Hôm nay,  

Đảo Ga Lăng: Niềm Đau Và Nỗi Nhớ

08/07/200000:00:00(Xem: 10182)
Trong số trước, Sàigòn Times đã hân hạnh giới thiệu phần một, “Cuộc Vượt Biên Cuối Mùa Tỵ Nạn”, trong bài dự thi số 3 của anh Trần Như Khoa và Trần Như Khôi. Trong số báo hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu phần hai, “Đảo Ga Lăng: Niềm Đau và Nỗi Nhớ”. Trong số tới, chúng tôi sẽ giới thiệu phần ba và cũng là phần chót của bài dự thi được hai anh Trần Như Khoa và Trần Như Khôi gửi. Theo lời thổ lộ của chính tác giả, hai anh đã viết bài viết dưới đây theo lời kể của thân phụ. Vì vậy, ngôn ngữ trong bài viết, có nhiều đoạn thể hiện ngôn ngữ của người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong bài viết, chắc chắn nhiều lúc qúy độc giả vẫn nhận ra bút pháp trẻ trung, dễ thương và hồn nhiên của hai anh. Một lần nữa, Sàigòn Times trân trọng cảm ơn thiện chí và tinh thần tham dự cuộc thi của hai anh, và sau đây, xin giới thiệu cùng qúy độc giả “Niềm đau và nỗi nhớ về đảo Ga Lăng” của hai anh Khoa và Khôi.

*

Đảo Ga Lăng rất lớn. Trong thế chiến thứ 2. Đây là một tiền đồn của Nhật chống Đồng Minh. Những di tích cũ còn sót lại chỉ là hai khẩu đại bác đã rỉ sét. Nhưng tính theo đường chim bay, diện tích sử dụng, thì chiều dài là 13km và chiều ngang 4km. Nếu kể từ cầu tầu trở vào, đầu tiên là một tiền đồn Hồi Giáo rất lớn, kế tiếp là khu làng Indo nhỏ, dân cư trồng chuối chừng 30 nóc gia, khu Campuchia, Ga lăng 1, đi bộ chừng 3 km tới Ga lăng 3, gồm nghĩa trang và 6 Barrack, Ga lăng 2. Đi thật sâu ra biển, có đập Sông Đông chứa nước cho đảo và cắt rừng theo chiều ngang 5km là làng Đô Cộng. Dân ta thường lén đem gạo, cá mòi đến đổi lấy chó con và cá khô. Làng Đô Cộng gồm những người theo Cộng sản bị chính quyền cưa răng làm dấu và tập trung vào đây. Dân số tỵ nạn sau năm 89, lúc lên cao nhất là 26,000 người (gồm 3,000 dân Campuchia từ Jarkata và các nơi dồn về). Đảo có hai chùa, 2 nhà thờ, 2 nhà thương nhưng những cơ quan trọng yếu nằm hết ngoài Galăng 2 như: trường huấn nghệ, JVA, phòng thông tin của Cao Ủy, khu Cao Ủy, IOM, Waisike (nơi lãnh thư và tiền). Thánh Thất Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo.

18 tháng 3 năm 1989, ngày đóng cửa đảo. Ai đến sau ngày này dù chỉ một tiếng đồng hồ kể từ một giờ sáng 19 tháng 3 năm 89 đều phải trải qua thanh lọc, bất kể kẻ đó là ai! Dù là bộ trưởng, đại tá, trung tá... và được thanh lọc, theo đúng thứ tự từng tầu đến đảo. Indo cũng nằm trong trại cấm 6 tháng. Dân mới đến ở tại khu nhà thương Galang 1. Còn khu Galang 2 dành cho dân tỵ nạn và một khu gọi là longstayer gồm những người không nước nào nhận hay đám hình sự, đám minor trời đánh. Khu cấm này do police Indo gác rất kỹ, nội bất xuất, ngoại bất nhập - lạng quạng vi phạm một lỗi nhỏ là bị đánh hộc máu mồm.

Ba cha con tôi tới đảo sau ngày 18.3.89, đương nhiên phải trải qua thanh lọc của Cao Ủy Liên Hiệp quốc. Vậy thanh lọc là gì nhỉ" Vừa lên tới cầu tầu, mọi người phải khai sơ yếu lý lịch và lý lịch này là đúng nhất. Sau đó đến lượt khai lý lịch chính thức tại phòng an ninh Indo gọi tắt là P 3 V. Và cuối cùng gần đến ngày thanh lọc, mọi người được gọi lên làm lý lịch tại phòng thanh lọc Cao Ủy. Khi thanh lọc, luật sư Cao Ủy và Indo sẽ căn cứ vào đây để đặt câu hỏi và ai đạt được kết quả nếu khai hợp với sự ngược đãi được quy định trong công ước Geneve thì được chấm đậu, tức được gọi là Refugee chứ không mang thẻ Asylum Seeker (người tìm nơi trú ẩn). Nguyên khâu khai lý lịch đã là ổ tham nhũng đầu tiên. Đút tiền làm sao để sửa lại tờ khai thứ nhất hợp với tờ thứ hai, tờ thứ hai hợp với tờ thứ ba. Nếu tréo cẳng ngỗng là coi như xạo. Thanh lọc được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu do luật sư Cao Ủy phỏng vấn.

Sau 10 ngày được phỏng vấn tại phòng thanh lọc Indo và sau đó hai tháng nhận kết quả thanh lọc. Thanh lọc bên Cao Ủy là lâu nhất, có người hơn một ngày, bên Indo chỉ 15 phút. Hầu hết đồng bào ta ở trên thế giới đều trách người rớt thanh lọc không biết khai để đi vào quy ước Geneve. Thực tế thì sai hết 99%. Ai cũng khai hay và đều có cố vấn giỏi. Không những thế, họ còn thuộc lòng từng điều một. Thế nào là ngược đãi tôn giáo, chính trị, màu da"... Nhưng vẫn rớt! Tại sao vậy" Họ đâu có biết rằng Cao Ủy có quy định ngầm với nhau. Cao Ủy chấm đậu chỉ có tỷ lệ duy nhất 5% và 5% dành cho Indo. Nếu bây giờ sang đảo có 100 ông tướng tá... số đậu cũng chỉ là 10%. Và kết quả khiếu nại được quy định là 3%. Những người nào Cao Ủy chấm đậu, Indo không có quyền đánh rớt. Và để đạt được công bằng, lợi cho cả đôi bên, chính quyền Indo nâng tỷ số đậu là 30% tính theo đoàn tầu.

Công minh mà nói, ai đáng đậu, người đó phải đậu. Thí dụ học cải tạo trên 3 năm là nắm chắc đi định cư. Vì có sự tự do như vậy nên thân nhân của đồng bào đã từ Mỹ, Úc, Canada sang Pinang gặp các quan chức Indo và Cao Ủy để sắp xếp kết quả. Trong 13 luật sư Cao Ủy, 3 gốc Mỹ, 4 gốc Indo còn bao nhiêu là Na Uy, Thụy Điển... Đương nhiên Cao Ủy rất tức giận với chính quyền sở tại khi so sánh kết quả đậu ở Mã Lai và Thái. Một cuộc cãi lộn rất gay go đã xảy ra tại cầu tầu. Ông Soko đã dí súng vào đầu luật sư Peter trưởng đoàn và ra lệnh sau 24 giờ, tao không muốn thấy mặt mày, và hai người cùng bị đổi đi. Với số đậu 30%-10%+3% khiếu nại 17% là do sắp xếp cảm tình, tiền bạc. Hai bên đều có lợi. Anh tốn 5,000 đô được đi định cư, tôi chả mất gì. Không có tiền thì bán nhan sắc, tiết trinh. Những tay cò mồi của papa (chỉ quan chức Indo) đi móc nối. Không có tiền, không phải diện đậu, được papa chấm, tối kêu lên. Thế là sổ kết quả đậu ngay (nằm trong 17%). Đối với chính quyền Indo họ cho là rất nhân đạo với người VN.

Nhất là vào cuối năm 94, khi chỉ còn nhân viên Cao Ủy gốc Indo, ai có tiền là đậu, giá xuống chỉ còn $3,000 đô một vé. Cái đau đớn và bất mãn cho công chức, quân nhân, binh sĩ hay thường dân là không tiền và không nằm trong diện đậu. Nhìn trước mắt thấy những bà chủ shop, vợ bé papa nghêng ngang sửa soạn đi định cư, nhìn lại thân phận mình tự thấy hơn họ nhiều... nên bất mãn tự tử. Người tự thiêu đầu tiên là bà Nguyễn Thị Hương Barrack 2 sát cao ủy. Người thứ hai là một minor gái tên Trần Thị Lan 16 tuổi. Vụ thứ ba là cô Nguyễn Thị An cùng đứa con 7 tuổi. Cô này là phiên dịch của Cao Ủy. Cha mẹ đều ở Mỹ. Vụ thứ tư là anh Nguyễn Văn Quang vô địch cờ tướng ở Galang, thắt cổ bên chùa. Xác được khênh vào trước văn phòng Cao Ủy cổ còn cột sợi dây. Sự cố lớn nhất và chấn động nhất là anh Huy con thiếu tá Diệp. Anh ta khấn trước tượng Quan Thế Âm, mặc ba lần quần áo, giữa trưa nắng 38 độ, anh đổ 20 lít dầu vào người, châm lửa chạy thẳng vào văn phòng thanh lọc. Cây đuốc sống cháy bừng bừng. Trước ngực anh viết chữ “Thanh lọc bất công”, miệng anh hét cho tới lúc chết “Chúng tôi là tỵ nạn chính trị”. Những sự việc này xảy ra trước ngày 1 tháng 4 năm 93 và sau này còn thê thảm hơn nữa.

Bố tôi làm thiện nguyện tại phòng hành chánh, chiều về, 3 cha con vỡ đất trồng rau, tối đi đặt lờ bắt cá trê ở suối. Tài sản duy nhất là 2 chỉ vàng đem theo. Bố tôi đã bán để mua mùng, quần áo và thực phẩm. Lương thực của Cao Ủy nay chỉ còn gạo, 3 gói mì, 100gr đậu, 100gr đường cho một tuần lễ. Chúng tôi lại không có thân nhân ở nước thứ 3 nên phải tự lực để cứu mình. Cuộc sống trong những ngày đợi thanh lọc thật thanh thản. Sáng 3 cha con chạy bộ lên chùa tập võ. Những bài “khởi quyền”, “móng mèo”, “Thiền sư Tây Sơn” mà tôi học từ thời 5 tuổi ở võ đường Bắc phái Thiếu Lâm Bình Định của thầy Trần Công Hạ, bố tôi bắt phải dợt hàng ngày. (Tôi xin tiết lộ tí xíu về đời tư: tôi học được 2 năm liên tục và lên đài Thiếu nhi quận 11 ba lần. Cả 3 lần đều thua, khóc thút thít được sư huynh cho kẹo dắt xuống. Thằng anh tôi khá hơn, huề được 2 lần). Và mỗi chủ nhật lang thang ra biển bắt cua, bắt còng.

Biển Galang được che bởi hai dẫy núi hình vòng cung, nhiều khi phẳng lặng như ao hồ, không một gợn sóng. Ra sớm gặp những đoàn cá cơm dài cả 10m, rộng 1m, tha hồ mà bắt về chiên cơm- Lặn xa chút nữa, tha hồ mà lặn bắt sò, trai. Có khi gặp ổ, bắt một lúc hàng 40 con to bằng bàn tay, đem lên bờ nướng ăn tại chỗ thật là bá cháy... vui nhất là những ngày xuyên rừng tìm lan, bắt dộp. Đây là loại giống như con ốc bươu ở Úc, luộc chấm chanh ớt, ăn vào là thấy trời đất ông bà. Khỉ ở bên đây nhiều vô kể nhưng nó nhát lắm. Lâu lâu dân mình bắt được, làm thịt nướng trui…

Và rồi ngày nhận kết quả thanh lọc sắp đến...
Một điềm xui báo trước: trên đường đi biển xuyên rừng, tay cầm ràng thung, mắt hếch lên trời, tôi đã hụt chân lăn xuống dốc, đầu gối bị rách đến gần 10 phân. Bố tôi vội bế tôi ra biển rửa vết thương, lấy áo cột lại cõng tôi 6km về bệnh viện Galang 2 khâu lại. Vết thương đầu đời đó vẫn còn sẹo cho tới ngày nay.

Nhìn dáng bố tôi thất thểu đi ra phòng nhận kết quả, tôi đã cảm nhận được sự tuyệt vọng trong đó. Bố con tôi có diện gì đâu, nhà lại quá nghèo. Thôi, thì cam đành với số phận. Tôi và anh tôi chạy vội đến để hỏi bố đậu hay rớt. Bố nhìn chúng tôi, với cặp mắt lạ thường, bố nói: “Rớt rồi con ạ!” Từng lời nói và cử chỉ của bố tôi, tôi nghe rất kỹ, nó đeo đuổi tôi và in sâu vào đầu óc non nớt của tôi, không bao giờ phai. Tôi nói với bố tôi: “Không sao đâu bố ơi, mình về nhé"”
Tôi đã quay đi với dòng lệ trên má, mà tôi cũng không nhớ tôi đã khóc từ lúc nào.

Trở về Barrack với nỗi tủi hờn và bạn bè xa lánh: đậu chơi với đậu vì ta là kẻ đi nước thứ ba. Thiên đường đang chờ đợi. Rớt là trở về với địa ngục trần gian với bao bất công mà ngay từ năm 5 tuổi tôi đã gặp. Và trận đánh lộn vì khinh khi và bảo vệ danh dự đã xảy ra đầu tiên ở đảo này của anh em tôi.

Tên nó là Ngọc con của ông Bảo mới đậu thanh lọc, nó 12 tuổi, hơn hẳn tôi 4 tuổi, dám chửi “Anh em mày ngu như heo làm sao đậu được”. Tôi tức uất người và thách nó chấp hai anh em tôi. Quý vị nhớ là với số tuổi 12 và anh em tôi 8, 9 tuổi, nó chấp 4 nó cũng thắng. Sau lời thách thức từ sàn gỗ đối diện nhảy sang, nó nện cho tôi hai cú vào đầu choáng váng thấy ông vải, sao bay tứ tung. Và thật bất ngờ không biết anh tôi xuất chiêu từ lúc nào, tung liên chi hồi điệp 10 cú đấm liên tiếp vào chấn thủy (huyệt ngang bụng). Hắn ôm bụng, và hai tay tôi theo phản ứng tự nhiên đánh liên tục vào hai mắt nó. Nó chưa tỉnh hồn, anh tôi đã lùi lại từ lúc nào, tung một cú Zétsa ngay ngực. Đương sự bắn vào tường gỗ, lưng ghim vào chiếc đinh ló ra 4 phân. Hắn đang chới với, tôi đạp một phát vào bụng, hắn té lộn ra cửa sau barrack rớt xuống đường mương.
Lúc đó người lớn mới vào can ra. Hắn bị té gẫy tay trước sự chứng kiến của cả 20 người trong barrack 1 zone 3 Galang 1. Kể từ đó về sau, gặp anh em tôi là nó né.

Sau khi rớt thanh lọc, chúng tôi dọn vào Galang 2 để ở. Cái nơi mà bố tôi nói là có thể ngóc lên được. Tôi sống trong khu vực toàn người đậu thanh lọc. Tôi không hiểu tại sao họ rất khinh khi những người rớt thanh lọc. Chúng tôi như đã bị cô lập. Tôi không chơi với ai hết ngoài anh tôi. Làm khiếu nại trở lại, hy vọng thật là mong manh. Tôi cảm phục bố tôi ở đức nhẫn nại, ông vẫn làm thiện nguyện. Khi trên đảo có người qua đời, ông đi đào đất lo cho người chết được mồ yên mả đẹp. Và rồi ánh sáng ở cuối đường hầm lại hiện ra. Ông Zuki Cao Ủy phó tuyển người coi phòng thông tin phiên dịch cho Cao Ủy. Ứng viên thi tuyển là 48 người, biết đánh máy, dịch lưu loát. Chả biết chó ngáp phải ruồi hay ông Zuki nhìn lầm người. Ông chấm ngay bố tôi.
Thế là một hạ sỹ Biệt Động Quân đương nhiên được phong chức quan, học lực lớp 10. Trưởng phòng phiên dịch thông tin Cao ủy. Những quan lớn ngày trước làm nhân viên trong phòng bố tôi: như bác Dương Bửu Long - đại úy Thủy quân lục chiến ở Mỹ 7 năm. Bác sỹ Yatchia Campuchia lo phần phiên dịch tiếng Khmer, Đổng Gia Minh-giáo sư trường Việt Tú dịch tiếng Hoa. Đại úy Đoàn Ngọc Ẩn-cựu nhân viên USAID. Ba người hiện đang ở Úc là bác Long, Yatchia và bác Ẩn. Chả biết bố tôi dịch thế nào mà nhiều người khen hay, tới đợt mới, là họ xin tài liệu cũ mang về làm tài liệu.

Tôi xin có đôi nét về ông Zuki: ông là một người Nhật, rất thương người Việt Nam. Ông yêu một cô gái Việt tên Hoài Phương đi Mỹ năm 88. Thất tình ông xin đổi đi Phi Châu. Năm 92 mới trở lại đảo Galang cùng với bà Michenco (Cao Ủy trưởng tại đảo).

Cái may thứ hai của bố tôi là được các cấp chỉ huy cũ Biệt Dộng Quân ở Mỹ gởi giấy chứng nhận kèm theo một money order $300 Mỹ kim. Bác Trần Du, thiếu tá y sĩ trưởng liên đoàn 5 BĐQ, bác thiếu tá Nguyễn Văn Đương. Thế là ánh sáng huy hoàng lại đến. Bố tôi lại có lương của Cao Ủy: $45,000 Rupi một tháng. Điềm may này đem đến cho anh em chúng tôi hy vọng tràn trề. Người thứ ba mà bố tôi mang ơn nay cố tìm mà không thấy: đó là cựu trung tá Trương Như Tòng phủ tổng thống. Thấy hoàn cảnh khổ của bố tôi, ông đã mang hồ sơ vào gặp thẳng đại tá trưởng phòng thanh lọc. Ông cho bố tôi 20 đô Mỹ và nói nhỏ vào tai “Chú mày nhiều hy vọng lắm đấy”.

Trong thời gian chờ đợi kết quả đợt 2 gần một năm. Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với hai thằng bạn cùng trang lứa: một thằng là Thần Điêu, thằng kia là vua bi. Hai đứa cùng rớt thanh lọc. Thằng Tèo vua bi, bắn siêu vô cùng, nó có thể bắn cả kiểu Bắc kỳ và lúc nào cũng chấp tôi 5 gang tay. Tôi ăn ở đâu bao nhiêu, lại về cúng nó hết. Tôi chỉ ăn nó khi chơi môn đá banh bàn của ông Minh. Tôi có nghệ thuật chôm tiền của ông này chỉ bằng một cây kẽm nhỏ. Lần nào về là cũng cuỗm được vài trăm Rupi. Ông ơi, ông có linh thiêng, ông hãy tha tội cho con. Ông Minh rất là đẹp trai, cấp bậc chuẩn úy, đã từng đóng phim Chân trời tím. Ông đã đậu thanh lọc nhưng không hiểu vì lý do gì ông đã thắt cổ trong rừng. Nhìn thấy ông treo toòng teng trên cây trong rừng mà cả tháng sau chúng tôi không dám trở lại.

Nhân vật thứ hai mà tôi ngưỡng mộ đó là tên Thần Điêu. Tôi có nghe Dưỡng Do Cơ với tài bách bộ xuyên dương, có nghĩa là cách 100 bước bắn xuyên cành liễu. Trong Thủy Hử, tiểu lý Quảng Hoa VInh có thể bắn con chim trong đàn theo ý muốn khi đang bay và đời Tam Quốc Từ Hoảng bắn gẫy cành liễu lấy áo bào của Ngụy Thái Tổ Tào Tháo bạn. Tôi thấy bạn tôi tên là Tâm mà tôi gắn cho biệt hiệu Thần Điêu còn giỏi hơn nhiều. Ná bắn của nó bằng sừng trâu mang từ VN sang. Nó kể với tôi nó được một thầy ở Châu Đốc trong núi Thất Sơn truyền dạy khi đang chăn trâu. Lúc đầu tôi không tin, sau hai đứa vào rừng nhìn lên cây sầu riêng 3 người ôm, chắc cả trăm năm. Trên ngọn là đàn chim sáo. Tôi nói cho vui: Mày bắn cho tao con thứ hai.

Quý vị nghĩ coi, cây cao phải đến trên 20 mét, lại có gió thổi - mục tiêu chỉ là mấy cái chấm đen. Không ai trên đời này mà có thể tin chỉ với một giàn thung mà bắn được con sáo này. Nó giương hết cỡ, tôi nghe cái vù và nhìn đàn chim sáo bay tứ tung. TÔi cười hề hề, thằng ba xạo. Nó vội chạy ra giơ tay hứng lấy điểm đen đang rớt xuống. Tôi há hốc mồm, cố dụi mắt mà không tin ở mắt mình. Nó đem con sáo lại cho tôi, nó nói với tôi: tao bắn cho nó đủ bị thương ngất xỉu cho mày. Cách cây cột 50m, kẻ bắn giỏi trúng đã là hay. Đằng này, bạn tôi có thể điều khiển được lực của viên đạn muốn trúng chỗ nào là theo ý nó. Như gặp chim khổng lồ, ở Galang có loại chim điêu nặng đến 12 kg, nó bắn một phát ngay đầu là gục - lúc gia đình nó chưa ai gửi tiền, hàng ngày lúc thì dơi, quạ, sáo... Ngày nào cũng có thịt chim ăn, mà vui nhất là bắn chôm chôm trong sân JVA. Hai anh em tôi bò vào gốc cây, ngoài kia nó bắn tỉa, khi nào đầy túi thì bò ra. Đèn chiếu sáng lên cây hoài mà không bắt được thủ phạm. Nhân viên gác nghĩ là chim chuột ăn hết. Phải nói đây là một thiên tài, lúc tôi đi định cư thì nó được vào vòng 2. Không biết sau này có đậu lại không"

Kỷ niệm buồn làm tôi nhớ mãi là ngày anh tôi ngã bệnh phải vào cấp cứu. Sau mấy năm trời kiệt sức, tôi còn lang thang đây đó, lúc ăn cái bánh ở nơi này, ăn bữa cơm ở nhà bạn... Anh tôi tự ái rất cao, chỉ ăn những gì mình có, nên tới một ngày, mụn nhọt nổi lên khắp người. Giữa đêm khuya anh tôi lúc tỉnh lúc mê, tôi nhìn bố tôi ôm anh tôi khóc. Ba cha con nước mắt chan hòa. Rớt thanh lọc, không thăm nuôi, nay anh tôi ngã bệnh nặng... còn thánh giá nào phải vác nặng hơn.

Sáng hôm sau vào phòng cấp cứu truyền nước biển, chích trụ sinh ngày 3 mũi - được ăn cơm gà. Anh tôi dần dần tỉnh lại. Bỏ phòng trống, tôi và bố tôi lên ngủ ở nhà thương. Lúc này nghĩa tình đồng bào mới thấy thấm thía. Người trong đoàn tầu, chị Hoa, chị Thủy tặng 5.000 Rupi. Bà Thủy, anh Vĩ... hộp sữa. Anh tôi nằm đúng 20 ngày mới xuất viện, vừa lúc thanh lọc sổ đợt bố tôi.

Sổ mỗi danh sách là 60 người. Những lần trước theo kinh nghiệm người đứng đầu danh sách là đậu và một người vào vòng 2. Bố tôi lại không có tên trong danh sách đứng đầu. Sáng hôm sau, khoác áo sô BĐQ, chân mang dép thất thểu ra nhận kết quả. Kết quả đậu lại cũng chỉ là 3 %, phần lớn là diện đoàn tụ HO. Khó ai lọt vào bảng phong thần. Mấy anh em Biệt Động quân hộ tống bố tôi vào phòng nhận kết quả. Tới 11 giờ sổ gần hết chỉ còn có 2 người duy nhất - 8 vé đậu thẳng, 6 vé vào vòng 2. Người kế là cô Nguyễn Thị Thảo chung tầu, có con với police Indo. Anh police này đã tự tử chết vì phải chuyển đi xa. Đương nhiên đậu. Bố tôi vào sau cùng. Đại tá trưởng phòng thanh lọc chỉ hỏi vết thương của bố tôi lành chưa và hỏi tiếp nếu đậu thì đi nước nào" Sau đó ông đưa giấy mà không nói gì cả. Bố tôi chào ông theo kiểu nhà binh và đi ra. Bố tôi không hiểu tờ giấy này rủi hay may. Ra ngoài, trung úy Răng Biệt Động, chú Thanh vội giật lấy coi vì nghĩ bố tôi rớt. Sau thấy chữ được công nhận là tỵ nạn. 3 anh em BĐQ ôm nhau khóc, nước mắt chảy đầy mặt. Không ai nói với ai một tiếng nào. Anh Răng (nay ở Adelaide) anh Thành ở Mỹ, vừa bán dưa leo xong được 4,000 Rupi, nhét vào túi bố tôi 2,000 và đẩy bố tôi phải về ngay Galang 2 cho anh em tôi mừng.

Những ngày này là những ngày vui sướng nhất trong đời tôi. Tôi cảm thấy mọi sự xung quanh đều thay đổi, những đứa trẻ trạc lứa tuổi tôi đã đến chơi với tôi. Tôi cố gắng chia vui buồn với những đứa bạn bè không may mắn mà thành kiến của những người lớn đã làm chúng tôi chia rẽ. Ba cha con tôi mang một bó nhang lớn lên cắm khắp ngôi mộ thân quen, những người trong tầu đã nằm xuống như trung úy Việt... cậu Minh, và cũng khấn nguyện những hương hồn 2 tầu mất tích, khi cắt giây vào hải phận Indo, ông Zuki đã khóc nức nở khi gọi bố tôi lên phỏng vấn và thông báo cho hải quân Mã Lai đi tìm nhưng vô tăm tích.

Chúng tôi xin tri ân ông Zuki và bà Michenko đã giúp bố tôi được làm thiện nguyện để có cơ hội đậu lại.

Trung tá Trương Như Tòng đã can thiệp với tình chiến hữu vô vị lợi với ông đại tá trưởng phòng thanh lọc.

Anh em Biệt Động và các chiến hữu đã an ủi và giúp đỡ 3 cha con tôi những lúc nguy khốn nhất.

Anh em tôi sau khi được đi định cư, sẽ cố gắng cam kết sao sống cho xứng với lòng yêu mến của mọi người để xứng đáng đúng nghĩa là người tỵ nạn.
Trần Như Khôi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.