Hôm nay,  

Quan Hệ Việt Mỹ Năm 2005: Tùy Thuộc Hà Nội

17/01/200500:00:00(Xem: 4646)
LTS. Quan hệ Việt-Mỹ 2005 sẽ về đâu" Đó là chủ đề bài sau đây của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, về Bang Giao Quốc Tế tại Đại Học George Mason, Hoa Kỳ. Bài phổ biến do NGO, một tổ chức trên mạng của Giáo Sư Ngô Văn Tuấn, như sau.
Quan hệ Việt Mỹ năm 2005: Tùy thuộc Hà Nội
TT Mỹ có thể thăm Việt Nam vào năm 2006
+Căn cứ vào những lời tuyên bố của chính quyền Mỹ sau khi George W. Bush tái đắc cử tổng thống, chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong nhiệm kỳ hai của ông có thể tóm tắt trong ba đặc tính.
+Trong nhiệm kỳ hai, tổng thô´ng Bush co´ nhiều bận tâm ở nơi kha´c.
Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục có một ưu tiên thấp so với ba “mục tiêu lớn” (great goals) mà chính quyền Bush muốn đạt được trong lãnh vực đối ngoại trong nhiệm kỳ hai.
Ba mục tiêu lớn đó được Tổng Thống Bush nêu ra trong bài diễn văn đọc tại Halifax, Nova Scotia, Canada ngày 1/12/2004.
Đó là: xây dựng các định chế đa quốc và đa phương hữu hiệu và hổ trợ các hành động đa phương hữu hiệu, chống khủng bố, và cổ võ dân chủ.
Thứ hai, những điểm nóng mà chính quyền Bush phải đối phó hiện nay, ngoài vấn đề Iraq, là: chống khủng bố, ngăn chặn khả năng chế tạo võ khí nguyên tử của Iran, đối phó với hiểm nguy võ khí nguyên tử trong tay Bắc Hàn, và giải quyết xung đột Do Thái-Palestine.
Việt Nam không phải là một điểm nóng, nên người ta không chờ đợi một thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam. Những thay đổi lớn hay những bước đột phá, nếu có, tùy thuộc vào phía các nhà cầm quyền ở Hà Nội.
Thứ ba, mối bang giao Mỹ-Việt trong những ngày tháng tới, nói chung, sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực.
Tích cực trên căn bản nối tiếp các thành quả đạt được cuối năm ngoái với cuộc viếng thăm của một phái đoàn thương mại hùng hậu dưới sự hướng dẫn của Phó Thủ Tướng Việt Nam,Vũ Khoan.
Liền sau đo´ là chuyê´n thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam, Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm Văn Trà, đẩy quan hệ Mỹ-Việt lên một cấp cao hơn, kể cả việc bình thường hóa quan hệ quốc phòng.
Hai giới chức Việt Nam cao cấp này đều tuyên bố rằng mục đích của họ là thảo luận với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhằm “đặt nền móng cho một mối quan hệ bền vững” giữa Việt Nam và Mỹ trên căn bản tương kính và lưỡng lợi.
Hãng United Airlines đã mở lại đường bay San Francisco Sài Gòn sau gần 30 năm gia´n đoạn
Ca´c nhân tô´ ta´c động đê´n chi´nh sa´ch
Vì Việt Nam không phải là ưu tiên lớn để Mỹ phải có một sách lược ngoại giao được phối hợp ở mức độ cao nhất, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam là chính sách cục bộ, bị ảnh hưởng bởi quyền lợi, sự vận động, và tác động hỗ tương giữa các cơ quan chính quyền, các tổ chức tư nhân và các nhóm quyền lợi tại Mỹ.
Thông thường, bộ Ngoại giao muốn quan hệ hai nước càng ngày càng cải thiện về mọi phương diện trong khi phải tìm cách dung hòa giữa đòi hỏi về nhân quyền, quyền lợi thương mại và nhu cầu chiến lược của Mỹ.
Bộ Quốc phòng phải tiếp tục xúc tiến chương trình tìm kiếm xác người Mỹ mất tích, giúp gỡ bom mìn chưa nổ ở Việt Nam, đồng thời thăm dò triển vọng gia tăng hợp tác quân sự giữa hai nước.
Bộ Thương mại muốn gia tăng trao đồi mậu dịch giữa hai nước cùng một lúc phải dung hòa giữa quyền lợi của nhà đầu tư và doanh nhân Mỹ buôn bán với Việt Nam với quyền lợi của các nhà sản xuất Mỹ bị thiệt hại vì phải cạnh tranh với hàng nhập cảng từ Việt Nam.
Tổ chức gia đình tù binh và quân nhân mất tích, Human Rights Watch, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Phòng Thưong Mại Hoa Kỳ ở Việt Nam, Ủy Ban Thương Mại Mỹ-Việt, Tổng Liên Đoàn Lao Động, cộng đồng người Mỹ gốc Việt, v.v…, mỗi nhóm, mỗi tổ chức theo đuổi việc thực hiện mục tiêu riêng của mình qua mối bang giao giữa hai nước.
Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, như vậy, không được cấu thành một cách tập trung mà được cấu thành theo mô thức khuếch tán. Muốn ảnh hưởng hữu hiệu đến chính sách của Mỹ, Việt Nam phải tìm hiểu và hoạch định chính sách thích hợp cho mỗi loại tác nhân kể trên.

Nói chung, chính sách của chính quyền Bush thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ kinh tế -thương mại giữa hai nước. Đây là một chính quyền chủ trương tư do mậu dịch nên không thích đặt ra những rào cản thương mại, nếu có thể tránh được.
Trước áp lực của giới sản xuất tôm trong nước, quyết định đánh thuế phạt tôm xuất cảng từ Việt Nam ở một mức rất thấp, thấp hơn nhiều so với thuế phạt đánh trên ngư sản của Trung Quốc cho thấy chính quyền Bush rất nhẹ tay với Việt Nam và không muốn những bất đồng cục bộ gây trở ngại cho việc phát triển thương mại giữa hai nước.
Đòi hỏi của Mỹ đưa ra trong đàm pha´n WTO là kha´ cao đô´i vơ´i Việt Nam
Mỹ cũng muốn giúp và đã hứa giúp Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dich Thế Giới (WTO). Tuy nhiên, chính quyền Bush sẽ gắt gao hơn trong việc đòi hỏi Việt Nam phải thi hành một số biện pháp cụ thể trước khi ký thỏa thuận cho Việt Nam gia nhập WTO, vì kinh nghiệm điều đình với Trung Quốc trước kia cho thấy việc căn cứ vào lời hứa thay vì những hành động cụ thể trước khi ký thỏa thuận chỉ đưa đến thất vọng.
Ưu tiên của tân đại sư´ tại Hà Nội
Đại sứ Michael Marines, người có nhiệm vụ thi hành chính sách Mỹ tại Việt Nam, liệt kê ba ưu tiên hoạt động của ông: 1) thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ Việt Nam phòng HIV/AIDS trong khuôn khổ “Kế hoạch khẩn cấp phòng chống AIDS”; 2) xem xét các khoản viện trợ phát triển của Hoa Kỳ cho Việt Nam có đạt tới hiệu quả cao nhất hay không; và 3) tập trung vào một vài lĩnh vực mà thời gian qua chưa phát triển như cả hai bên cùng mong đợi, ví dụ như hợp tác trong lĩnh vực hành pháp, phòng chống ma túy và quân sự.
Qua ưu tiên 1 và 2, ông Marines muốn chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho triển vọng gia tăng viện trợ kinh tế và kỹ thuật của Mỹ cho Việt Nam, ngoài các khoản viện trợ nhân đạo. Nói khác đi, trong nhiệm kỳ hai của chính quyền Bush, người ta có thể thấy một sự thay đổi về bản chất và số lượng của viện trợ Mỹ cho Việt Nam.
Chính quyền Bush cũng sẵn sàng tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước, bắt đầu bằng việc tăng số lượng trao đổi các phái đoàn quân sự, viện trợ huấn luyện cho Việt Nam qua chương trình Huấn luyện và Giáo Dục Quân sự Quốc Tế (IMET), một chương trình mà Trung Quốc không được hưởng.
Tuy nhiên, chương trình nào cũng có những điều kiện luật định của nó, và cơ quan hành chính Mỹ có khuynh hướng áp dụng một cách máy móc những điều kiện này. Vì Việt Nam không phải là một ưu tiên chiến lược của Mỹ, mức độ phát triển quan hệ quốc phòng giữa hai nước tùy thuộc vào Việt Nam nhiều hơn là Mỹ.
Ngoài ra, để thắt chặt mối quan hệ tổng quát giữa hai nước, phía Mỹ cũng như Việt Nam đang có kế hoạch chuẩn bị cho cuộc viếng thăm nước Mỹ trong năm tới của Thủ tướng Việt Nam, và cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Bush năm 2006 khi hội nghị thượng đỉnh Á Châu Thái Bình Dương (APEC) nhóm họp ở Hà Nội.
Trả công cử tri
Tuy nhiên, bất đồng giữa hai nước về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam sẽ tiếp tục là những trở lực đối với chiều hướng tích cực kể trên.
Cử tri người Việt tại Mỹ cũng sẽ ti`m ca´ch vận động chi´nh quyền ông Bush
Ngoài việc chính Tổng Thống Bush là người sùng tín, chính quyền Bush không thể làm ngơ trước áp lực của các tổ chức tôn giáo đã dồn phiếu ủng hộ ông trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Các nhóm người Mỹ gốc Việt mà đa số đã ủng hộ đảng Cộng Hòa cũng sẽ tạo áp lực trên các dân biểu, nghị sĩ Mỹ mà họ góp phần bầu ra. Vì thế, nếu tình trạng nhân quyền ở Việt Nam cứ tiếp tục như ngày nay và Việt Nam không thu hút được sự ủng hộ tích cực của vài công ty lớn nhất nước Mỹ, luật Nhân quyền về Việt Nam sẽ lại được đưa ra trước Quốc Hội trong nhiệm kỳ tới.
Việc đòi hỏi áp dụng biện pháp chế tài, kể cả chế tài kinh tế, để thi hành quyết định coi Việt Nam như là một “quốc gia đáng quan ngại” sẽ được đặt ra với một quốc hội và chính quyền chịu ảnh hưởng nhiều hơn của các tổ chức tôn giáo.
Trong bối cảnh ấy, phạm vi và mức độ phát triển của mối bang giao Việt-Mỹ sẽ tùy thuộc nhiều hơn vào Hà Nội hơn là Hoa Thịnh Đốn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.