Hôm nay,  

Khủng Hoảng Của Mía Đường: ‘ưu Việt Xhcn’ Bị Phá Sản

12/01/200600:00:00(Xem: 5973)
- Từ những năm đầu tiên của thập niên 1990, Việt Nam đã phát động chính sách tăng gia sản xuất mía đường mong đạt được chỉ tiêu 1 triệu tấn đường/năm cho cả nước. Ngay sau đó, các ngành đầu tư quốc doanh và tư nhân đã bỏ vốn và thiếp lập 44 nhà máy đường với chi phí trên 2 tỷ Mỹ kim. Sau hơn 10 năm hoạt động, tình trạng chung của kỹ nghệ nầy chẳng những không được phát triển như ý muốn, mà trái lại đã mang laị nhiều khốn đốn cho người trồng mía và nhân công nhà máy, cũng như trong hiện tại nhiều nhà máy đã ngưng hoạt động hòan tòan. Tc KH&MT hôm nay tiếp chuyện với TS MTT về vấn đề nầy.

Hỏi: Thưa TS, công nghệ mía đường đã được nhà cầm quyền VN cổ súy và đầu tư mạnh, vậy tại sao có cảnh nghịch lý là tình trạng của kỹ nghệ nầy đang bị khủng hoảng"

- Đáp: Thưa Anh. Tương tự như những công nghệ phát triển kinh tế khác của Việt Nam, mỗi khi có một chính sách quốc gia vừa được nêu ra, các địa phương có dịp để khai triển kế hoạch phát triển trong địa phận trách nhiệm của mình mà không có một chính sách chung, đồng bộ cũng như không điều nghiên về môi trường và tác động đến vùng sinh thái của nơi được thiết lập. Do đó, kết quả tất nhiên là phải đi đến thất bại mà thôi.

Việt Nam đã phát triển chương trình mía đường một cách vội vã, cùng một lúc thiết lập tòan bộ hệ thống nhà máy từ Bắc chí Nam, tạo nên một khủng hoảng thừa ngay từ đầu. Do đó hàng loạt nhà máy phải đóng cửa và không còn khả năng để trả nợ và kỹ nghệ nầy hiện nay đang bị phá sản hoàn tòan.

Hỏi: Xin ông nói rõ hơn đây là một cơn khủng hoảng thừa như thế nào"

- Đáp: Từ những nhà máy đường chính đã có từ trước 1975 như nhà máy đường Hiệp Hòa, Khánh Hội, Bà Lụa, Quảng Ngãi v.v… ngay sau khi chính sách được phát động, hơn 40 nhà máy mới được thiết lập vội vã từ Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quãng Bình xuống tận Cam Ranh, Sóc Trăng. Thậm chí có những nhà máy được địa phương xây trước khi có giấy phép như nhà máy Sơn Dương, và những nhà máy được xây trước khi có được quy hoạch trồng mía, nghĩa là có nhà máy mà không có nguyên liệu mía để ép. Có thể nói, tòan bộ các nhà máy đường mới đều được khởi công trước khi được các cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư như nhà máy Ninh Hòa. Đó là tình trạng khủng hoảng thừa cho cả nước.

Hỏi: Trước hết, chỉ trong một thời gian ngắn mà đã thiết lập trên 40 nhà máy. Thưa ông thiết bị để xây dựng đến từ đâu, từ trong nước hay phải nhập cảng"

- Đáp: Thưa anh. Hầu hết những thiết bị đều được nhập cảng từ Trung Quốc, Úc Châu, Pháp…và đều không được đấu thầu, không có kiểm soát và không bảo đảm công suất họat động, cũng như hòan tòan thiếu sự đồng bộ trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu mía và xây dựng nhà máy. Trong số 44 nhà máy chỉ có 6 nhà máy có nguồn vốn đầu tư từ nước ngòai cho nên có thiết bị mới với công nghệ tiên tiến và công suất cao trên 6 ngàn tấn mía/ngày. Còn lại những nhà máy xử dụng máy móc sản xuất từ TQ có công suất nhỏ dưới 1 ngàn tấn/ngày và phẩm chất của đường rất xấu. Có rất nhiều hợp đồng cung cấp thiết bị không được duyệt thiết kế cho nên phải thay đổi, điều chỉnh.. . do đó chi phí xây dựng bị lãng phí rất nhiều thời gian và nguồn vốn. Điển hình là công ty đường Tuyên Quang, Sóc Trăng, Bình Dương đã mua thiết bị của TQ mà không có tài liệu thẩm định, do đó vẫn chưa hoạt động được và máy móc còn đang nằm la liệt như vật liệu phế thải. Ngoài những vấn nạn trên, còn một vấn nạn lớn nhất, đó là tệ trạng tham nhũng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa kỹ nghệ đường VN đến bờ vực thẩm.

Hỏi: Còn về quy họach trồng nguyên liệu mía thì sao, thưa TS"

- Đáp: Theo ước tính hiện tại (11/2005), chỉ còn 37 nhà máy đường hoạt động trên tòan quốc và số liệu do Hiệp hội Mía Đường cho thấy tổng công suất chế biến là 75 ngàn tấn/ngày nghĩa là trên 27 triệu tấn mía/năm. Năm 1996, diện tích trồng mía ở VN chỉ khoảng 200 ngàn mẫu với sản lượng 600 ngàn tấn/năm. Đến mùa năm 2003 - 2004, nông dân trồng mía tăng lên 300 ngàn mẫu và cho sản lượng 1,1 triệu tấn/năm. Nhưng qua đến mùa 2004 - 2005, chỉ còn khoảng 920 ngàn tấn/năm mà thôi. Vì vậy, nếu so sánh với yêu cầu nguyên liệu mía cho các nhà máy là 27 triệu tấn/năm, nguyên liệu mía có được chỉ cung ứng 3,4% cho nhu cầu của các nhà máy mà thội. Thí dụ như nhà máy đường Quảng Bình có công suất ép mía là 7,1% cho mùa 1998 - 1999; qua mùa 1999 - 2000 tăng lên được 18,6%; 2000 - 2001, còn 12,4%; và 2001 - 2002 chỉ còn lai 6%. Hiện tại nhà máy đang bị đóng cửa vô hạn định.

Hỏi: Ngoài việc xây dựng gấp rút, thiếu quy họach, ngòai việc nguyên liệu mía không đủ cung ứng cho công suất ép mía của các nhà máy, còn yếu tố nào khác để gây ra khủng hoảng cho công nghệ nầy trong hiện tại không thưa ông"

- Đáp: Ngoài hai yếu tố vừa kể trên cần phải nói đến phẩm chất và giá trị thị trường của đường Việt Nam, và nhất là cung cách quản lý trong đó tham nhũng là một nguyên nhân hàng đầu cho cuộc khủng hỏang ngày hôm nay.

Hỏi: Xin ông nói rõ hơn về phẩm chất và giá trị thị trường của đường Việt Nam"

- Đáp: Vì các nhà máy đường đa phần là do thiết bị của TQ, với công nghệ lạc hậu, cho nên ngay từ khi kỹ nghệ đường bộc phát, phẩm chất đường Việt Nam rất xấu so với đường nhập cảng từ Thaí Lan hay TQ. Chỉ có 6 nhà máy có 100% vốn đầu tư ngoại quốc mới có thể cạnh tranh được đường ngoại nhập mà thôi vì có máy móc tiên tiến.Về giá thành, đường nội địa có phẩm chất xấu, nhưng giá bán vẫn cao hơn đường ngoại nhập từ 20 đến 40 Mỹ kim/tấn. Do đó, có tình trạng các kho dự trử đường của nhà máy bị ối đọng vì đường không thể bán ra thị trường được. Công nhân viên chức, trong hòan cảnh nầy chỉ lảnh lương hàng tháng bằng số lượng đường tương đương với mức lương. Điều nầy cũng giống như tình trạng của các công ty quốc doanh khai thác than đá ở miền Bắc.

Hỏi: Còn công cuộc quản lý thì sao"

- Đáp: Thưa anh. Chính sách quốc gia đã ra đời một cách vội vã và thiếu điều nghiên, cộng thêm cung cách quản lý không chuyên nghiệp và tệ trạng tham nhũng đã khiến cho "Chương trình 1 triệu tấn đường" chỉ còn là một bánh vẻ sau hơn 10 năm thực hiện. Vì thiếu chuyên môn cho nên thiết bị nhập cảng đã bị ăn xén từ kỹ thuật đến xây dựng. Đại để là mua thiết bị cũ, không có năng suất cao mà vẫn được nhập với tiêu chuẩn của thiết bị mới. Còn việc lấp đặt nhà máy đường rất tùy tiện qua móc ngoặc. Ngay cả ở những địa phương hòan tòan không có khả năng trồng nguyên liệu mía cũng có nhà máy đường. Kết quả là, có những nhà máy sau khi khánh thành đã âm thầm đóng cửa. Hiện tại, báo chí trong nước cho biết có 34 nhà máy còn nợ của nhà nước trên 7 ngàn tỷ đồng tương đương với 500 triệu Mỹ kim.

Hỏi: Vậy theo ông, công nghệ mía đường VN phải làm gì để tháo gỡ bế tắc và khủng hoảng của ngành nầy hay không"

- Đáp: Trước hết, chúng tôi nghĩ:

- Việt Nam cần phải có quy hoạch trồng mía rất rõ ràng, rồi mới có thể sắp xếp lại hệ thống nhà máy ép mía trên tòan quốc. Đừng để cảnh con trâu trước cái cày như hàng chục năm qua tái diễn. Nghĩa là phải dự trù lượng mía có đủ khả năng cung cấp trọn mùa tại một địa phương rồi mới lấp đặt nhà máy có công suất tương đương với mức thu họach mía.

- Dứt khoát loại trừ những nhà máy có thiết bị cũ với quy trình sản xuất lạc hậu mà phải thay thế bằng những nhà máy có công nghệ tiên tiến;

- Vì đây là một công nghệ quốc gia, cho nên phải có một chính sách quản lý nghiêm ngặt, kiểm soát gắt gao từ giá mía thu mua cho đến giá đường thành phẩm, ngõ hầu tạo điều kiện cho nông dân trồng mía có lợi tức ổn định, không bị ép giá mà đổi nghề. Điều sau nầy sẽ tạo ra khủng hoảng nguyên liệu mía cho mùa mía tiếp theo;

- Và sau cùng, kiểm soát các vùng biên giới để chận đứng hay tối thiểu hạn chế được lượng đường nhập lậu từ phương Bắc và Cambodia, ngõ hầu bảo vệ được mức tiêu thụ của đường nội địa.

Thiết nghĩ, làm được 4 điều trên, VN có thể điều chỉnh đượng tình trạng khủng hỏang đường hiện tại và việc phân phối đường trong tòan quốc sẽ ổn định vì đã có quy hoạch rõ ràng. Như thế có thể tránh được những xáo trộn xã hội do khủng hoảng thiếu hoặc thừa cho công nghệ mía đường gây ra.

Kính chào Quý thính giả của Đài ACTD

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.