Hôm nay,  

Thơ Thơ

25/04/200500:00:00(Xem: 5522)
Chiều Thu Queensland

Chiều thu hiu hắt gió heo may
Bàng bạc chân mây mấy hạc gầy
Mải miết chim tìm về tổ cũ"
Bâng khuâng ta đứng giữa trời Tây!
Hoài trông cố quận sầu man mác
Khắc khoải tình quê lệ ứa đầy
Ví được như đàn thiên hạc ấy"
Khung vàng khôn thể nhốt mây bay...!

Đan Phụng - cảm tác
Queensland, tháng 3-2005 một chiều thu buồn

*

Chẳng Bỏ Thơ

Kính họa bài “Bỏ làm thơ” của thi sĩ Thanh Tùng đăng trên SGT tuần qua (số 407)

Ai nỡ bỏ thơ, tôi nhặt thơ
Mang về rẽ tản áng mây mờ
Cho trăng xinh xắn thêm duyên dáng
Mành gió xì xào tản giấc mơ
Dù xót lòng quê từng giọt tủi
Còn duyên ta nối lại đường tơ
Thi nhân há dễ lờ tâm huyết
Thì chớ ngại gì phải bỏ thơ!"

Thì chớ ngại gì phải bỏ thơ!"
Bỏ thơ tôi nhặt lại ươm tơ
Dệt câu tâm sự tình xuân thắm
Ước vọng cho đời khỏi bến mơ
Nguyên ý hồn thơ còn nhựa sống
Vần văn gieo tứ cũng chưa mờ
Thêm hoa chuốt vận tô bình trắc
Vừa đẹp lòng người chẳng bỏ thơ.

Hoàng Hôn

*

Tháng Tư, Sài Gòn, Tôi

Tháng Tư kẻ mất người còn
Tôi lang thang giữa Sàigòn ngẩn ngơ
Đã đành dâu biển cuộc cờ
Ba mươi năm chẵn, đâu ngờ tang thương
Tám năm khuất bóng quê hương
Niềm đau, nỗi nhớ dặm đường từ ly
Tôi, mưa mùa thu Paris
Vẫy tay chào nắng Cali muộn màng
Bên trời Nam Đức xuân sang
Mấy đông tuyết trắng lạnh trang thơ rồi
Đông hay Tây Úc, vậy thôi
Sydney nắng nhớ góc trời quê hương
Tháng Tư ứa lệ mười phương
Sàigòn từ đó tang thương nghẹn ngào
Anh em tan tác chiến bào
Lá cờ mấy độ máu đào nhuộm tang
Một lần rã ngũ tan hàng
Niềm tin lịch sử sang trang vẫn nồng
Tháng Tư rồi sẽ xuân hồng
Sài gòn chín đợi mười mong vẹn thề
Cánh chim tản lạc bay về
Sàigòn, mát ánh trăng thề đầu xuân
Tôi, thơ góp nhặt mấy vần
Nụ cười nước mắt cho lần gặp nhau
Sàigòn khổ, tháng Tư đau
Đã qua khỏi mấy nhịp cầu đắng cay.

Nguyễn Song Anh

*

Tháng Tư

Tháng Tư buồn thật là buồn
Sáng, trưa, chiều, xế, hoàng hôn - một ngày!
Mây buồn đến nỗi không bay
Gió buồn đến nỗi trăng gầy không rơi...

Tháng Tư ẩm mốc trong tôi
Ẩm lên đến nỗi son môi cũng mờ
Bạn chào rồi, mặt ngó lơ
Con sông buồn quá xô bờ thêm xa...

Tháng Tư hạ chớm Xuân tà
Cành chưa đủ lá, cây đà muốn nghiêng
Hình như buồn tự tháng Giêng
Khi tôi lòng nhủ: thôi quên quê nhà...

ở đâu một bước sơn hà
ở đây một bước hiểu là dửng dưng
Tháng Tư muốn xé nát lòng
Thử xem hạt máu còn hồng hay phai"

Hải Vân

*

Ý Trong Tù

Gửi La Văn Ngàn

Dặm xa, chiều xuống truông buồn
Tường cao chớn chở khơi nguồn nhớ nhung
Nẻo về mây phủ chập chùng
Bình minh rồi lại hòang hôn đếm ngày
Gió chiều an ủi nạn tai
Áo hoa, lụa gấm… tiếc thay phận mình
Bước từ khơi dấu đăng trình
Nụ nào trọn nụ, ân tình trĩu tâm
Đi trong gió bão cát lầm
Chung thân phải chịu dập bầm gian nan
Mai trời thắm sắc cờ vàng
Ta về lối cũ, huy hoàng nắng hanh…

Thy Lan Thảo

*

Chiều Thu Vắng

Cho anh mượn Nhỏ đôi bờ vai
Để nắng hờn ghen tiếng thở dài
Cho lá Thu buồn trên phố vắng
Giọt sầu đọng lại ướt mi ai

Giờ đây còn lại chỉ mình tôi
Phố vắng chiều nay chẳng bóng người
Gió thoảng như ai thầm gọi khẽ
Tên người trong lúc hồn đơn côi

Nụ hôn ngày trước vội trao nhau
Để mãi trong tôi những chuỗi sầu
Giờ vắng nghe lòng xao xuyến lạ
Lá vàng rơi rụng gợi niềm đau

Từng dấu chân buồn nghe nhớ thương
Chiều Thu lá rụng rớt bên đường
Đâu rồi hình bóng người yêu cũ
Hạt bụi vô tình mắt lệ vương

Dòng đời trôi mãi bóng thời gian
Tình ấy giờ đây mộng đã tàn
Vạt nắng Thu về trên lối nhỏ
Gợi lòng thương nhớ chiều Thu sang

Lá quấn theo chân vướng gót giày
Không gian chìm đắm gió heo may
Người đâu hay biết tôi thương nhớ
Giọt đọng mi buồn mắt lệ cay

Nguyễn Vạn Thắng

*

Nhật Ký Tháng Tư

Tháng Tư nắng như lò lửa
Thiêu cháy đoàn tàu ta đi
Em mặc áo tím “ái phi”
Mảnh khăn nở hoa phất phới
Con đường ta đi chưa tới
Tả tơi biết mấy mùa hè
Tình yêu xào xạc hàng me
Rũ lá trăm năm đứng đợi.

Tháng tư chiến trường vang dội
Bão tố mờ mịt đất trời
Ta như bèo bọt rã rời
Lạc nhau giữa dòng nước chảy
Giặc về đồng khô cỏ cháy
Mẹ nằm còi cọc trơ xương
Em đành bán phấn buôn hương
Nuôi cha rừng sâu tù rạc.

Tháng tư hoa trôi bèo giạt
Gặp nhau bên rào trại giam
Một vạt nắng rớt vội vàng
Trên mắt em hoe hoe đỏ
“Ái phi” ngày xưa còn đó
Trơ vơ tấm thân đã tàn
Tình yêu năm nào vụt tan
Hay thoáng lớn thành bi sử"

Tháng tư tha phương biệt xứ
Gót giày mòn nhẵn tình sầu
Lại gặp em dưới đèn màu
Giữa phòng trà khuya lơi lả
Phấn son trôi đi lả tả
Hai đứa ôm chầm nỗi đau
Những sợi tóc bạc hôn nhau
Vụng về trong cơn héo hắt.

Tháng tư như lưỡi dao sắc
Bạo tàn cắt nát tim ta...

Phạm Hồng Ân

*

Bài Thơ Cho Con Yêu Qúy

Chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm
Bao công lao cho con được học hành
Mẹ chỉ mong con khôn lớn thành nhân
Là người tốt cho gia đình, xã hội

Đã có lúc vì no con, mẹ đói
Mẹ lạnh lùng cho con ấm chiều đông
Con an vui mẹ mừng rỡ trong lòng
Con đau yếu mẹ muộn phiền lo lắng

Khi con ngủ mẹ giữ đời yên lặng
Để không làm kinh động giấc mơ con
Mẹ vun bồi uốn nắn nhánh cây non
Ngay từ lúc mầm xanh vừa vỡ đất

Nhìn con lớn, mẹ ơn đời vô tận
Xin ơn Trên gìn giữ bước con đi
Mẹ đứng bên trời dõi bóng huyền vi
Đường mây rộng đại bàng con xoải cánh

Cứ thế nhé, giữ lòng mình khiêm hạnh
Cho tâm hồn trong sáng mãi như gương
Cuối trời kia con còn một quê hương
Mà dân tộc đang trùng trùng dâu bể

Quê vẫn đợi những bàn tay tuổi trẻ
Trái tim hồng, dòng máu đỏ, thiết tha
Đợi chân người không ngại bước xông pha
Để nối chí tiền nhân, nòi hào kiệt

Gương chính khí từ ngàn xưa bất diệt
Đã bao phen đuổi giặc cứu sơn hà
Hội nghị Diên Hồng, chiến thắng Đống Đa
Sẽ mãi mãi thơm hương lừng kim cổ

Nếu con nhớ, con nhắc người không nhớ
Rằng giống nòi Hồng Lạc Việt Nam ơi !
Hãy đứng lên, đứng thẳng để làm người
Con yêu qúy, đấy tâm tình của mẹ

Con mở thơ ra, đọc đi mà để
Biết phải làm gì cho đất nước con...

Ngô Minh Hằng


*

“Nhớ Nghen Trò Cui”!

Cô Gia tôi xin mượn lời của Hương Giáo trong bài “Đừng quên quá khứ” ở mục Hương Giáo Đề Thơ trên Sàigòn Times số 405 dùng làm tựa bài thơ này để kính tặng ông Hương Giáo. Trong bài trên, sau khi Hương Giáo nhắc lại những sự việc của Trần Thiệp, Khương Tử Nha, Hàn Tín, Lưu Huyền Đức..., trong phần kết, ông viết: "...đừng quên quá khứ, có nghĩa là đừng quên thuở hàn vi của mình, chớ không có nghĩa là cố bám víu lấy thuở vàng son đã mất để mà... lòe thiên hạ, nhớ nghen trò Cui”.

Đừng quên quá khứ thuở hàn vi,
Giữ đạo tu thân chớ lỗi nghì!
Nén bạc Thúc Nha: ân đãi ngộ,
Chén cơm Phiếu Mẫu: nghĩa tương tri.
Khi thường phải biết còn khi biến,
Lúc thịnh nên phòng có lúc suy.
Những kẻ ân tình mà chẳng đoái,
Nếu so cầm thú, khác nhau gì!

Cô Gia

*

Vinh Danh Đức Giáo Hoàng John Paul II

Theo bài “Đức Giáo Hoàng John Paul II đã về trời” của tác giả Nguyễn Tú đăng trong TVTS số 993 ngày 6/4/05 có đoạn ghi: ”... tiếng vỗ tay như sấm rền đó biểu tượng cho sự tiễn đưa một Đại Anh Linh và cũng là một Đại Lãnh Tụ: Đức Giáo Hoàng John Paul II đã về trời. Như vị Tổng Giám Mục Leonardo Sandre đã nói: Ngài đã trở về Nhà...”

Thế giới vinh danh Đức Thánh Cha,
Hoàn thành Thiên chức trở về Nhà.
Thiên Đàng tiếp đón nghĩa cao cả,
Dương thế tiễn đưa tình đậm đà.
Mục tử soi đường hướng dẫn đến,
Đàn chiên theo lối hiệp thông qua.
Hòa bình, công lý: Ngài bồi đắp...
Thế giới vinh danh Đức Thánh Cha.

Thái Châu

*

Tên Giặc Hồ Hỗn Láo

Ngoài muôn ngàn tội ác của Hồ Chí Minh gieo rắc đến dân tộc và đất nước Việt Nam. Tên giặc Hồ này còn nuôi ảo mộng cao hơn bậc vĩ nhân, thần thánh khi hắn làm bài thơ tự so sánh hơn Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương với hai câu: "Bác đưa một nước qua nô lệ, - Tôi lái năm Châu đến đại đồng!” Kẻ này có bài thơ nói về cái hỗn láo của Hồ Chí Minh!

Cũng vì nuôi ảo mộng trèo cao,
Tên giặc Hồ này quá hỗn hào:
So với vĩ nhân! So bậy bạ,
Sánh cùng thần thánh! Sánh tào lao.
Thơ văn kiểu đó mà đem đọc,
Chủ nghĩa thế kia còn xách rao!
- Mi “Lái năm Châu” nào đấy hả,
Và, mi “lái đến đại đồng” nào"

Việt Lão - Victoria

*

Quốc Hận 30 tháng Tư

Ngang nhiên chúng chiếm nốt giang san,
Cả nước nằm trong ách bạo tàn.
Chính sách trả thù gây khiếp đảm,
Chủ trương giết chóc tạo kinh hoàng!
Đuổi tư sản khỏi thành, thu của,
Xô chúng dân ra biển, hốt vàng.
Khiến biển Đông, rừng già ngập xác,
Khắp nơi vang dậy tiếng kêu than!

Trường Xuân Lão

*

Khóc Vị Tông Đồ

(Để thương tiếc và ngưỡng phục một vĩ nhân: Đức Giáo Hoàng John Paul II)

Thiên hà, một ánh sao vừa tắt
Cả thế gian cao ngất đuốc sầu
Như nước thương nguồn, cây xót lá
Lời cầu, lệ tiếc, cõi lòng đau!

Là ai, ai nhỉ mà nhân loại
Rúng động, năm châu hướng cả về"""
Cho dẫu không cùng chung tín ngưỡng
Nhưng lòng cảm kính chẳng ranh chia!!!

Là ai, ai nhỉ mà nhân loại
Vắt lệ ra từ mỗi trái tim"!
Từ những biết ơn, từ ngưỡng phục
Từ niềm mến mộ, tự lòng tin"!

Là ai""" Hẳn đó vì Bắc Đẩu
Soi lối nhân gian lửa nhiệm huyền...
Có chốn tối tăm tràn ánh sáng
Có người bừng tỉnh mộng cuồng điên!

Có vùng đất chết hồi sinh lại
Cành nẩy chồi non, đất nẩy mầm
Ôi những công trình to lớn ấy
Là niềm khát vọng của lương tâm!

Khóc Người, thế giới chan hòa lệ
Tiếc nhớ vô cùng bậc vĩ nhân
Một vị tông đồ vì mến Chúa
Làm danh Thiên Chúa rạng trăm lần!!!

Ngô Minh Hằng

*

Thơ Thẩn Mà Chơi

Thơ thẩn mà chơi tới giữa đường,
Thấy bà chủ tịch hội Trưng Vương.
Hiên ngang chống Cộng không lùi bước,
Cương quyết Phượng uy vũ lập trường.
Nhân bản tự do không thể thiếu,
Tinh thần dân chủ tất kiên cường.
Quyết tâm xây dựng chung nòi giống,
Tranh đấu kết cùng bạn bốn phương.

Hoàng Hôn

*

Tháng Tư Thương Tiếc

Kính dâng qúy hương linh chiến sĩ QLVNCH.

Thương tiếc anh hùng, chiến hữu ơi!
Uy danh khí tiết mãi muôn đời
Bình Long một thuở bay hồn giặc
An Lộc nghìn thu toả khắp nơi
Sông núi vẹn tình không thẹn mặt
Nước non ghi nhớ chẳng hề vơi
Tháng Tư Quốc Hận mài gươm báo
Tưởng niệm anh linh gởi mấy lời.

Phạm Hoài Việt

*

Xưa Và Nay

(Nhớ về 30 năm Quốc Hận)

Ngày xưa dân chủ nhân quyền,
Ngày nay dân bị xích xiềng khổ đau
Ngày xưa đất nước sang giàu
Ngày nay mang đất dâng Tầu, bán dân.
Cáo Hồ một lũ hèn đần
Đem về tà thuyết phá dần Giang San
Tan hoang từ phố đến làng
Băng hoại đạo đức, hoang đàng, giết nhau
Bao giờ cho hết bể dâu
Ngọn cờ chính nghĩa, xây mầu vinh quang

Thanh Trúc (VIC)

*

Đám Ma Tù

(Viết để tưởng niệm những Chiến sĩ VNCH anh hùng, can đảm nhận trách nhiệm của bậc sĩ phu khi Tổ Quốc hưng vong và đã bỏ mình trong các trại lao tù CS.)
Vài tên cầm súng bước đi đầu
Tên nữa AK tiếp phía sau
Một xác bó tròn đôi manh chiếu
Hai đầu buộc tréo bốn dây lau
Không kèn, không trống, không đưa tiễn
Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
Và hồn sông núi bước theo sau!!!

Ngô Minh Hằng

*

Ba mươi năm

(Cảm xúc 30 năm Quốc Hận)

Ba mươi năm, Việt Nam, trời u tối
Đời lênh đênh, cơn quốc loạn, lưu đầy
Con cháu "Hồ", bầy dã thú còn đây
Cắt đất biển, lạy ngoại bang, dâng hiến

Ba mươi năm tình, thù, ôi bất biến
Nhìn Giang sơn, toàn khốn khó suy tàn
Mảnh chân tình, đeo xiềng xích ngổn ngang
Bầu nhiệt huyết, khóa sâu trong tù ngục

Ba mươi năm Giang San đầy uất nhục
Mẹ Việt Nam thêm gầy héo khô cằn
Tiếng thở dài, tuyến lệ mãi vòng quanh
Xương và máu đã biến thành sông núi

Ba mươi năm miệt mài, cơn gió bụi
Tay tìm tay mong tạo khúc tương đồng
Mong một ngày kết chặt khối tình chung
Vượt vạn lý cùng nhau xây cố quốc

Ba mươi năm, khấn xin tròn mộng ước
Có một ngày non nước được vinh quang
Sẽ đánh tan loài hung bạo tham tàn
Cùng vá lại mảnh dư đồ đã rách

Ba mươi năm đắng cay từng huyết mạch
Nhìn chung quanh bao kẻ cúi gục đầu
Chữ Sơn Hà không biết chúng để đâu
Tình dân tộc vẫn chìm trong ngõ tối

Hôm nay đây, những linh hồn tội lỗi
Can đảm lên, hãy dừng bước, quay về
Giúp dân mình thoát khỏi ách nhiêu khê
Để tái dựng, trang liệt oanh, hùng sử.

Phạm thanh Phương

*

Viết Thay Lời Người Bạn Phế Binh

Bàn chân gởi lại núi đồi
Đôi môi còn đó - nụ cười còn đây
Đôi mắt say đắm đong đầy
Trái tim tù ngục
tháng ngày - riêng em !
Bàn chân chôn xuống đất đen
Súng thù máu bạn
bao phen ngút hờn
Gió gào mộ cỏ từng cơn
Bão giông nghịch lũ
lối mòn thời gian
Còn đây chiến hữu kiên gan
Từ thời áo trận Cờ Vàng - tử sinh
Nương hồn Quốc tổ hiển linh
Xin còn gởi trọn niềm tin - đợi chờ...
Mai ngày dệt thắm ước mơ
Chống đôi nạng gỗ
phất cờ Tự do!

Lê Nguyễn

*

Đứa Nam Man Đề Nghị

Kính họa vận bài “Ất Mẹo 1975-Ất Dậu 2005” của Cô Gia đại gia trong mục “Thơ Thẩn Mà Chơi” ở SGT số 407.

Cái tụi Mạnh, Lương, Khải hiện nay,
Toàn là thứ bất tướng vô tài.
Em đề nghị phải nên xem lại,
Tớ chủ trương là quyết dẹp ngay.
Cứ đuổi về vườn: khoan bắt nhốt,
Cần cho nghỉ việc: chớ đem đày.
- Chờ em vài bữa em về hỏi,
Coi nó “cầm quần” có giống ai.

*

Tin Sốt Dẻo

Trước tết Ất Dậu, một thằng bạn về Việt Nam, đứa Nam Man có nhờ nó liên lạc với đứa con trai của người bạn tên Khôi ở Sóc Trăng, trước 1975 là lính Biệt Kích. Nay trở về Úc, thằng bạn này cho biết tin như sau:

Con của thằng cha Biệt Kích Khôi,
Tao về nó đã “bỏ” đi rồi.
Người thì bảo nó ra sông Đốc,
Kẻ lại đồn y ở Rạch Đôi.
Cán bộ sục tìm y tở mở,
Công an lùng kiếm nó tơi bời.
Nhưng tao dọ hỏi trong bằng hữu,
Thì biết nó theo... đám “Hổ Lôi”.(*)

(*) Lực lượng Lôi Hổ

*

Nỗi Lo Của Đứa Nam Man

Kính họa vận bài “Sắp đến ngày tàn” của Trường Xuân Lão đại gia trong mục “Thơ thẩn mà chơi” ở SGT số 407 viết theo ý câu phát biểu của BS Nguyễn Đan Quế trên đài VOA: “Tình trạng nhân quyền trong nước không được cải thiện, mà còn có chiều hướng suy giảm...."(SGT số 406)

Cái nỗi em lo nhứt hiện nay,
Là người trong nước... vẫn không may.
Chưa ai giải thoát thân tù tội,
Chẳng kẻ ưu tư sự đọa đày.
Giới “trí thức” không người dũng khí,
Trong “bình dân” hiếm kẻ nhơn tài.
“Anh hùng áo vải” sao chưa thấy,
Họ đợi như là đợi nắng mai.

*

Đĩ Bợm và Phường Tuồng Hợp Tác

Đọc bản tin “Phường tuồng: Cao Kỳ cười khóc khi trở lại Dinh Độc Lập cũ” trong mục “Từ thành Hồ tới hang Pắc Pó” của TVTS số 984 mà đứa Nam Man viết bài này.

Thằng thì đĩ bợm, đứa phường tuồng,
Ăn nói sao mà thiệt rập khuôn.
Bộ tưởng đi về là... nhớ cội,
Hay cho ở lại đã... quên nguồn.
Em vừa vạch mặt thằng ma giáo,
Tớ mới hài tên đứa lái buôn.
Xe cộ không ăn bây uổng lắm,
Vinh gì mấy bản mặt chui luồn...

*

Tổ Đãi Nhà Thơ Pablo Nerudan

Đứa Nam Man viết bài này sau khi đọc bản tin "Từ Thành Đến Tỉnh" của Làng Văn số 257: “Cởi truồng đãi mắt nhà thơ”, trong đó có đoạn “Hai mươi tám phụ nữ Chí Lợi đã cởi tất cả quần áo tại một con đường rất đông người qua lại ở Santiago để bày tỏ lòng kính trọng đối với một nhà thơ”.

Cũng là “nhà thổ mí nhà thơ”,
Bác đã ngon hơn tớ thiệt mờ.
Tổ đãi màn này xôm quá hé,
Em khoe kiểu đó bảnh ghê cơ.
Nhỏ, to đủ cỡ trông phê hẳn,
Tròn, méo nhiều “sai” thấy cứng đờ.
Tất cả vị chi hăm tám cái,
Tha hồ ngồi “rửa mắt” ngon ơ.

Nam Man

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.