Hôm nay,  

1 Trang Sử Lật Qua: Khoa Việt Ngữ Chấm Dứt Tại Viện Sinh Ngữ Quốc Phòng Mỹ

29/10/200400:00:00(Xem: 5402)
Sóng bạc vẫn còn trên ghềnh đá,
Hoa vẫn nở hai bên đường Monterey
Giao Chỉ - San Jose 2004
50 năm trước, không được chứng kiến lúc phân khoa Việt ngữ ra đời tại Monterey, CA, nhưng ngày thứ Năm 21 tháng 10-2004 vừa qua, tôi được tham dự vào những giây phút cuối cùng.
Tại giảng đường của Viện Sinh Ngữ Quốc Phòng tức Defence Language Institude (DLI) lớp Việt ngữ số 104 mãn khóa với 3 học viên. Sau lớp 104 sẽ không còn khóa nào khác. Năm giáo sư tiếng Việt của DLI tại Monterey ngậm ngùi tham dự buổi lễ chấm dứt Việt ngữ tại một trường sinh ngữ lớn nhất miền Tây thuộc Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ.
Cách đây 59 năm, để phát triển khả năng thông tin và tình báo trong quân đội, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tổ chức cơ sở dạy ngoại ngữ tại San Francisco từ 01 tháng 11-1941, và tiếng Nhật được chú trọng cho mặt trận Thái Bình Dương. Năm 1946 khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc và cuộc chiến tranh lạnh mở màn, Viện Sinh Ngữ bắt đầu xây dựng chính thức tại Monterey California cho đến ngày nay.
Đéán khi cuộc chiến Đông Dương bùng nổ và hiệp định Geneve về Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối thì một người Việt Nam đầu tiên được DLI thuê làm giáo sư phụ trách khoa Việt ngữ. Đó là ông Nguyễn Hữu Thu.
Ngày 23 tháng 6-1954, thầy Thu bắt đầu ngồi viết chương trình cho lớp Việt ngữ căn bản: Chào ông bà buổi sáng. Chào cô buổi chiều.
Sau đây là một vài diễn tiến lịch sử của Việt ngữ tại Monterey đã phát triển trong chiến tranh Việt Nam ra sao.
1955: Phân khoa Việt Nam chính thức có mặt thuộc khu Đông Nam Á gồm thêm tiếng Thái, Nam Dương và Miến Điện. Riêng Việt Nam từ 1955 đến 1956 dạy 7 lớp với 52 học viên.
1963: Một chương trình 12 tuần lễ cấp tốc được soạn và dạy cho các cố vấn Mỹ qua Việt Nam. Từ Quảng Trị đến Cà Mau, các viên chức, sĩ quan và dân chúng Việt Nam Cộng Hòa thấy sĩ quan Mỹ chắp tay chào ông, chào bà là có phần chắc họ đã được dạy dỗ ở Monterey.
1964: Trong một cuộc khảo sát và tìm kiếm, người ta ghi nhận được trong toàn thể quân lực Hoa Kỳ lúc đó chỉ có 204 người biết Việt ngữ. Lục quân có 145 và các binh chủng khác là 59. Công ty ngữ học Berlitz nổi tiếng được gọi vào ký khế ước với DLI để mở nhiều lớp dạy Việt ngữ.
Trên toàn quốc Hoa Kỳ, người ta đi khắp nơi tuyển mộ thầy dạy tiếng Việt cho lính Mỹ. Gần như bất cứ người Việt nào cũng được mời và nguồn nhân lực dạy Việt ngữ tại Hiệp Chủng Quốc được tận dụng mà vẫn không đủ. Năm 1964 cũng là năm một thanh niên Việt Nam trẻ tuổi du học tại San Diego vừa tốt nghiệp và bắt đầu về làm cho DLI. Tên ông là Bùi Dương.
1965: Tướng Westmoreland đưa ra 9 điều giáo lệnh cho quân nhân Mỹ tại Việt Nam gồm cả việc tham dự vào đời sống, hiểu ngôn ngữ và tôn trọng phong tục tập quán, luật lệ. Tất cả những dữ kiện này đều được đưa vào học trình của DLI tại Monterey.
Cho đến tháng 3-1965, Tổng thống Johnson thăm chiến binh Mỹ tại Việt Nam thì nhu cầu sinh ngữ Việt lên rất cao. Thủy Quân Lục Chiến gửi 10% cố vấn đi học Việt ngữ trước khi đến Việt Nam.
Cũng trong năm 1965, ngân khoản xây cất thêm doanh trại cho DLI gia tăng rất nhiều và các cơ sở mới đặt tên qua các học viên sinh ngữ Việt đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam. Số người tử trận, lẽ dĩ nhiên luôn luôn nhiều hơn các doanh trại mới cất.
1966: Các lớp học đàm thoại gia tăng với nhiều thầy giáo dạy phát âm theo lối Sài Gòn, Huế, Hà Nội. Nhiều bà Việt Nam, vợ của các quân nhân Hoa Kỳ hồi hương được mời tham dự việc dạy đàm thoại với các lớp từ 8 tuần cho đến 47 tuần. Con số thầy giáo lên đến hàng trăm và học viên lên đến hàng ngàn.
Nhiều cơ sở phụ thuộc được tổ chức dạy tại Camp Pendleton cho Thủy Quân Lục Chiến. Tại Ford Bragg cho Lực Lượng Đặc Biệt, cho Hải Quân tại Colorado. Và đặc biệt là cơ sở sinh ngữ lớn tại El Paso, Texas đã dạy đến 2,800 học viên mỗi năm.
1969: Đây là năm cao điểm của DLI, trận Mậu Thân 68 tại Việt Nam đã làm chuyển động tất cả. Tài khóa 69 có đến 4,887 học viên và con số xuống dần đến tài khóa 73 chỉ còn có 421 học viên khi hiệp định Paris được ký kết. Cũng vào năm 1973, chi nhánh của Viện Sinh Ngữ tại EL Paso đóng cửa.
1975: Sau chiến tranh Việt Nam, phân khoa Việt ngữ chỉ còn lại 12 giảng viên. Tiếp theo đến thập niên 80 chỉ còn lại 8 giáo sư dạy cho 25 học trò.
1992: Tưởng rằng nhu cầu Việt ngữ sẽ sớm chấm dứt nhưng năm 1992, Viện lại mở lớp dạy Việt ngữ cho các cảnh sát Orange County nên có gia tăng chút đỉnh. 14 giáo sư Việt dạy cho 50 học trò mới. Tuy nhiên đây chỉ là một nhu cầu ngắn hạn.
2003: Tháng 4-2003, giáo sư Bùi Dương về hưu sau 39 năm làm nghề dạy tiếng Việt cho chiến binh Hoa Kỳ tại Monterey.
Ông từ chức chủ nhiệm phân khoa Việt ngữ tại DLI nhưng vẫn còn giúp thêm cho trường trong việc soạn lại tài liệu giáo khoa.
Ngày 9 tháng 10-2003, lớp Việt ngữ 103 mãn khóa, các giáo sư Việt Nam được tuyên dương và nhiều người đã cảm nhận những ngày cuối của Việt ngữ đã gần kề.

Lúc này, tại DLI người ta đang tuyển mộ rất nhiều thầy giáo dạy tiếng Ả Rập để hướng về nhu cầu của chiến tranh Trung Đông. Ngoài ra, một cách chừng mực, DLI cũng rất cần thầy dạy tiếng Đại Hàn vì người ta đang ngó về Bắc Triều Tiên bằng một cặp mắt rất lo ngại.
2004: Ngày 21 tháng 10-2004, Phân Khoa Việt Ngữ tại Monterey chính thức đóng cửa. Năm cuối cùng chỉ có ba học viên, vào ngày lễ ra trường chỉ còn có 2 khóa sinh trình diện.
Trung sĩ David G. White được coi là tốt nghiệp thủ khoa đọc diễn văn bằng vài hàng Việt ngữ. Với khả năng thụ huấn 8 tháng, học trò David to lớn nặng hơn 200 Pounds gửi lời cảm ơn thầy cô Việt Nam đã hết lòng dạy dỗ cho em thành tài.
Trên các gương mặt hơi buồn bã và lo ngại về tương lai nghỉ việc, các thầy cô Việt Nam cũng đã mỉm cười.
Trò David mãn khóa 2004 sẽ là thế hệ học Việt ngữ cuối cùng của Quân Lực Hoa Kỳ. Trước David đã có tất cả 23,000 học viên thụ huấn trong thời gian 50 năm. Trong số này đã có tên tuổi 271 quân nhân Hoa Kỳ cựu học viên DLI hy sinh tại Việt Nam. Họ là những người Mỹ đã có cơ duyên học Việt ngữ và ngày nay đã đem tiếng Việt xuống dưới đáy mồ, để lại tên và ngày chết trong cuốn lưu niệm tại Monterey.
Cũng nhân dịp mãn khóa lớp 104 Việt ngữ và đóng cửa phân khoa, ông Lại Đức Hùng, Tổng thư ký Liên Hội Bắc Cali từ San Jose đã đưa thân phụ của ông là Cựu đại tá Lại Đức Chuẩn đến tham dự.
Năm 1975, ông Hùng là một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt đi học tại trường Hải Quân Mỹ tại Monterey và là khách quen thuộc của các giáo sư Phân Khoa Việt Ngữ tại DLI. Đồng thời Đại tá Chuẩn cũng là người ngồi ở Bộ Tổng Tham Mưu Sài Gòn đảm trách việc gửi sĩ quan Cộng Hòa qua DLI làm liên lạc và giảng huấn.
Sau 1975, vị đại tá cao niên 87 tuổi của miền Nam đã trải qua hơn 13 năm cải tạo. Sau cùng ông đã đến được Monterey để lên giảng đường DLI gửi lời tiễn biệt Phân Khoa Việt Ngữ với 50 năm lịch sử đi vào cõi vô cùng.
Ông Giao Chỉ, tác giả bài viết này, năm 1962 là một sĩ quan trẻ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa du học về chiến tranh sinh hóa tại Alabama. Trên đường về có hẹn ghé thăm cô giáo Linh Bảo, lúc đó đang dạy tại DLI.
Nhà văn Linh Bảo, chị của Minh Đức Hoài Trinh đã viết thư cho anh sĩ quan Cộng Hòa Giao Chỉ tả cảnh Monterey thần tiên với sóng bạc đầu ghềnh và hoa nở hai bên đường. Thư kết luận rằng: "Anh hãy về đây sớm mà xem hoa nở." Giao Chỉ tôi lúc đó mải vui bước sông hồ trên con đường xuyên bang nên đã lỗi hẹn với cô giáo, vì phải về thẳng phi trường Travis cho kịp chuyến Sài Gòn. Chàng phải gửi hoa và kẹo cho nhà văn nữ để cáo lỗi. Hẹn sẽ gặp lại kỳ sau. Ai mà biết rằng phải hơn 30 năm sau mới ghé lại DLI.
Tháng 10-2004, tiếng Việt hạ màn, tôi tìm đến Monterey. Hỏi thăm thầy Bùi Dương, người sống 39 năm với DLI, ông nói rằng chị Linh Bảo đã bỏ Monterey đi lâu rồi. Người xưa như bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm. Monterey vẫn còn sóng bạc đầu ghềnh, hoa vẫn nở hai bên đường. Phân khoa tiếng Việt đóng cửa mất rồi. Học trò tốt nghiệp lớp cuối chỉ có hai em. Cô giáo Linh Bảo ngày xưa đã bỏ trường, bỏ biển xanh đi xa từ thời còn chiến tranh.
Bây giờ chỉ còn cô giáo Việt tỵ nạn trẻ tuổi mới dạy có 6 năm, nay đang phải lo tìm việc mới. Cô gọi tôi bằng bác và nói rằng: "Bác ơi, tiếng Việt của mình bây giờ mất giá rồi. Việt ngữ tàn lụi rồi. Ở DLI bây giờ người ta chỉ chú trọng tiếng Ả Rập, đang lên cùng với tiếng Đại Hàn, và tiếng Tàu.
Trả lời nhà báo San Jose Mercury News, bác Giao Chỉ nói rằng: Không, Việt Ngữ không mất giá đâu. Từ 1975 đến nay đã có 1 triệu người là tân công dân Hoa Kỳ nói tiếng Việt tại Mỹ. Trong đó có cả nhiều người còn không thông thạo tiếng Mỹ.
Trên toàn quốc Hoa Kỳ hàng trăm lớp Việt ngữ cộng đồng mở ra cho hàng ngàn trẻ em của thế hệ tương lai. Và biết bao nhiêu mối tình Việt Mỹ đã nở hoa. Việt ngữ được vợ dạy cho chồng, chồng dạy cho vợ từ bàn ăn cho đến buồng ngủ. Không mất giá đâu cháu ơi, Việt ngữ vẫn còn được cả 100 triệu người hôm nay và ngày mai nói và viết từ quê hương cho đến năm châu bốn bể. DLI chỉ đóng cửa lớp Việt ngữ dành cho chiến tranh và tình báo. Việt ngữ của hòa bình và hạnh phúc sẽ còn mãi trong chúng ta. Cháu đừng mong một ngày chiến tranh khốc liệt như Trung Đông để DLI đăng báo tìm thầy dạy tiếng Ả Rập bằng mọi giá.
Một trang sử đã lật qua, 50 năm Việt Ngữ ở Monterey với 300 người Mỹ đem Việt ngữ xuống tuyền đài. Một thế hệ Việt ngữ mới đâm trồi nẩy lộc ở Hoa Kỳ, sóng bạc vẫn vỗ về ghềnh đá, hoa vẫn nở 2 bên đường Monterey.
Ông sĩ quan già Giao Chỉ xin gửi lời hỏi thăm cô giáo Linh Bảo ngày xưa. Bây giờ đang ở đâu, xin mời cô trở lại Monterey để xem hoa nở.
"Sóng bạc đầu trắng mái tóc xưa.
Người lính cũ đánh vần sinh ngữ mới"
Giao Chỉ - San Jose 2004

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.