Hôm nay,  

Ranh Giới Dân Chủ Và Độc Tài

11/01/200600:00:00(Xem: 4997)
- Giữa tháng 12/2005, tờ New York Times, một trong ba tờ nhật báo nhiều ảnh hưởng tại Hoa Kỳ tiết lộ rằng sau vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 (thường được gọi là vụ 911) tổng thống Bush ra lệnh cho Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency) nghe lén điện thoại của công dân Hoa Kỳ mà không cần có sự cho phép của một quan tòa liên bang (như sự ràng buộc của bộ luật The Foreign Intelligence Surveillance Act tức Luật Theo Dõi Tình Báo Hải Ngoại) với mục đích theo dõi thông tin của các kẻ nghi ngờ có liên quan đến nhóm khủng bố al Qaeda để đề phòng một cuộc tấn công tương tự như vụ 911.

Tòa Bạch Ốc giận dữ, cho rằng sự tiết lộ của tờ New York Times làm suy giảm an ninh quốc gia. Tổng thống Bush nói ông cho phép Cơ quan An ninh Quốc gia thực hiện chương trình nghe lén là ông hành xử quyền được Quốc hội trao cho sau vụ khủng bố 911 trong khuôn khổ của hiến pháp. Mục đích của ông là bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Trong khi đó ông bộ trưởng Tư pháp Alberto Gonzales ra lệnh điều tra để tìm ra ai là người tiết lộ cho tờ New York Times về lệnh mật của tổng thống.

Nhưng nhiều dân biểu và nghị sĩ cũng như các cơ quan truyền thông không để cho lệnh điều tra của ông bộ trưởng Tư pháp đánh lạc hướng. Họ quan tâm vào một mặt khác quan trọng hơn. Đó là tổng thống Bush có vi phạm luật lệ quốc gia khi ra lệnh cho phép nghe lén mà không thông qua tòa án không"

Nhìn vào tình hình an ninh của nước Mỹ sau vụ 911 ai cũng thấy tổng thống Bush phải hành động nhanh chóng và hữu hiệu để bảo vệ tính mạng của dân, nên dễ thông cảm với quyết định của tổng thống. Và trách những kẻ chỉ trích tổng thống Bush phạm luật là đặt quyền lợi cá nhân và đảng phái lên trên quyền lợi của quốc gia. Nghe lén là phương pháp hữu hiệu nhất để phát hiện những toan tính của al Qaeda.

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Lịch sử chứng minh rằng cái ranh giới giữa độc tài và dân chủ rất mong manh. Để bảo vệ dân chủ và sự tự do của người dân nền hành chánh và chính trị của một quốc gia phải được vận hành trong một khuôn khổ luật pháp rõ ràng minh bạch. Những gì ra ngoài khuôn khổ này đều có thể bị lợi dụng để bảo vệ quyền lợi của một lãnh tụ chính trị, một đảng phái trên sự thiệt thòi của những nhân dân cả nước.

Trong thế kỷ 20 vừa qua không có một chế độ độc tài nào mà người lãnh đạo nói “tôi chủ trương độc tài”. Từ Hitler (quốc xã) đến Stalin, Mao Trạch Đông (cộng sản) người nào cũng tạo nên bộ máy độc tài bằng sự biện minh họ hành động cho một mục tiêu tốt đẹp cho quốc gia dân tộc hay rộng ra cho nhân loại. Hitler nói ông muốn xây dựng một nước Đức hùng cường trước sự chén ép của Âu châu sau khi thua trận Thế giới Đại chiến I. Dân Đức nghe êm tai và để cho ông làm gì thì làm. Stalin và Mao thì nói cần thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa để mang lại công bình và cơm áo cho giai cấp bị bóc lột. Quần chúng lầm than ủng hộ và thần tượng hóa hai ông. Nhưng khi ba ông nắm trọn quyền hành thì nước Đức (1940-1945), nước Nga (1930-1953), nước Tàu (1966-1976) hoàn toàn nằm trong tay sinh sát của ba ông. Họ muốn ai sống thì sống và muốn ai chết thì chết. Lệnh diệt người Do thái của Hitler giết 6 triệu người, và các chính sách của Stalin và Mao Trạch Đông và các cuộc thanh trừng đàn áp đã giết hàng chục triệu người. Cái gương hôm nay là Liên bang Nga. Dân chúng Liên bang Nga đang ủng hộ tổng thống Vladimir Putin gần như vô điều kiện để ông tái thiết lập lại uy tín của một nước Nga hùng cường thời Chiến tranh lạnh, và có thể họ đang mất quyền dân sự và nhân quyền căn bản để chui dần vào cái rọ độc tài.

Độc tài không phải tư dưng mà có. Nó có một tiến trình sinh trưởng hợp với xu hướng của con người, nghĩa là xu hướng của một sinh vật lúc nào cũng muốn khống chế đồng loại. Ngoại trừ có một cơ chế để kềm chế cái tiến trình tự nhiên đó.

Những người Anh bỏ Âu châu sang châu Mỹ tìm tự do trong thế kỷ thứ 17 hiểu hơn ai hết cái tiến trình này, nên đã thiết lập một cơ chế chống khuynh hướng độc tài của người nắm quyền lực. Sau khi giành được độc lập từ tay người Anh họ thiết lập một thể chế chính trị có khả năng bảo vệ dân chủ và tự do dựa trên nguyên tắc phân quyền để kiểm soát lẫn nhau, với sự trọng tài của dân qua tự do ngôn luận.

Đó là căn bản của bản Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định tam quyền phân lập. Quốc hội làm luật, Hành pháp thi hành luật, Tư Pháp giải thích luật. Bản Hiến pháp này đã giúp duy trì Hoa Kỳ như một đất nước tự do có một nền dân chủ đáng làm gương cho các nước khác trên thế giới trong hơn hai thế kỷ qua.

Ba cơ chế, cơ chế Hành Pháp thi hành luật nên thường lợi dụng quyền thi hành luật để áp đặt sự ưu tiên của mình, lấy cớ vì nhu cầu này nhu cầu khác, như đất nước đang có chiến tranh, cần chống khủng bố, kinh tế khủng hoảng… Để tránh tình trạng này một nguyên tắc được áp dụng, đó là nguyên tắc “luật là luật” nghĩa là đã là luật được quốc hội làm ra đúng thủ tục thì hành pháp phải thi hành theo đúng tinh thần của văn bản. Nếu tổng thống ra lệnh làm một điều gì (dù nại ra một lý do tối thượng như an ninh quốc gia chẳng hạn) trái với tinh thần luật hiện hành thì tổng thống phạm luật, và sẽ được truy tố trước pháp luật như mọi công dân khác.

Nếu sau này người ta thấy rằng cái “luật hiện hành” đó làm suy giảm khả năng hành động của tổng thống trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của dân, quốc hội có thể thay đổi luật, và tổng thống phạm luật có thể được một tổng thống khác “xá tội” (pardon) nhưng không vì thế mà tổng thống phạm luật không bị truy tố.

Không kể trường hợp tổng thống Nixon “lạm dụng quyền lực” và “tìm cách ngăn trở sự thi hành luật pháp” trong vụ Watergate (1972) và tổng thống Clinton “khai man trước bồi thẩm đoàn” là phạm luật hình sự bị truy tố (1998), trường hợp tổng thống Reagan cũng xuýt bị truy tố vì bị nghi là phạm một luật của Quốc hội cấm dùng công quỹ giúp phe Contras chống chính quyền thiên tả Sandinista tại Nicaragua. Luật này không hay ho gì và sau này đã bị quốc hội thay đổi. Nhưng khi nó đang còn hiệu lực (1986) tổng thống Reagan đã ngầm cho phép nhân viên cấp dưới tìm cách này cách khác lấy tiền của quốc gia giúp cho quân Contras. Và đó là một hành động phạm luật. Tổng thống Reagan nghĩ rằng luật năm 1986 không cho phép Hoa Kỳ giúp Contras làm suy yếu an ninh quốc gia nên vì an ninh quốc gia ông phải đi bằng con đường khác để giúp Contras.

Năm 1987 khi nội vụ bị phanh phui, quốc hội điều tra với mục đích truy tố tổng thống Reagan. Nhưng rất may người phụ tá an ninh quốc gia của tổng thống là đô đốc John Poindexter khai rằng trong việc này ông ta không thông báo cho tổng thống biết nên trên mặt pháp lý tổng thống Reagan không vi phạm luật.

Trong khung cảnh đó việc đặt vấn đề với quyết định của tổng thống Bush chưa hẵn là một hành động có tính cách đảng phái mà quên quyền lợi quốc gia. Vì vấn đề căn bản là: Cách điều hành việc nước của tổng thống Bush nhân danh bảo vệ tổ quốc như vậy có vi phạm những nguyên tắc căn bản cần thiết để duy trì một nền dân chủ đích thực và bảo vệ quyền tự do của người dân không.

Vừa qua quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu Bộ phận Nghiên cứu của Quốc hội (Congressional Research Service), một bộ phận không thuộc đảng nào nghiên cứu xem quyết định của tổng thống Bush (cho nghe lén các cuộc điệm đàm quốc tế và đọc điện thư của công dân nào nghi ngờ có quan hệ với al Qaeda) có hợp pháp không. Hôm 6/1/2006 Bộ phận Nghiên cứu kết luận rằng không có cơ sơ nào vững chắc cho phép tổng thống làm như vậy.

Một tiếng nói quan trọng có trọng lượng khác trong vấn đề này là tiếng nói của ông Thomas Kean, một đảng viên Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Điều tra vụ khủng bố 911. Ông Kean cho biết tổng thống Bush không hề thống báo cho Ủy ban của ông về quyết định này trong thời gian Ủy ban đang điều tra và nghiên cứu phương thức cải tiến sự làm việc của các cơ quan an ninh Hoa Kỳ. Ông nói ông nghi ngờ tính hợp pháp của chương trình nghe lén. Ông Kenan cho rằng bộ luật The Foreign Intelligence Surveillance Act hiện hành đã dành cho tổng thống quyền hạn hành động rộng rãi. Luật này được thông qua năm 1978 (sau những vụ lạm dụng quyền của các cơ quan tình báo) quy định cách thức nghe lén những đối tượng nghi ngờ là khủng bố hay gián điệp. Ông Thomas Kenan nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nên tôn trọng nguyên tắc các khối quyền hành kiểm soát lẫn nhau.

Cuộc điều tra đang được tiến hành và có thể sẽ kéo dài nhiều tháng. Quốc hội Hoa Kỳ sẽ kết luận tổng thống Bush có vi phạm bộ luật tình báo 1978 hay không. Nếu tổng thống vi phạm luật thì tổng thống cũng sẽ bị truy tố như mọi công dân khác. Dù rằng trong trường hợp này ai cũng có thể thông cảm tổng thống đã hành động vì quá lo lắng cho an toàn của quốc gia.

Đó là nguyên tắc “Luật là luật”. Và sự tuân hành luật là điều căn bản để khỏi bước qua giới hạn mong manh giữa tự do, dân chủ và độc tài.

Trần Bình Nam

Jan, 10,2006

BinhNam@sbcglobal.net

http://www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.