại kinh nghiệm của ông khi vừa được nhận vào làm tại bộ Di Trú năm 1991. Những người tân tuyển được dẫn đến quan sát phi trường Melbourne. Nhân viên di trú thẩm quyền ở đấy cho họ biết rằng nhân viên Quan Thuế sẽ cấp báo với nhân viên di trú về những người khả nghi, tuy nhiên nhân viên di trú có thể nhìn hành khách và tự quyết định xem ai là kẻ khả nghi. Khi có người hỏi: “Phải tìm những điểm gì" Làm sao xác định được ai là kẻ khả nghi"” thì ông ta nói: “Tất cả những người da đen. Và đấy không phải là vì sự kỳ thị đâu nhá”.
Để tránh bị rơi vào hoàn cảnh của bà Alvarez thì có lẽ chúng ta lúc nào cũng phải mang kèm theo bên mình sổ hộ chiếu chăng" Hay chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, có khó khăn về ngôn ngữ, cần phải mang theo trong mình một tấm business card của một văn phòng luật sư nào đó, kèm thêm dòng chữ bằng tiếng Anh yêu cầu được nói chuyện với luật sư chăng"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.