Hôm nay,  

Mô Thức Cơ Hữu, Thực Tiễn Cho Nền Kinh Tế Vn Cất Cánh

01/01/200500:00:00(Xem: 5053)
Kinh tế. Chìa khóa của tất cả phải không" Đúng (yes), không (no). Đúng hay không đúng tùy ở cái nhìn và mức độ có thể một cách chủ quan trong mỗi giai đoạn và mỗi quan niệm. Có người quan niệm kinh tế chỉ là một yếu tố thứ nhất trong các yếu tố khác để có thể vực lên và thoát ra khỏi sự nghèo khó của đất nước. Bên cạnh sự vực lên ấy, quốc gia cần đòi hỏi các phần khác như: xã hội, chính trị, văn hóa, y tế, phát triển v.v... Dĩ nhiên tất cả các đơn cử trên đều không sai. Thế nhưng trọng tâm của bài này chúng ta đưa ra một vài ưu điểm về chính sách kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á, (Đại Hàn, Tân Gia Ba, đài Loan). Nhất là Nhật Bản sau Đệ Nhị Thế Chiến ở vào thời Minh Trị Duy Tân, cũng như Đại Hàn và Đài Loan (từ 1964 - 1984) nhờ những ưu điểm nào đã giúp đất nước họ thăng tiến trong một thời gian ngắn. Hơn nữa vào đầu thế kỷ thứ 20, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John M. Hay cũng đã từng tiên đoán "Đông Nam Á rồi đây sẽ là thương trường quan trọng hàng đầu trên hoàn cầu", dĩ nhiên ĐNA trong đó bao gồm cả Việt Nam. Chính vì những mấu chốt ấy, sau khi đưa ra các ví dụ hay có thể gọi là ưu điểm, chúng tôi muốn chiết trụ và đề nghị một vài dẫn chứng cụ thể với mục đích lấy cái hay và vi dịu của người để học hỏi và áp dụng vào đất nước ta.
Trên nguyên tắc sơ khởi những căn bản của kinh tế học, nếu trường hợp dân số tăng nhanh hơn và cao hơn năng suất phát triển tính theo tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product), dĩ nhiên quốc gia ấy sự nghèo khó sẽ không còn là môt hiện tượng nữa, mà đó là một sự thật. Sự thật hiển nhiên kia đòi hỏi người lãnh đạo phải tìm ngay biện pháp giải quyết cấp thời bằng tấm lòng quyết tâm, can đảm và sự cảm thông ở nhiều khía cạnh, trên cùng một tâm điểm. Một nguyên tắc khác cũng được đưa ra trong kinh điển sơ khởi của nền kinh tế cất cánh (Take off), nghĩa là: Năng suất tùy thuộc và lệ thuộc vào yếu tố đầu tư (Capital Investment), bước bên cạnh yếu tố đầu tư trên, đòi hỏi chính quyền phải tỏ ra hiệu năng, đồng thời phải thật sự giúp đỡ cá nhân đầu tư (Investor). Môt vấn đề khác không kém phần quan trọng là kỹ thuật đầu tư, năng lực và trình độ đầu tư, đòi hỏi cá nhân đầu tư cần phải am hiểu các yếu tố căn bản như: nhu cầu thiết thực của người tiêu thụ (the needs). Dĩ nhiên nếu người dân vô hiệu quả hay không hợp tác với đề án kinh tế của chính quyền đưa ra, chúng ta tin chắc rằng nền kinh tế cất cánh theo ước muốn cũng chỉ là một ước vọng không tưởng. Chính vì thế, người dân cần phải có tinh thần trách nhiệm và xây dựng, nhất là yếu tố hy sinh và tinh thần tự giác đóng góp. Như chúng ta đã biết Hồng Kông và Tân Gia Ba (Singapore) không có tài nguyên quốc gia như Việt Nam, mà họ là những quốc gia thành thị (City States), nghĩa là hai quốc gia này bị bắt buộc phải hoàn toàn lệ thuộc và chú trọng vào vấn đề thương trường nhiều hơn phát triển canh nông. Thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn họ đã thực sự vươn mình ra ngoài cơn bệnh chậm tiến thời đại.
Nhưng nếu muốn lột xác hay thoát ra ngoài cơn bệnh chậm tiến, mục tiêu phát triển được chú trọng qua các yếu tố điển hình như sau:
a, Quyền lợi phân phối kinh tế phải được đồng đều
b, Tình trạng thất nghiệp ở mức thấp
c, Khả năng phát triển cao
d, Mức tăng cao tính theo đầu người so với tổng sản lượng quốc gia (High Growth Rate Of Real per capital GNP)
Trong quá khứ chúng ta nhận thấy các quốc gia như Tân Gia Ba, Đài Loan, Nhật Bản hay Đại Hàn họ cũng đã trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế (Economic Recession), nghĩa là các quốc gia của họ đã bị nhận chìm trong cơn bệnh chậm tiến (Third World) do ảnh hưởng bởi các lý do chính đáng sau đây:
- Không có tài nguyên quốc gia để phát triển.
- Tình trạng dân trí kém.
- Không có chuyên viên.
- Chính quyền kiểm soát khắt khe không cho người dân tự làm chủ.
- Nạn nhân chủng, chính phủ không có kế hoạch ngừa thai hữu hiệu. Lý do đưa đến sự khiếm khuyết này do bởi bộ phận xã hội không giải thích được mức độ quan trọng trong kế hoạch hóa gia đình đến người dân.
- Và tham nhũng v.v...
Xét cho kỹ và cho cùng, những ngăn cản trên không phải chỉ có các quốc gia trên chịu riêng số phận. Mà hầu như có cùng cảnh ngộ với VN chúng ta. Nhưng các quốc gia ấy họ đã thoát ra ngoài các khó khăn là do ở sự quyết tâm từ hai phía, gồm có "chính quyền" và "người dân" nên quốc gia họ đã chuyển mình một cách đáng kể.
Do đó, nếu muốn tiến đến một nền kinh tế cất cánh (Take Off) để phục vụ cho quyền lợi quốc gia, chúng ta nên thẳng thắn và công bình nhìn vào trọng tâm của các đơn cử sau đây:
Vai Trò (The Role) Của Chính Phủ
Chính phủ, thứ nhất và tuyệt đối phải đóng vai trò của người hướng dẫn (Guidance), chính phủ hoàn toàn không thể giữ vai trò điều hành. Trong quá khứ khi Adam Smith đưa ra nguyên tắc của nền thị trường kinh tế tự do (Laisser Fair), ông đã nói: "Vai trò căn bản để phát triển cơ sở là do sáng kiến và điều hành của người đầu tư (Investor) chứ không phải của chính quyền. Chính quyền luôn luôn đóng vai trò hỗ tương mà thôi". Những điều Adam Smith đưa ra đã đúng ở vào chu kỳ thứ nhất cho đến hôm nay, và chắc sẽ vĩnh viễn về sau. Điều ấy đã chứng tỏ rằng ở trên các nước không tư bản vì nền kinh tế tập trung nên quốc gia họ không phát triển như ý muốn. Chính vì thế những nước như Trung quốc đến nay đã vượt thoát và tiến sang nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết năm quốc gia Á Châu phát triển được nhờ bởi họ đã đi theo và thực thi chính sách kinh tế tư bản. Thế thì ở trong giai đoạn này, người đầu tư (Investor) cần gì ở chính phủ" Thực tế và hữu hiệu nhất, chính phủ giúp đỡ về vấn đề kế hoạch vận chuyển, chính sách tiền tệ, kế hoạch giáo dục, chương trình xã hội, tình trạng công nhân phải được đối xử công bằng, vấn đề thuế khóa phải rõ ràng v.v...
Dĩ nhiên những đòi hỏi này không thể giải quyết một cách cấp thời, tuy nhiên chính phủ phải coi đó như một quốc sách cần phải thực thi càng sớm, càng nhanh càng tốt. Trường hợp Việt Nam hiện nay cơ may đã đến, nghĩa là Hoa Kỳ đã bang giao, cửa ngõ của thương trường đã mở rộng, các Tổ Hợp Thị Trường Tự Do Bắc Mỹ NAFTA (North American Free Trade Agreement) đã được thành hình, tổ hợp này sẵn sàng giúp đỡ để thị trường Việt Nam có thể cất cánh (dĩ nhiên các thị trường khác như Mễ Tây Cơ vẫn có cơ hội cạnh tranh). Nhìn lại vào thập niên 1950, khi Nhật Bản cũng đã có cơ may như chúng ta hiện nay, nghĩa là Hoa Kỳ sau khi thả hai trái bom nguyên tử trên đất Nhật họ đã trở lại giúp đỡ quốc gia này tái dựng (Rebuild) nền kinh tế. Như trường hợp trong chiến tranh Việt Nam hầu hết các dụng cụ súng đạn cũng như quân nhu đều do Nhật xuất cảng.
Ngoài vấn đề Nhật, Hoa Kỳ còn nỗ lực viện trợ cho Đại Hàn, Tân Gia Ba, Đài Loan. Đây cũng là một cơ may chính trị khác của các quốc gia này, vì theo kế hoạch Dommino của Hoa Kỳ họ không muốn thấy cộng sản bành trướng trên vùng đất Á Châu. Do đó tài lực và nhân lực của Hoa Kỳ đã đổ dồn vào các quốc gia trên. Dĩ nhiên cơ hội không gõ cửa lần thứ hai, chính vì thế các vị lãnh đạo của những quốc gia này đã triệt để áp dụng và lợi dụng cũng như nương theo "Giai đoạn chính trị" này để phát triển quốc gia của họ.

Từ những đơn cử trên có người sẽ đặt câu hỏi: "Liệu Việt Nam chúng ta còn có cơ hội như Nhật Bản, Đài Loan, Đại Hàn, Tân Gia Ba nữa không"" Câu trả lời rõ rằng: "Thưa có, và có thể chúng ta có nhiều cơ may hơn nữa". Vì rằng:
Hơn ai hết Hoa Kỳ hoàn toàn không muốn ảnh hưởng của Trung quớc sẽ bành trướng từ chính trị, quân sự đến kinh tế. Một khi Trung quốc đã thật sự "cất cánh" trên các lĩnh vực này, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ khó khăn kiềm chế. Chính vì thế, Hoa Kỳ muốn tìm kiếm một đồng minh mới có địa thế hiểm trở về hướng Tây và thuận tiện về hướng Đông làm hành lang cho mọi cuộc đổ bộ và trú quân. Đồng minh đó không ai khác hơn là Việt Nam chúng ta. Về mặt tâm lý và đạo đức, Hoa Kỳ là quốc gia nhân đạo thứ nhất trên thế giới mặc dầu một vài cá nhân lãnh đạo của họ có tư tưởng đế quốc. Nhưng nhìn cho kỹ, xét cho rõ và nói cho đúng, người Mỹ vẫn là người có tinh thần và đạo đức muốn giúp đỡ người nghèo hơn bất cứ sắc dân nào trên thế giới. Đây là một cơ hội cho chúng ta, dĩ nhiên cơ hội sẽ không gõ cửa lần thứ hai như trên chúng tôi đã đề cập.
Một điểm khác chúng ta không thể bỏ quên như trường hợp Trung quốc, Đặng Tiểu Bình đã can đảm thay đổi đường lối kinh tế tập trung chuyển sang thị trường. Điều này đã đi ngược lại chủ thuyết Mác Lê. Thế nhưng vì nhu cầu của dân tộc, họ Đặng đã dám làm một cuộc Cách Mạng vĩ đại trong lịch sử cộng sản Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế để cứu vớt dân tộc Trung Hoa ra khỏi cơn nghèo đói. Thật thế, kể từ khi thay đổi thị trường nền kinh tế cất cánh Trung quốc đã khởi sắc và hiệu quả nhiều hơn. Tuy nhiên, trên nguyên tắc phát triển quốc gia yếu tố chính trị phải song hành. Vì sự gắn bó và ràng buộc hữu cơ này cho nên Trung quốc vẫn chưa có thể thâu lượm được thành quả mong muốn của người dân. Do đó, nhìn lại các quốc gia Đông Âu và Nga Xô họ đã chủ trương thực hiện đường lối phát triển bằng cách thực thi dân chủ trước tiên. Hơn ai hết chính cử tri của những con người Đông Âu và con người Nga Xô là bài học chứng minh một cách thực tiễn và rõ ràng rằng: "Muốn chuyển nhượng một nền kinh tế tập trung tiến sang nền kinh tế thị trường một cách hữu hiệu, trên hết và trước tiên hệ thống pháp lý phải công bằng và công bằng. Đây là một yếu tố duy nhất, thứ nhất, tuyệt đối và cuối cùng" không bàn cãi và trở thành văn hoặc bất thành văn. Tóm lại chúng tôi khẳng định nếu không có dân chủ chắc chắn nền kinh tế thị trường sẽ không thể nào có kết quả như sự mong đợi của mọi người.
Kế Hoạch Mậu Dịch
Thực thi chính sách mậu dịch để phát triển quốc gia là nhu cầu thiết thực, nhu cầu ấy có được thực hiện hiệu quả hay không lại là một vấn đề chúng ta cần nghiên cứu kỹ càng hơn. Trường hợp hiện nay tại Việt Nam cho dù nền kinh tế thị trường đã được thực hiện qua nhiều năm, tuy nhiên phần lớn các "bộ phận" xuất cảng hay nhập cảng đều phải kinh qua trung gian nhà nước, hoặc do nhà nước kiểm soát dưới mọi hình thức. Điều lệ khắt khe trên đã trực tiếp ngăn chặn và làm trở ngại cho việc mậu dịch của nước nhà. Do đó, thi hành một chính sách mậu dịch trên phương diện công bằng và tự do sẽ là nhu cầu trường kỳ và đường lối duy nhất để phát triển quốc gia đã bị đình trệ. Nhìn cho kỹ hiện nay Việt Nam đang thiếu gần 9 tỷ Mỹ Kim. Số tiền này một nửa thiếu từ các quốc gia Đông Âu cũ (thuộc khối COMECONE), còn lại nợ từ Hoa Kỳ và Nhật cũng như ngân hàng thế giới.
Nhưng nếu cứ tình trạng kiểm soát như thế này không chịu thay đổi, Việt Nam sẽ phải trả đến 47% tổng số tiền xuất cảng thâu được hàng năm, chưa kể số tiền phải trả cho khối COMECONE. Trong tổng số 47% ấy, tính ra Việt Nam chỉ có thể trả được 9% trên tổng số nợ bị thiếu, còn lại đều là "nợ chồng, nợ chất, nợ hết đời cha lại kéo theo đời con". Riêng trong số tiền còn lại của việc xuất cảng là 53% không đủ để có thể chi tiêu vào các dịch vụ khác. Với tình trạng trả nợ một cách nhỏ giọt trên, các quốc gia trên thế giới đã ngần ngại không dám cho Việt Nam vay mượn nhiều hơn.
Cho nên muốn tạo lại uy tín để có thể tín dụng, trước hết Việt Nam phải cố gắng thanh toán bớt số nợ hiện nay. Có thể các chủ nợ mới tin tưởng cho vay mượn thêm sau này. Tuy nhiên muốn trở thành một người thiếu nợ tốt (good credit) chính sách mậu dịch cần phải thay đổi. Nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ không trực tiếp tham dự vào hàng hóa nhập hay xuất cảng. Ngược lại nhà nước "sẽ, phải, và chỉ" đóng vai trò của người hướng dẫn hoặc phụ giúp mà thôi.
Hệ Thống Ngân Hàng
Mậu dịch sẽ không được thực hiện hữu hiệu nếu hệ thống ngân hàng không được cải tổ, điều ấy trở thành kinh điển. Có lẽ hiểu được những căn bản ấy cho nên hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải tổ hồi năm 1990. Đây là một điểm son chúng ta cần ghi nhận, nhưng sự cải tổ phải được thực hiện toàn diện mới có hiệu quả. Như trường hợp hồi năm 1990 chính phủ đã can đảm tách rời ngân hàng thương mại ra khỏi ngân hàng trung ương, đồng thời thiết lập thêm hai ngân hàng thương mại khác do chính phủ sở hữu. Điều này tốt nhưng không tốt, tốt trên thiện chí, nhưng không tốt trên thực tế, vì "Ông Chính Phủ" vẫn không chịu thật sự trao quyền kiểm soát hay người điều hành do những người có khả năng điều hành. Hơn nữa trong đạo luật về ngân hàng được ký ngày 1/10/1990 chính phủ còn quá khắt khe trong việc cho tư nhân mượn vốn để đầu tư.


Một khuyết điểm khác ngân hàng Việt Nam hiện nay không có chuyên viên quản trị, vì khả năng quản trị của những chuyên viên được đào tạo tại Viêt Nam về lãnh vực ngân hàng còn quá "thô sơ" nên không bắt kịp (Up-Date) được với các biến chuyển tiền tệ trên thế giới. Riêng về vấn đề ngân hàng trung ương cũng không có đủ chuyên viên nghiên cứu về chính sách tiền tệ quốc gia, ngược lại họ chỉ chú trọng vào việc in bạc để trám vào chỗ thiếu hụt và phát ngân cho các công ty quốc doanh. Việc in bạc này chẳng những làm lợi cho quốc gia, ngược lại đã tạo nên thế leo thang và lạm phát mới.
Thêm vào đó việc sử dụng chi phiếu của các ngân hàng tỉnh lỵ bị hạn chế do bởi hệ thống ngân hàng, vì các công ty quốc doanh cũng như các trương mục tư nhân khi trả cho nhau phải tốn thời gian quá lâu mới có thể thanh toán (Clear) tín phiếu (Checks) được. Những trắc trở trên tạo ra nguyên nhân trì hoãn mọi dịch vụ thương mại. Cho nên muốn hóa giải những trở ngại này nhà nước phải "giúp đỡ" (không điều hành) để hệ thống ngân hàng cần được trở nên một "Ngân hàng đáp ứng thị trường".
Một khó khăn khác cho chính phủ Việt Nam hiện nay như trường hợp Ngân Hàng Kỹ Thương Việt Nam và Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Hai ngân hàng trên nằm trong hệ thống Ngân Hàng Thương Mại, nhưng lại được quản trị bởi nhân viên "Nhà Nước", mấu chốt của vấn đề là ở chỗ nhà nước quản trị, vì nhà nước, nhà nước, và nhà nước cứ như bóng ma ve vãn mãi, nên những người muốn đầu tư (Investor) họ ngại ngần nhà nước nên không dám tiến đến. Khó khăn thứ hai là khi ngân hàng nông nghiệp được đưa về thôn quê để giúp đỡ nhà nông, thì số tiền vay mượn cao hơn số tiền ngân hàng nông nghiệp tồn trữ. Bởi lẽ người dân cũng lại sợ ám ảnh của "nhà nước" nên họ không dám bỏ tiền vào, sợ rằng một ngày đẹp trời nào đó "Ông Nhà Nước" đem ra xài lại ván bài "Tư Sản Mại Bản". Riêng về Ngân Hàng Ngoại Thương cũng gặp trường hợp giống như Ngân Hàng Nông Nghiệp. Do đó làm sao và làm thế nào để hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng ngoài Mỹ từ "nhà nước", chúng ta mới tin rằng chương trình mậu dịch mới thâu được nhiều thành quả hơn.
Nguyên Lý Phát Triển
Có những trường hợp điển hình nhưng căn bản sau đây để thực hiện nguyên lý phát triển:
a, Đầu tư (Investment) không phân biệt không gian.
b, Tiết kiệm (Saving) vận dụng dưới mọi hình thức
c, Lợi nhuận (Profit) qua hình thức công ty ngoại quốc đến đầu tư tại Việt Nam.
Đầu tư luôn luôn phải có vốn (Capital), vốn là một hình thức tư bản. Vốn có được nhờ sự tập hợp bằng nhiều cách:
a1, Sản xuất và tiết kiệm
a2, Vay mượn
a3, Cải tổ hệ thống quốc doanh
a4, Đầu tư
a5, Khiếm dụng
Trên các điểm điển hình gợi ý ở trên, một điểm khác không thể bỏ quên là ngân sách quốc gia. Trong những năm gần đây chúng ta thấy Việt Nam mức thu vào có tăng (vẫn còn ít, không kể đến vấn đề du lịch), nhưng về mặt hệ thống tài chánh chưa thâu được khả quan do bởi nạn khiếm hụt tài trợ. Tuy nhiên, kể từ khi vấn đề bang giao với Hoa Kỳ được giải tỏa, nguồn tài trợ từ các nước ngoài được tiếp nhận nhiều hơn. Đây là một vấn đề chính phủ cần phải ngay thẳng và chí công, nghĩa là cơ hội tài trợ trong thời gian đầu phải nhắm vào việc phát triển quốc gia. Muốn thực hiện được đường lối cơ hữu của chímh phủ đề ra, chính quyền cần và phải cương quyết đập tan cuộc chiến tranh tham nhũng hiện nay. Chúng ta nên nhớ rằng trên nguyên tắc phát triển việc đầu tiên và tiên quyết phải tiêu diệt "giặc tham nhũng". Giặc tham nhũng còn nguy hại hơn "đế quốc Mỹ" xâm lăng và xâm lược trước kia, vì nó hiện đang ở trong nhiều nơi trong chính quyền.
Nhìn lại thời gian qua, Việt Nam khó khăn trong việc vay mượn vì lý do chính phủ hãy còn thiếu nợ chưa trả được. Tuy nhiên nhờ vào việc bãi vận của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể gia nhập vào khối kinh tế toàn cầu (Global Economy). Thế nhưng muốn gia nhập vào khối kinh tế toàn cầu một cách hiệu quả mấu chốt căn bản vẫn phải:
b1, Lành mạnh hóa cơ cấu chính quyền
b2, Khuyếch trương xuất cảng từ nông phẩm đến các dịch vụ cải tiến
b3, Cải tổ ngân sách công chi
b4, Cải tổ chính sách tín dụng
b5, Cải tổ chính sách tiền tệ
Tất cả các yếu tố từ b1-b5 chính quyền phải thật tâm và thiện chí cải tổ. Dĩ nhiên biện pháp chế tài cho bất cứ ai vi phạm cũng phải được nghiêm minh. Chúng tôi xin lặp lại: giặc tham nhũng nguy hiểm hơn "đế quốc Mỹ"
Tiết Kiệm Nội Tại
Muốn tiến đến một nền kinh tế quốc gia luôn luôn đòi hỏi ở yếu tố đầu tư. Đầu tư được thông qua bằng hai hình thức:
a, Tiết kiệm ngay trong nội tại (trong nước)
b, Vay mượn vốn ở nước ngoài
Chúng ta thấy trên khối Á Châu, Nhật Bản và Đài Loan chủ trương đầu tư bằng hình thức (a) nghĩa là họ dùng ngay tài nguyên nhân lực đưa đến lợi tức quốc gia, sau đó đầu tư. Trường hợp này lợi hơn trường hợp (b), nhưng sở dĩ Nhật và Đài Loan làm được bởi họ nền móng dân chủ và tinh thần Nhật Bản của họ.. Tính theo tỉ lệ tiết kiệm nộn tại (Domestic Saving) trên tổng số tổng sản lượng nội tại (Gross Domestic Product) của Nhật lên đến 47% và Đài Loan 29%.
Trường hợp (b) Nam Hàn chủ trương đầu tư bằng tiền vay mượn từ các quốc gia bên ngoài. Dĩ nhiên hình thức này không bằng hình thức (a), tuy nhiên Nam Hàn không thể đi xa hơn được. Do đó chúng ta thấy tỉ lệ tiết kiệm nội tại của Nam Hàn thấp hơn 21% so với Đài Loan .
Riêng tại Việt Nam chúng ta, có thể dùng cả hai phương pháp trên trong giai đoạn này. Ngoài việc chính phủ vay mượn từ các ngân hàng thế giới. Chính phủ cần phải thiết lập ngay hệ thống tiết kiệm qua hình thức tiện lợi. Chương trình tiết kiệm này đòi hỏi số tiền bỏ vào trương mục ở mức thấp nhất không hạn chế qua hình thức" bưu điện" như ở Nhật Bản hiện đang sử dụng. Dĩ nhiên, chính phủ cần phải mở chiến dịch vận động để khuyến khích người dân hưởng ứng kế hoạch tiết kiệm qua hình thức bưu điện này.
Phát Triển Canh Nông
Phát triển kỹ nghệ luôn luôn đòi hỏi phát triển canh nông. Đây là một kinh điển mà bất cứ người làm kinh tế nào cũng phải nhìn thấy và thực hiện một cách khẩn cấp. Nếu vấn đề canh nông bị bỏ quên, kỹ nghệ phát triển chỉ là chiếc ghế hai chân. Tại Việt Nam kể từ sau 1975, vấn đề canh nông được chú trọng, nhưng ngược lại nhà nước lại đánh thuế quá nặng lên số mùa màng thu hoạch. Do đó nhà nông đã không nhiệt tình khai thác ruộng đất. Mục đích việc phát triển canh nông là để nuôi dân, dân có đủ ăn thì hiệu năng sản xuất mới cao, đồng thời dân phải no ấm trước khi nghĩ đến chuyện trả nợ. Khuyết điểm khác của Việt Nam là tiền thâu thuế quá cao để trả nợ. Chỉ vì hiện tượng thâu thuế cao và hiện tượng trả nợ nên nhà nông không quyết tâm sản xuất.
Một điều quan trọng khác chúng ta cũng nên biết rằng phát triển canh nông là giai đoạn thứ nhất để chuyển sang giai đoạn phát triển công nghệ. Nhưng "canh nông" tự nó không thể vực lên một nền kinh tế cất cánh được do bởi lý do thờì tiết. Nhất là tại Việt Nam thời tiết là yếu tố quyết định sự thành bại lên đến 80%. Do đó nền kinh tế nước nhà "không thể và nhất định không thể" phát triển được nếu tùy thuộc vào vấn đề canh nông.
Kỹ Nghệ Phát Triển
Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh nhất thế giới về kỹ nghệ. Sở dĩ người Mỹ chú trọng về việc này vì cha ông của họ đã ý thức được tầm mức quan trọng của nó. Dĩ nhiên sự thịnh vượng và lớn mạnh của Hoa Kỳ ngày hôm nay là do ở kỹ nghệ làm nên một phần lớn. Kỹ nghệ là yếu tố thứ nhất đưa đến việc chế tạo sản phẩm (manufactured goods). Kỹ nghệ có nhiều thì chế tạo phẩm mới cao và tốt. Khi chế tạo phẩm thặng dư và tốt ngoại tệ mới có và mới tăng, cũng như người dân trong nước tiêu thụ nhiều.
Trường hợp Việt Nam, muốn phát triển kỹ nghệ chúng ta phải quan niệm rằng không phải là chỉ những người chỉ nghĩ đến việc đi mua máy móc hay dụng cụ. Mua dụng cụ chỉ là giai đoạn tạm thời và thứ nhất, vấn đề chính là phải "làm ra"dụng cụ để phục vụ kỹ nghệ. Nhưng trước khi muốn làm ra dụng cụ chúng ta phải "trồng người" (sẽ trình bày sau). Trồng người là phương pháp tốt nhất và hay nhất để tiến đến một nền kỹ nghệ phát triển, với mục đích:
a, Đẩy mạnh việc sản xuất
b, Đầu tư việc sản xuất
c, Quân bằng cán cân mậu dịch( balance of trade)
d, Hiện đại hóa sản xuất
e, Bành trướng và phát triển v.v...
Ngoài việc "trồng người" yếu tố phụ thuộc khác để hỗ trợ cho việc phát triển kỹ nghệ gồm có nông nghiệp và công nghiệp. Dĩ nhiên vai trò của chính phủ luôn luôn là người chủ chốt trong việc giúp đỡ và hướng dẫn (chỉ giúp đỡ mà thôi).
Phát Triển Nhân Lực
Nói một cách khác phát triển nhân lực còn được gọi là" trồng người". Ngày xưa việc phát triển quốc gia người ta chỉ chú trọng đến tài nguyên. Điều ấy hoàn toàn không thực tế, vào năm 1949 nhà tỉ phú Hoa Kỳ, ông Barry E. Harry trong một cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã nói: "Quốc gia của chúng ta muốn lãnh đạo thế giới, trước tiên phải dồn mọi nỗ lực vào việc phát triển nhân lực", để hỗ trợ và khuyến khích cho lời tuyên bố trên, ông đã bỏ tiền ra xây cất các trường đại học và lập một ngân quỹ học bổng dành riêng cho những sinh viên xuất sắc. Một ví dụ khác như trường hợp Tân Gia Ba, chính phủ thiết lập một ngân quỹ đặc biệt cho những ai chịu ngừa thai hoặc phá thai, đồng thời chính phủ sẽ tưởng thưởng hiện kim cũng như tiền phụ cấp nuôi dưỡng cho những gia đình nào có cấp bằng đại học sinh trên hai người con. Họ quan niệm thành phần có bằng đại học là những người có huyết thống (gene) thông minh, con cái lớn lên sẽ làm những điều lợi ích cho quốc gia.
Nhìn lại những quốc gia Á Châu (trừ Trung Quốc) tài nguyên thiên nhiên không có bằng các quốc gia Trung Đông hay các quốc gia Tây Phương. Thế nhưng Á Châu đã chuyển mình một cách đáng kể trên phương diện phát triển hiện nay nhờ ở yếu tố chú trọng đầu tư vào tài nguyên nhân lực (Human capital). Dĩ nhiên chìa khóa của việc đầu tư này là vấn đề giáo dục. Giáo dục phải được chú trọng như một quốc sách và đứng trên phương diện công bằng. Trường hợp như Việt Nam trước đây (kể cả trước 1975 và sau 1975), chính phủ không chịu nâng đỡ học sinh hay sinh viên trên khả năng, ngược lại căn cứ trên sự quen biết. Hơn nữa chính phủ không dành ưu tiên cho việc giáo dục. Hành động thiếu công bằng này đã tạo cho đất nước ta khan hiếm tài nguyên nhân lực.
Trong hệ thống kinh tế thị trường, và cũng trong mục đích phát triển quốc gia, tài nguyên nhân lực sẽ là yếu tố quyết định việc thành bại lên đến 65%. Các dụng cụ máy móc, kỹ thuật chúng ta có thể vay mượn được từ bên ngoài. Nhưng nhân lực điều hành phải do chính chúng ta cung cấp. Một vấn đề khác chúng ta cũng nên lưu tâm, đó là phát triển nhân lực luôn luôn phải dựa theo nền văn hóa. Theo giáo sư Hirosika Monikigi, chuyên gia nghiên cứu kinh tế Nhật cho rằng, sở dĩ đất nước họ thành công trên lãnh vực phát triển vì nhờ họ thừa hưởng tinh thần văn hóa Á Đông. Bản tính "tự ái cá nhân" và "tự ái dân tộc" cộng thêm "truyền thống dân tộc" đã giúp họ phấn đấu đến cùng.
Tất cả những đề nghị và gợi ý trên chắc chắn sẽ không thể thiếu tiêu đề "thiện chí và quyết tâm". Cả hai tiêu đề ấy sẽ đóng vai trò con thoi dẫn và nhập để đi đến thực và dụng. Dĩ nhiên cải tổ một nền kinh tế thực dụng trong mục đích phát triển là điều ước mơ chung của mọi người từ quốc nội đến hải ngoại. Tuy nhiên thanh lọc hay chọn lựa chuyên viên để thích hợp các chức vụ trong kế hoạch cải tổ là một hình thức cần phải "chí công vô tư", nghĩa là chính phủ phải đặt nặng khả năng lên trên tất cả. Với tài nguyên thiên nhiên cộng thêm tài nguyên nhân lực từ trong và ngoài nước một nền kinh tế cất cánh sẽ không gặp khó khăn nếu tất cả chúng ta cùng nhau dồn mọi nỗ lực vào canh tân đất nước.
Đất nước canh tân đến mức độ nào là do thiện chí của những người lèo lái quốc gia cũng như thiện chí đóng góp của người dân. Cả hai cùng bước, cùng tiến, cùng chia xẻ trách nhiệm lẫn nhau, nhất là cùng ý thức được vai trò của mỗi người. Tóm lại moị khác biệt về chính kiến để phát triển quốc gia thì chính kiến ấy cần được duy trì. Ngược lại những ai lợi dụng chính kiến khác biệt để ngăn cản lộ trình đi tới của dân tộc, không sớm thì muộn cũng bị dân tộc đào thải. Đó là định luật vậy !

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.