Hôm nay,  

Tôn Giáo Để An Dân?

01/01/200600:00:00(Xem: 5638)
- Nơi đây chúng ta sẽ thử suy nghĩ về cách các nhà nước độc tài tòan trị phản ứng kiểu nương theo chiều gió của người dân - câu hỏi nơi đây là, có phải sau một thời vô thần hóa xã hội thất bại, các nhà nứơc Bắc Kinh và Hà Nội đã tìm ra độc chiêu là, cách hay nhất để trị an xã hội là hãy nương theo sức phát triển bất khả ngăn cản của tôn giáo để hóa giải các đòi hỏi về tự do tôn giáo"

Hay, có phải các nhà nứơc này đã tin là đã có cách kiểm sóat tôn giáo, bằng cách sử dụng chiêu thức của nhà Mộ Dung Cô Tô, nghĩa là 'gậy ông đập lưng ông,' dùng tôn giáo để hóa giải áp lực tôn giáo"

Đứng về mặt chính trị, người ta có thể nghĩ như thế, và điều đó hiển nhiên cũng là đúng với sách lược đấu tranh xưa nay của các đảng CS, như họ đã từng liên minh với địa chủ để kháng Pháp và sau đó thì đấu tố địa chủ; đã từng liên hiệp với trí thức tiểu tư sản trong cuộc đảng tranh, và khi triệt hạ được các đảng Việt Quốc, Đại Việt, Việc Cách… xong rồi thì tới phiên thanh trừng tỉêu tư sản; và vân vân…

Nhưng có phải tận thâm tâm, trong lòng một số cán bộ cũng đang có chuyển biến, khi các mầm tín ngưỡng chồi lên nhờ những nhân duyên nào đó"

Có lẽ, câu trả lời đúng nhất vẫn là, tất cả các trường hợp trên đều đúng. Và chúng ta cũng có thể nhìn thấy khuynh hướng quay về tôn giáo thực sự là phổ biến, chứ không xảy ra cá biệt cho nứơc nào, hay dân tộc nào. Như ở Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ, thì nhiều tôn giáo phát triển mạnh trở lại, tất nhiên là trừ các giáo hội bị cấm. Tại Đông Au cũng thế. Nhưng đó là các nơi chế độ cộng sản tòan trị đã sụp đổ. Còn như ở Việt Nam, có lẽ khi theo dõi Hoa Lục cho kỹ, chúng ta cũng có thể đóan được các diễn biến tương lai ở Việt Nam, vì CSVN vẫn đang học theo mô hình phát triển và cải cách của CSTQ.

Dù vậy, dù là các chế độ có muốn dàn dựng cách nào đi nữa, thì tự thân tất cả người trong một nứơc vẫn chia sẻ chung một nền văn hóa, hay ít nhất là một mảng văn hóa, và đều có những phần cảm xúc, phản ứng chung nhất phần nào. Thí dụ, trong hàng cán bộ vẫn có những khuynh hướng tín ngưỡng, có khi thì u mê tới mức mê tín.

Trong bài viết "Tôi Là Phật Tử Theo Cách Riêng Của Tôi," tác giả Dương Thu Hương đã kể về hiện tựơng các lãnh tụ CSVN rời bỏ vô thần như sau:

"…ông Trần Hoàn ra làm bộ trưởng Bộ Văn hóa, vợ con ông ta xem bói từ Nam ra Bắc, khấn lễ mọi nơi, đặc biệt lễ hậu là Bia Bà để cầu cho ông được "vững vàng". Riêng tôi, tôi nhìn thấy ông nhiều lần cắp cặp đứng trước cổng nhà các vị "Bộ Chính trị". Quả là một cuộc hiệp đồng tác chiến; vợ con ông đi đút lót "thần, phật" còn ông đi hầu hạ các "thánh sống" để ông được duy trì thêm 4 năm trên ghế bộ trưởng vì ông đã già lại quá nhiều khiếu kiện, cấp trên của ông đã chấm ông "vào sổ hưu".

- Hai là, thời kỳ Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư Đảng, ngoài chiến dịch "Thanh Hóa hóa bộ máy cầm quyền" ông ta đã tranh thủ đào bới ngân khố quốc gia để xây dựng lại, mở mang hoành tráng đền thờ Lê Lai, tin tưởng đó là tổ tiên trực tiếp, là thần hộ mạng cho mình.

- Ba là, vài năm gần đây nhiều người họ Trần vênh vang tuyên bố rằng họ Trần sắp sửa bước vào thời kỳ "đại phát" vì Trần Đức Lương vừa cho xây khu mộ cổ họ Trần tại Thái Bình. Khu mộ này sẽ được xây theo thế "rồng phục" sao cho ít nhất, chín đời họ Trần sẽ liên tục "làm vua",vv.. và ...vv…"

Nói cho đúng, như trường hợp các quan vừa nêu vẫn chưa thực sự là tôn giáo, mà chỉ là tín ngưỡng dân gian, nửa Tàu và nửa Ta, khi các quan và gia đình đi xem bói, khấn lễ, xây đền tổ, đặt huyệt phong thủy cho mộ cổ, và vân vân. Thế vẫn chưa phải là tôn giáo, tuy là có thể xem là một mảng văn hóa dân tộc. Bởi vì tận cùng, tôn giáo chính là tu tâm dưỡng tánh, chứ không phải cầu xin chư thần để hưởng lợi thế gian. Trường hợp này không riêng cho CSVN, mà chính chủ tịch Mao Trạch Đông cũng là một người rất tin thuật phong thủy và tử vi - nghĩa là cũng không phải tôn giáo. Không rõ các tôn giáo khác làm sao, chứ Phật Giáo thì cấm tuyệt các màn xem bói, đặt huyệt, phong thủy… Có đôi khi quý Tăng Ni chấp thuận các sinh họat tín ngưỡng đó, xem như trò vui trong ngày Xuân, thì cũng dặn dò Phật Tử là chỉ trọn lòng tin vào nhân quả, rằng tâm sinh tướng, rằng việc thiện sẽ chuyển được nghiệp, chứ đừng quá tin và nương tựa cõi quỷ thần…

Chính như thế, chúng ta sẽ thấy có sự phát triển không đều về mặt tâm linh trong các xã hội độc tài tòan trị, trong khi tín ngưỡng dân gian được thả lỏng, vì không hại gì cho chế độ, mà các cơ chế giáo hội có khi bị kiểm sóat chặt hơn vì tôn giáo chân thực thì khuyến khích nương tựa vào trí tuệ, chứ không muốn nương tựa vào thế lực quỷ thần.

Trừơng hợp Trung Quốc với một lãnh thổ quá trải rộng và khối dân số quá lớn, việc kiểm sóat tôn giáo còn được xem như một phần công tác quốc phòng. Đó cũng là lý do vì sao bản văn "Regulations on Religious Affairs" (Pháp Lệnh Tôn Giáo) của Trung Quốc xiết rất chặt các quyền tự do tôn giáo. Tuy Hiến Pháp TQ nói rằng tất cả công dân Trung Quốc có quyền tự do tôn giáo, nhưng Pháp Lệnh ghi rõ rằng ở ngòai các giáo hội mà nhà nứơc công nhận là bất hợp pháp.

Thêm nữa, Pháp Lệnh 48 điều này đã lặp lại một cách chính thức rằng các giáo hội phải công nhận quyền lực tối cao của nhà nứơc, và nói rõ là sẽ trừng phạt những ngừơi sinh họat tôn giáo ngòai sự kiểm sóat của cán bộ CSTQ.

Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có tính chiến lược là tại Vùng Tự Trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region, viết tắt TAR) và tại Vùng Tự Trị Uy-Ngô Tân Cương (Xinjiang Uighur Autonomous Region, XUAR), một vùng nhiều mỏ dầu nằm giáp biên giới 8 quốc gia khác ở miền Tây Bắc. Tình hình đàn áp dữ dội ở 2 vùng này vì nỗi lo ly khai, đòi độc lập - mà chất keo đòan kết những người ở Tây Tạng còn là Phật Giáo Tây Tạng, và chất keo đòan kết dân ở Tân Cương còn là Hồi Giáo, chưa kể tới sắc tộc.

Vùng Tây Tạng thì có thể dễ dàng để CSTQ đồng hóa với thời gian, vì khối 2.7 triệu dân Tây Tạng kể như quá ít và đang trở thành thiểu số với ngừơi Hán di cư lên đây. Nhưng Tân Cương thì 8 triệu dân Hồi Giáo Uighur vẫn là đa số, vì chỉ mới có hơn 1 triệu người Hán tới vùng này định cư trong thập niên qua, mà yếu tố hội nhập tôn giáo [với Hồi Giáo] là điều còn khó hơn là lên trời.

Nhưng ở nhiều nơi khác thì CSTQ có chính sách nới mở hơn. Khỏang giữa tháng 10, Đại Hội Uy Ban Trung Ương Đảng CSTQ kỳ 5 đã loan báo một chính sách 5 năm tới cho Trung Quốc, nhấn mạnh về lý thuyết "Xã Hội Hòa Hài" (Harmonious Society) do Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra, và 3 chính sách nông nghiệp do Thủ Tướng On Gia Bảo đưa ra.

Trong tận cùng của cái lý thuyết Xã Hội Hòa Hài chính là để điền vào chỗ trống ý thức hệ CS đã bị phá sản, và nơi đây nhà nứơc cho phép [và có chỗ khuyến khích] phát triển tôn giáo - tất nhiên chỉ là các tôn giáo vừa nói, còn các giáo hội ngoài luồng thì như dường tùy tình hình từng địa phương -- nếu mua chuộc được các ông huyện ủy thì tha hồ tự do truyền giaó trong huyện này.

Eric Teo Chu Cheow, nhà chiến lược và tham vấn kinh tế, đang giữ chức Thư Ký Hội Đồng của Singapore Institute for International Affairs, trong bài viết trên tờ Japan Times ngày 27-12-2005 đã ghi nhận rằng CSTQ đặc biệt ưu tiên hồi phục Nho Giáo (tức Khổng Giáo, Confucianism) để "bảo đảm là xã hội Trung Quốc vẫn duy trì ổn định xã hội trong khi hiện đại hóa." Các ngôi đền Nho Giáo được xây mới với chính phủ giúp đỡ - từ Bắc Kinh và Nam Kinh cho tới Tianjin và Thượng Hải. Các buổi lễ Nho Giáo đang được hồi phục lại để làm chất keo hàn gắn dân tộc Trung Hoa với tự hào. Các ngôi đền Lão Giáo (Taoism, còn gọi là Đạo Giáo) cũng được mở ra lại rầm rộ, và sau đó là các chùa Phật Giáo.

Điều đó cũng không lạ gì với các nhà quan sát khác. Điểm nên ghi nhận, nhà nứơc CSTQ nhấn mạnh Nho Giáo với tinh thần "trung quân ái quốc" (trung thành với vua, và yêu nứơc) cũng như "trung thần bất sự nhị quân" (tôi trung không thờ 2 vua) hay "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" (vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là không trung thành)… nhưng không hề nói tới quan điểm Nho Giáo của Mạnh Tử với tư tưởng "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (dân là ưu tiên, sau đó mới tới xã tắc, còn vua thì xem nhẹ hơn) hay là dân có quyền nổi lọan, giết vua vô đạo…. như khi Mạnh Tử phê bình về trường hợp Vua Trụ bị lật đổ, “[Ta (Mạnh Tử) nghe nói giết một đứa Trụ nhưng chưa nghe nói giết vua vậy”. Tư tưởng này rất đơn giản, kẻ hung bạo không đáng làm vua thì bị lật đổ, và thậm chí bị giết đi, là chuyện phải lẽ, vì phải xem dân là quý nhất, rồi mới tới đất nứơc, huống gì là vua.

Mặt khác, trong bầu không khí nới lỏng ở lục địa như thế, theo Chu Cheow nhận xét, Cơ Đốc Giáo (Christianity) "có lẽ đang là tôn giáo phát triển mau nhất ở Trung Quốc."

Theo lời một quan chức, Chu Cheow viết, các giáo hội bí mật đã lan tràn tại các vùng thành thị Trung Quốc và có vẻ như được thả lỏng tới một mức độ khi nào không trái nghịch với chính quyền địa phương.

Còn đối với Hồi Giáo thì Bắc Kinh cũng cho phép sinh họat ở Tân Cương và khắp lãnh thổ, trong khi Trung Quốc tăng cường kết thân với thế giới Hồi Giáo, đặc biệt với các nứơc Trung Á, nhằm kiểm sóat khuynh hướng ly khai và khủng bố tôn giáo.

Có vẻ như Trung Quốc hài lòng với chiến lược kiểm sóat tôn giáo và đồng ý cho tôn giáo thay thế ý thức hệ CS.

Điều Trung Quốc lo sợ nhất bây giờ là bất ổn xã hội, nghĩa là một xã hội không hòa hài nữa, và điều đó có vẻ như nằm trong chỗ bất công xã hội, khỏang cách giàu nghèo quá ngăn cách.

Trường hợp Việt Nam có gì khác với Trung Quốc không" Bản Pháp Lệnh Tôn Giáo của VN có 41 điều, thực sự không khác bao nhiêu với Pháp Lệnh Tôn Giáo 48 điều của Trung Quốc. Nhưng văn hóa 2 nứơc khác nhau, khối đa dạng dân số khác nhau, sẽ dẫn tới chính sách nào" Đây là điều chúng ta đang cần quan sát.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.