Hôm nay,  

Dân Việt Quận Cam Mừng Tết, Hướng Lòng Về Nguồn Cội

09/02/200500:00:00(Xem: 5769)
Hôm nay là mùng một tết Nguyên Đán, những gia đình Việt Nam tại Hải Ngoại đang tưng bừng và hân hoan chào đón xuân Ất Dậu. Đường phố Bolsa trở nên tấp nập hơn thường lệ, Little Sài Gòn dường như trở thành một trung tâm mua bán các loại hoa qủa và bánh trái cho những ngày tết không thua gì không khí tết tại Sài Gòn trước đây.
Năm nay, cộng đồng tỵ nạn Việt Nam tại Hải Ngoại được thành lập được 30 năm. Những thế hệ người Việt trẻ đang cố gắng tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, và phát huy những phong tục tập quán cổ truyền dân tộc mặc dù họ đã sinh ra và lớn lên tại Hải Ngoại.
Những sinh hoạt trong đời thường của các gia đình Việt Nam hiện đang sinh sống tại Quận Cam, nơi có nhiều người Mỹ gốc việt cư ngụ vẫn mang đầy hương vị quê hương và truyền thống dân tộc, thông qua cách nuôi dưỡng và giáo dục cho con cái cũng như những cố gắng vượt bậc của chính họ để được hoà nhập với xã hội Mỹ.
Đón giao thừa ở Mỹ
Chúng tôi, những người khách không được mời nhưng đã được gia đình Bác Hai đón tiếp một cách nồng hậu trong buổi họp mặt tất niên gần 40 thành viên trong gia đình vào tối Chủ Nhật vừa qua. Căn nhà với diện tích hai ngàn- square- feet tại thành phố Anaheim với lối sắp đặt và trang trí của người Việt Nam: bàn thờ với những lồng đèn Tết, những chiếc bánh chưng thơm tho, những mâm trái cây chín vàng, và những khay mứt xanh đỏ trông rất ấm cúng và đẹp mắt. Tết năm nay rơi vào ngày thứ Tư, vì vậy hầu hết các thành viên của gia đình Bác Hai quyết định tổ chức ăn tết vào ngày ngày 29 tết và những ngày cuối tuần để tất cả thành viên trong gia đình có dịp về đoàn tụ và vui chơi tết.
Võ Thu Trang, một cô gái Việt lai Mỹ và cũng là cô con gái nuôi của gia đình Bác Hai trong suốt hơn 30 năm qua. Cô đến định cư tại Mỹ gần 14 năm nay và hiện đang làm việc tại một tiệm Nail ở Seal Beach đã tâm sự: "Thu Trang mang dòng máu Mỹ nhưng lại may mắn được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, vì vậy Trang rất thích những dịp lễ hội cổ truyền Việt Nam như Tết."
Dung Nguyễn, một dược sỹ trẻ lớn lên tại Mỹ nhưng cô rất thích mặc áo dài Việt Nam và lúc nào cũng tham dự những buổi họp mặt với gia đình, mà theo cô tết là một dịp lễ hội quan trọng nhất mà cha mẹ của cô lúc nào cũng nhắc nhỡ cô phải ghi nhớ trước tiên trong sinh hoạt gia đình người Mỹ gốc Việt .
Trong khi đó, Wayne-Dương Nguyễn, người cháu tinh của Bác Hai đã khoe với chúng tôi là anh ta rất thích chơi Bầu Cua Tôm Cá với các anh em họ trong gia đình vào những dịp xuân về. Wayne sang định cư tại Mỹ với gia đình khi Wayne khi được 9 tuổi, do đó Wayne vẫn còn nhớ một số phong tục tập quán của người Việt Nam bên cạnh sự chăm sóc rất chu đáo của người Mẹ: "Dù tôi đã phải dọn ra ở riêng vì chỗ làm xa nhưng mẹ của tôi luôn quan tâm cho tôi từ miếng ăn giấc ngũ, mẹ tôi mong muốn tôi lập gia đình với một cô gái Việt Nam có đạo vì mẹ tôi muốn tôi phải quan tâm đến những sinh hoạt của gia đình và gìn giữ văn hoá Việt Nam."

Sự khác biệt giữa hai thế hệ và nền tảng đạo đức của gia đình Việt Nam
Trong buổi tiệc tất niên tại nhà của Bác Hai, tôi đã có dịp trò chuyện với bác David- Quyền Nguyễn, một cư dân gốc Việt ngụ tại thành phố Fountain Valley bác đã cho biết: "Tôi sang đây theo con đường vượt biên vào năm 1979, tôi đã rất day dứt ra đi và để lại 4 đức con nhỏ cho vợ tôi để mong có cơ hội tiếp tục được sống một cách tự do tại xứ lạ quê người. Trong những năm đầu mưu sinh tại Mỹ, tôi đã không có cơ hội đón xuân. Cũng như bao nhiêu người Việt tỵ nạn khác, chúng tôi đã làm việc ngày đêm và cố gắng dành dụm tiền bạc để gởi về Việt Nam để phụ với vợ nuôi các con. Cách đây gần 20 năm, khi vợ và các con của tôi còn sinh sống tại quê nhà tôi đã không màng đến tết mà chỉ chú tâm gởi tiền bạc và quà về Việt Nam để người thân có một cơ hội đón xuân một cách chu đáo, ấm cúng và hạnh phúc hơn."
Thật vậy, tôi đã nhìn thấy ở bác Quyền một nghị lực phi thường. Bác Quyền cùng vợ nuôi dạy năm người con nhỏ với hai bàn tay trắng tại Mỹ vào những năm 80, nay đã trưởng thành và không những đã được thành công mà còn thành nhân! Đối với bác Quyền, để được thành công ở Mỹ thì không qúa khó, nhưng thành nhân thì là một điều khó khăn hơn nhiều.
Bác Quyền tâm sự tiếp: "Tôi muốn các con tôi phải giữ cho kỳ được nề nếp trong gia đình Việt Nam, tôi muốn được nhìn thấy các con tôi hoàn tất việc học hành, có một công việc làm ổn định, và điều quan trọng hơn hết là giữ được nhân cách của mình."
Người con trai lớn nhất của ông, John-Duy Linh Nguyễn, 33 tuổi, hiện là một kiến trúc sư trẻ đang làm việc tại Quận Cam đã tâm sự với chúng tôi: " Là người con trai trưởng trong gia đình, tôi cố gắng thương yêu và đùm bọc bốn người em của tôi. Bởi vì cha mẹ của tôi sẽ trở nên già yếu dần, vì vậy: "quyền huynh thế phụ" vẫn luôn là câu nói vô cùng chí lý mà tôi sẽ luôn ghi nhớ dù bất cứ ở đâu và trong hoàn cảnh nào!" Hơn lúc nào hết, cha mẹ lúc nào cũng là người thương yêu và lo lắng cho con cái, vợ của bác Quyền đã tâm sự với đôi mắt đỏ hoe: "Năm người con của tôi ví như năm ngón tay của tôi, ngón nào bị đứt cũng làm cho tim tôi đau nhói. Do đó, niềm mong mỏi lớn nhất của tôi là được nhìn thấy các con tôi luôn sống thương yêu và đùm bọc nhau, vì một ngày náo đó vơ ï chồng chúng tôi sẽ trở nên già yếu đi và các con sẽ luôn là nguồn an ủi lớn nhất của những người làm bậc cha mẹ!"
Mùa xuân sẽ và đã đến với tất cả chúng ta, những người Việt Nam sống xa quê hương nhưng với một trái tim chan chưa tình thương yêu quê hương, gia đình và nhân loại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.