Hôm nay,  

Chiến Lược Mỹ-nhật

16/12/200400:00:00(Xem: 5115)
Trong thời Thế chiến II, Nhật Bản là kẻ thù của Mỹ. Ngày nay 60 năm sau, Nhật Bản đã trở thành đồng minh. Những tin mới nhất mấy ngày qua cho thấy Nhật Bản đang trở thành một người bạn chiến lược trung kiên của Mỹ. Về mặt quân sự, sau khi thua trận Thế chiến năm 1945, lực lượng võ trang của Nhật theo Hiến pháp chỉ nhằm để phòng thủ đất nước, vì thế quân đội Nhật Bản dù có được tối tân hóa cũng chỉ có danh hiệu là “Phòng Vệ Đội”. Nhưng Nhật bắt đầu thận trọng dứt bỏ cái quá khứ chủ hòa đó. Tuần qua Nhật công bố một chính sách phòng thủ đổi mới, trong đó có điểm chính yếu nhằm làm dịu đi sự cấm đoán khắt khe về việc xuất cảng vũ khí được thi hành từ mấy chục năm nay.

Việc xét lại chính sách quốc phòng dự liệu một vai trò lớn hơn của Nhật trong sự hợp tác quốc tế và ứng đối hiệu quả hơn chống nạn khủng bố và mối nguy bị tấn công bằng phi đạn tầm xa. Tuy nhiên Nhật Bản, một nước duy nhất trên thế giới từng bị đánh bằng bom nguyên tử, vẫn duy trì sự nghiêm cấm vũ khí hạt nhân, đồng thời xiết chặt thêm mối liên minh với Mỹ coi như cột trụ cho nền an ninh Nhật. Chính quyền Tokyo ra tuyên bố có đoạn nói: “Tuân theo những nguyên tắc căn bản của Hiến pháp, nước chúng tôi chỉ nhằm tự vệ, sẽ không bao giờ hăm dọa nước khác hay trở thành một cường quốc quân sự”. Về việc làm dịu đi sự cấm đoán xuất cảng vũ khí, Nhật nói đây chỉ là một cách mở đường cho Nhật tham gia việc sản xuất hệ thống lá chắn chống phi đạn của Mỹ, nhưng vẫn ghìm lại phần lớn các vụ xuất cảng vũ khí.

Việc duyệt lại chính sách quốc phòng đã được Quốc hội Nhật cứu xét và báo chí cũng như người dân Nhật bàn luận sôi nổi từ nhiều tuần trước. Thứ năm tuần qua, chính sách được công bố chỉ một ngày sau khi Quốc hội bỏ thăm chấp thuận cho chính phủ Nhật kéo dài thêm một năm nữa hạn kỳ đóng quân ở Iraq với sứ mạng nhân đạo, hạn kỳ này đáng lẽ hết hạn ngày 14-12-04. Nhật Bản hiện có khoảng 500 quân ở Iraq, và tổng cộng có 1,000 quân ở những nước lân cận trong sứ mạng không tác chiến. Dư luận Nhật chống lại thủ đoạn “đánh phủ đầu” và nhà cầm quyền Nhật cũng tỏ ra rất dè dặt về phương pháp này vì trên thực tế họ không có đủ khả năng, nhưng theo các nhà phân tích chiến lược, Nhật sẽ tiến đến khả năng đó vì nó rất thiết yếu cho chiến tranh hiện đại. Chúng tôi nghĩ mọi sách lược quốc phòng không phải chỉ nhằm vào hiện tại mà chủ yếu phải tính đến tương lai gần, ít nhất trong khoảng 10 năm tới. Chính phủ Nhật đã vạch ra 3 hiểm họa cần phải đối phó là vấn đề Bắc Hàn có phi đạn bắn tới Nhật và có võ khí nguyên tử, Trung Quốc sắp trở thành một nước có sức mạnh kinh tế và cũng là một thế lực quân sự khổng lồ ở Đông Á sát bên Nhật Bản, và nạn khủng bố quốc tế có xu hướng bành trướng mạnh ở Á châu.


Bắc Hàn chưa thấy có phản ứng, còn các tổ chức khủng bố ở Đông Nam Á dường như chưa có bộ chỉ huy thống nhất nên vẫn im lìm. Chỉ có Trung Quốc đã trả lời rất mau lẹ. Ngay sau khi sách lược phòng thủ Nhật được phổ biến, Bắc Kinh đã chỉ trích Nhật vì mô tả Trung Quốc như một mối hăm dọa quân sự. Bắc Kinh cũng tỏ ý lo ngại về đường hướng mới của Nhật nhằm nới lỏng việc cấm xuất cảng võ khí. Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Chúng tôi rất lo ngại về những thay đổi lớn trong chiến lược phòng thủ của Nhật và những hậu quả của việc này”. Trung Quốc vẫn coi Nhật Bản như một địch thủ chính về tư thế cường quốc quân sự ở Đông Á nên vẫn có phản ứng tiêu cực khi có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Nhật Bản tự đảm nhiệm việc giới hạn các hoạt động quân sự. Bắc Kinh cảnh cáo Nhật Bản phải thận trọng và “xét đến mối quan tâm của các nước láng giềng Á châu vì những lý do lịch sử” - ý muốn nhắc nhở đến thời kỳ trước và trong Thế chiến II, Nhật Bản đã đánh chiếm Trung Quốc và một số nước Á châu khác một cách thô bạo.

Các nước Á châu dĩ nhiên vẫn không quên cuộc xâm lược của quân đội Đế quốc Nhật năm xưa, nhưng họ cũng không an lòng chút nào trước việc xây dựng võ trang hùng hậu của quân đội Trung Quốc ngày nay với hiểm họa bành trướng của Bắc Kinh. Không biết có nước Á châu nào phản đối việc Nhật duyệt lại sách lược phòng thủ hay không, nhưng nếu Nhật liên minh chiến lược với Mỹ để chặn bớt mối hăm dọa quân sự của Trung Quốc, kể việc chế tạo lá chắn chống phi đạn nguyên tử, người dân Đài Loan có thể sẽ hài lòng, vì Bắc Kinh đã xây dựng những dàn phóng hỏa tiễn ở Phúc Kiến nhắm thẳng vào Đài Loan và cũng đã dùng “trò chơi chiến tranh” để hăm dọa khi họ đi bỏ phiếu bầu Tổng Thống. Sự phản đối của Trung Quốc về sách lược quốc phòng của Nhật Bản có gây căng thẳng giữa hai nước không" Sự thật việc Trung Quốc gia tăng và hiện đại hóa quân lực cũng như bành trướng hoạt động hải quân đã được Nhật Bản theo dõi rất sát từ lâu. Sự căng thẳng đã lên cao hồi tháng trước khi một tầu ngầm nguyên tử của Hải quân Trung Quốc xâm nhập vùng biển Nhật Bản, khiến Nhật phải báo động. Sau đó Bắc kinh đã chính thức xin lỗi vì “đi lầm đường”.

Nhật Bản hiện nay với 127 triệu dân có nền kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới sau Mỹ. Kinh tế Nhật chiếm 15% kinh tế toàn cầu. Sau một giai đoạn khó khăn kéo dài từ cuối thập niên 80, ngày nay kinh tế Nhật dưới quyền Thủ tướng Junichiro Koizumi đã dần dần phục hồi và trị giá đồng yen so với Mỹ kim đã vọt lên đáng kể. Năm 1960, 1 Mỹ kim bằng 360 yen, nay chỉ cần 105 yen cũng đổi được 1 Mỹ kim. Nhưng nền kinh tế của Trung Quốc với 1.2 tỷ dân đang hăm dọa chiếm đoạt địa vị ưu thế của Nhật ở Á châu. Vì thế các nhà kinh doanh vận động hành lang và các dân biểu Nhật đã kêu gọi phải xét lại việc cấm xuất cảng vũ khí để làm dễ dàng cho việc hợp tác với Mỹ sản xuất một hệ thống lá chắn chống phi đạn và giúp Nhật bớt được gánh nặng tổn phí quốc phòng. Xét ra sự hợp tác chiến lược Mỹ-Nhật chỉ có lợi cho đôi bên về mọi mặt. Nó cũng có lợi cho các nước ở trong vùng biển Nam Hải vốn vẫn sợ con khủng long Trung Quốc gây bão tố ở Trường Sa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.