Hôm nay,  

Sau Bầu Cử Iraq, Đến Nguyên Tử Iran

17/12/200500:00:00(Xem: 23993)
- Tổng thống Bush có thể thở phào nhẹ nhõm sau cuộc bầu cử tại Iraq, trước khi nhìn qua Iran… và Israel.

Dư luận Hoa Kỳ có thể xoay chiều… trong vài tuần sau khi dân chúng Iraq đi bầu đông đảo và tương đối yên lành, lần thứ ba trong năm. Họ tự hỏi: "biết đâu chừng, Tổng thống Bush có lý…" và tỷ lệ ủng hộ ông Bush sẽ còn tăng sau khi đã tăng gần 10 điểm từ dưới đáy.

Nhưng, chính trị của Mỹ có một quy luật - là chẳng gì bền. Vầng hồng Iraq chưa mọc, có khi chuyện Iran sẽ bốc khói thành thời sự.

Lúc ấy, họ sẽ lại hoài nghi. Rồi thấy ông Bush có lý!

Nhưng, hãy chầm chậm nhìn lại toàn cảnh đã.

Bầu cử tại Iraq

Dân Iraq đã đi bầu đông đảo mà không có chuyện hung hiểm xảy ra. Riêng điều ấy cũng đã là chuyện lạ, vì một ngày trước đấy, phát ngôn viên của al-Qaeda tại Iraq đã hăm dọa và kêu gọi phá hoại bầu cử, "cuộc hôn nhân loạn luân giữa các thế lực phản đạo". Những nơi bị hăm dọa tấn công là khu vực sinh sống của dân Sunni.

Bạo động có xảy ra lẻ tẻ đây đó, nhưng bầu tử tiến hành tốt đẹp - quá tốt đẹp trong vùng Sunni khiến cử tri thiếu phiếu. Dân Sunni được chỉ thị lũ lượt đi bầu, chứ không tẩy chay như trong hai vòng bầu cử trước (cuối tháng Giêng và giữa tháng 10).

Ai ra chỉ thị" - Các lãnh tụ Sunni, sau khi rút kinh nghiệm của hai lần trước.

Kẻ vắng mặt luôn luôn bị thiệt. Biết vậy, họ kêu dân đi bầu, để Quốc hội thực thụ đầu tiên của Iraq sẽ có đại biểu Sunni, nếu không, tương lai của dân Sunni sẽ do dân Shia, Kurd và chính quyền Mỹ quyết định.

Lãnh đạo Sunni đảo ngược lập trường và gia nhập tiến trình đấu tranh chính trị để vận dụng "quy luật dân chủ" và bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng, vì dân số chỉ có 20%, lại gia nhập tiến trình này chậm trễ hơn hai thành phần Shia và Kurd, họ vẫn phải thủ một lá bài để cân bằng thế lực: vẫn thủ võ khí trong tay áo. Nghĩa là các lực lượng "dân quân" nổi loạn vẫn sẵn sàng đặt súng vào bàn cân chính trị. Từ năm ngoái, trên cột báo này, chúng ta đã nói đến hiện tượng mặc cả chính trị bằng súng đạn, theo kiểu vừa đánh vừa đàm. Chuyến ấy vẫn còn.

Nhưng, các lãnh tụ Sunni (cả thành phần nổi loạn để chống Mỹ vì muốn bảo vệ tư thế thống trị của dân Sunni trên hai sắc tộc kia lẫn tàn dư Baath của chế độ Saddam Hussein) đều biết rõ quy luật "già néo đứt dây". Càng bạo động lắm thì càng khiến Hoa Kỳ phải liên kết và chiều chuộng thành phần Shia và Kurd thì xôi hỏng bỏng không.

Vì vậy, họ đang cân nhắc từng chút để gây đủ áp lực hầu có được một phần quyền lợi phải chăng trong cơ chế chính trị mới, nhưng đừng làm quá…

Bài toán đu dây trên trứng mỏng như vậy không phải là không nguy hiểm.

Bên dưới các lãnh tụ là các tay súng. Họ nghĩ sao" Đồng đạo hay đồng chí có thể là cảm tử, hy sinh vì nghĩa cả hay đạo lớn, chứ mất mạng vào giờ thứ 23 cho những chuyện đổi chác chính trị ở trên là điều không vui. Do đó, các lãnh tụ Sunni có thể còn hờm súng trong trò đổi chác chính trị nhưng có khi là súng không đạn. Cán bộ đặc công ở dưới hết còn sốt sắng trong việc tung bom hay ném lựu đạn.

Ông Bush ở nhà và lính Mỹ tại chỗ tương đối có thêm một chút an toàn, bớt bị du kích tại Washington hay bị bắn sẻ ở Fallujah.

Nhưng còn al-Qaeda"

Mà al-Qaeda còn gì khi hậu cứ bị thu hẹp và cơ sở bị tấn công, đặc công bị dân Sunni tố cáo lập công để tham gia sinh hoạt trong khuôn khổ mới" Khi ông Bush vững chân ở nhà, lính Mỹ không rút, và các lãnh tụ bảo mình đi bầu thì tội gì mà dân Sunni lại hợp tác với khủng bố Thánh chiến"

Câu hỏi cần nêu ra là Abu Musab al-Zarqawi sẽ đi đâu, và trước khi đi thì làm gì cho đáng mặt anh hùng" Nếu không, từ nay sẽ hết hùng khí kêu gọi tay chân tự sát cho sự nghiệp sáng danh Thượng đế của họ.

Chuyện khủng bố vì vậy chỉ còn là mối lo cho… một số lãnh tụ phản chiến trong đảng Dân chủ tại Mỹ. Không có khủng bố tại Iraq, họ còn viên đạn chính trị gì để bắn vào chính quyền Bush về tội đưa quân vào Iraq"

Nhưng, ông Bush chưa hết mệt và ban tham mưu của ông tại Iraq chưa hết lo đâu.

Hoa Kỳ cần sự hợp tác của các lãnh tụ Shia để gây sức ép với các lãnh tụ Sunni hầu tiến tới một giải pháp chính trị tại Iraq. Nhưng, trong một xứ Iraq mà thành phần Shia lại chiếm ưu thế thì ngư ông sẽ hưởng lợi… tại Iran.

Tehran rất cần những hoạt động khủng bố và nổi loạn của dân Sunni, điều ấy khiến Mỹ phải nhượng bộ các giáo chủ và giáo sĩ Shia tại Iraq. Đa số thành phần này là đồng đạo hay chiến hữu của Iran. Với một xứ Iraq do các giáo chủ Shia chiếm thế thượng phong, Iran sẽ bành trướng được ảnh hưởng của mình. Bây giờ, cuộc bầu cử đã thành và dân Sunni nhập cuộc, ảnh hưởng ấy có khi lại bị khựng, hoặc thu hẹp.

Iran không mấy hài lòng với chuyện bầu bán tương đối dân chủ tại Iraq. Chưa kể là nhiều xu hướng ôn hòa hay dân chủ (dù là với màu sắc Hồi giáo) tại Iran có thể tự hỏi: "Tại sao không được như vậy ngay trong lãnh thổ của mình"" Họ nêu câu hỏi là các Đại giáo chủ, giáo sĩ hay lãnh tụ bảo thủ lại giật mình…

Điều ấy mới giải thích vì sao từ nhiều tháng nay, lãnh đạo Iran bỗng lên giọng cực đoan.

Nguyên tử Iran

Lố bịch và hung hãn nhất là những phát biểu của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejah.

Ông ta vẫn ăn nói như thời sinh viên sách động vỉa hè gần ba chục năm về trước. Nhưng được nói vậy là vì các lãnh tụ Hồi giáo đằng sau cho nói như vậy. Dù chẳng do dân bầu lên - mà do Thượng đế phái xuống - họ thực sự là những người lãnh đạo và cầm quyền tại Iran. Họ đang ráo riết tiến hành kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử để bảo vệ giáo luật của đạo Hồi và bành trướng thế lực của Iran.

Qua cái miệng của Tổng thống, Tehran liên tục phóng ra những tín hiệu tưởng là điên khùng: 1) dân Do Thái không hề bị đưa vào lò hỏa thiêu ngày xưa, chuyện ấy chỉ là huyền thoại,; 2) quốc gia Israel của dân Do Thái đáng bị xóa khỏi mặt địa cầu; 3) người Do Thái có thể được phép di tản qua Âu châu hay Alaska.

Lời nói ấy có thể làm nhà báo đa sự thích thú, nhưng thế giới không chỉ nghe mà còn thấy nhiều chuyện khác.

Tehran tuyên bố nhất quyết tiến hành kế hoạch nguyên tử và hôm mùng chín vừa rồi còn thử nghiệm loại hỏa tiễn Tây phương gọi là Silkworm (con tầm). Đây là hỏa tiễn "Hải ưng" của Trung Quốc chế tạo theo công thức của hỏa tiễn Styx của Liên Xô, được Bắc Kinh bán cho Iran theo lối nhét lửa vào tay đạo tặc để cùng lúc thổi lên nhiều đám cháy cho tên sen đầm quốc tế là Mỹ đế đi chữa lửa mệt nghỉ. Trong khi các nước Âu châu đang bàn với Hoa Kỳ là làm sao chặn được kế hoạch nguy hiểm này - qua Nguyên tử lực cuộc Quốc tế, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hay những gì khác - thì Tehran tiếp tục đẩy mạnh việc đó.

Tháng Ba năm tới, trong khi chính trường Mỹ bắt đầu chuyển động vì chuyện bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tehran đã có thể bước qua một chặng quan trọng trong kế hoạch nguyên tử này. Là có bom nguyên tử. Và họ không hề che giấu ý định xóa tên Israel trên bản đồ. Vài năm nữa là họ có khả năng ấy.

Giới quân sự Israel đã kết luận như vậy. Khác với người Mỹ là còn cãi lộn xem chuyện ấy đúng hay sai, dân Do Thái không thể đánh cuộc như vậy. Họ là cá nằm trên thớt, chờ bom sẽ rớt lên đầu. Ngày 13 vừa qua, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel đã thông báo lên bộ Ngoại giao Israel và Hội đồng Quốc phòng của Chính phủ Ariel Sharon, rằng cuối tháng Ba này, Tehran sẽ bước qua ngưỡng cửa nguyên tử. Nhận định ấy đã được người chỉ huy Nguyên tử lực cuộc Mohamed el Baradei xác nhận. Cơ quan này và Tiến sĩ el Baradei vừa lãnh giải Nobel Hòa bình năm nay và không nổi tiếng là hiếu chiến, bảo thủ hay… bồi Mỹ. Ngược lại là khác!

Năm 1981, Israel đã tiên hạ thủ với việc không tập lò võ khí của Saddam Hussein tại Osirak. Những gì xảy ra về sau khiến dân Do Thái thấy rằng đấy là quyết định đúng. Với một chế độ Hồi giáo cuồng tín và độc tài ở bên cạnh, Israel không có tương lai nếu không ra tay trước. Lần này, tình hình còn nguy ngập hơn vì lãnh đạo Tehran đã nói ra điều ấy, chứ không úp mở như Saddam Hussein.

Khổ nỗi, địa dư hình thể cũng là một vấn đề quân sự và ngoại giao cho Tel Aviv.

Iran nằm ở rất xa, có ít nhất ba căn cứ trong kế hoạch nguyên tử là Arak, Natanz và Isfahan. Israel chưa có khả năng dùg tiềm thủy đĩnh và hỏa tiễn tầm xa để có thể điểm huyệt Iran từ Địa Trung Hải hay Vịnh Ba Tư.

Từ lãnh thổ Israel mà muốn tấn công Iran vào ba địa điểm ấy để nhổ nọc rắn, không quân Do Thái chỉ có ba đường… vòng.

Gần nhất là bay qua không phận Jordan rồi Iraq để tiến vào Iran. Từ hướng Nam thì phải vòng qua Jordan, Saudi Arabia và Vịnh Ba Tư, con đường xa nhất. Từ hướng Bắc thì phải vòng lên biển (hay Syria) rồi bay qua không phận Turkey trước khi vòng xuống miền Nam tiến vào Iran.

Về mặt kỹ thuật, không quân Israel có khả năng đó, nhưng về mặt ngoại giao chính trị thì làm sao nhiều phi đoàn có võ khí (có khi nguyên tử) bay qua không phận của một loạt các nước Hồi giáo, và dưới sự theo dõi của Hoa Kỳ hiện đang có mặt tại Iraq"

Nếu Jordan là một nước ôn hòa và thực tế còn là đồng minh thì con đường Saudi vẫn là con đường khó đi. Hoàng gia Saudi sẽ nói sao với thế giới Hồi giáo khi cho Tel Aviv mượn không phận tấn công Iran (dù Iran là một cường quốc đối nghịch và cạnh tranh thế lực với Saudi Arabia)" Đi qua hướng Bắc, Israel phải hỏi ý một đồng minh thực tế là Turkey. Dù hai nước có kín đáo hợp tác về quân sự, nhất là Không quân, Ankara chưa chắc đã đồng ý. Dù là đồng minh của Hoa Kỳ và thành viên của NATO, tháng Ba năm 2003, Turkey đã giờ chót từ chối không cho Mỹ dùng lãnh thổ của mình để mở chiến dịch vào Iraq. Mỹ bị lúng túng ở mạn Bắc Iraq vì quyết định đó của Ankara, một thất bại lớn của Ngoại trưởng Colin Powell thời ấy.

Mà con đường ngắn nhất, qua Iraq, chưa chắc đã là con đường dễ nhất.

Hoa Kỳ đang đóng quân tại đấy, cần ổn định tình hình Iraq và tranh thủ toàn khối Hồi giáo. Bây giờ lại hợp tác với kẻ thù của nhiều nước Hồi giáo để tấn công Iran! Nhưng, nếu chẳng hợp tác, chính thức hay không, thì chính quyền Bush có thể cản Israel được chăng" Có thể chính quyền Mỹ tính ra là thà chính mình nhổ cái gai nguyên tử tại Iran - vì lý do quyền lợi an ninh sinh tử của mình, còn hơn mang tiếng - như ông Bush đã bị - là để cho Israel sai khiến! Sau vụ Iraq, ông Bush có dám nhấn ga tiến tới Iran không"

Thành thử, sau bầu cử Iraq, chuyện Iran sẽ sớm làm chính quyền Bush nhức đầu.

Hoa Kỳ cần Iran để phần nào ổn định Iraq - qua các lãnh tụ Shia - nhưng cũng không thể để xứ này biến thành một quốc gia nguyên tử. Chính trị Mỹ khiến một vị tổng thống không dễ gì xin phép quốc dân và quốc hội chơi trò súng đạn, hãy nhìn thấy sự vất vả của ông Bush ngày nay sau cả năm 2002 vận động để tiến vào Iraq! Nhưng chính trị Mỹ lại càng khiến Tel Aviv phải… lấy sức mình là chính.

Nghĩa là ra tay một mình nếu cần, như họ đã từng làm trong quá khứ.

Nhưng, vì sao ở trên lại viết là sau khi dư luận Mỹ hoang mang về chuyện Iran năm tới, người ta sẽ thấy là ông Bush có lý.

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu lực lượng quân sự Mỹ không hiện hữu tại Iraq trong lúc này, Hoa Kỳ làm sao kiểm soát hay vận động được các nước trong khu vực để tìm ra một giải pháp về Iran" Có đánh Iran hay không trong thời gian tới, Israel vẫn phải đếm xỉa đến sự hiện hữu ấy. Các nước khác cũng vậy, khi cân nhắc là nên xử trí ra sao với bài toán nguyên tử của Iran và giải pháp sinh tử của Israel.

Nước Mỹ có những trách nhiệm vượt xa mối quan tâm của người Mỹ bình thường!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.