Hôm nay,  

Hình Ảnh Người Mỹ Gốc Việt Nào Tại Triển Lãm Oakland?

03/07/200400:00:00(Xem: 4821)
Chỉ còn chưa đầy hai tháng thì cuộc triển lãm về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với sinh hoạt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của bang California, trong gần nửa thế kỷ từ giữa thập niên 1950 đến 1995, sẽ được mở ra tại Bảo Tàng Viện Oakland. Đây là một dự án qui mô đầu tiên ở Hoa Kỳ liên quan đến cuộc chiến Việt Nam và những ảnh hưởng của nó được một bảo tàng viện thực hiện. Qua đó, những hình ảnh, những lời chú thích, kèm với di vật liên hệ, được trưng bày để khách tham quan thấy được, cảm nhận được và thu thập ít nhiều hiểu biết về những biến chuyển ở California và ở một đất nước, cách nhau cả một đại dương, mà Hoa Kỳ đã hy sinh gần 60 nghìn binh lính để cuối cùng không ngăn chặn được chủ thuyết cộng sản tràn xuống.
Cũng từ hệ lụy của thất bại này, hơn một triệu người Việt đã có mặt tại Hoa Kỳ kể từ sau tháng Tư, 1975, một nửa trong số đó đã chọn California làm nơi định cư, hòa nhập vào cuộc đời mới. Riêng vùng Vịnh San Francisco, số người gốc Việt là khoảng 200 nghìn.
Nhưng con số người Mỹ gốc Việt ở California đã chẳng được ban tổ chức cuộc triển lãm quan tâm - ít nhất trong những năm đầu hình thành dự án - cho đến cuốn năm 2003, khi một nhân viên gốc Việt, cô Mimi Nguyễn, lên tiếng đặt vấn đề với những người có trách nhiệm. Vì lên tiếng tranh đấu để hình ảnh và tiếng nói của người Mỹ gốc Việt được phản ánh trung thực nên cô Mimi đã bị cho nghỉ việc.
Trước những phản ứng từ cộng đồng, kể từ đầu năm nay ban tổ chức cuộc triển lãm đã có những tiếp xúc với nhiều người Việt ở hai miền nam, bắc California và lắng nghe những ý kiến, đề nghị của họ. Đã có ít nhất bảy cuộc tiếp xúc, hội họp, theo lời ông Richard Griffoul, Giám Đốc Phụ Trách Tiếp Thị và Truyền Thông của Bảo Tàng Viện Oakland cho biết trong cuộc gặp gỡ, có lẽ là cuối cùng, với khoảng mười người Việt đến từ San Jose, Berkeley, Oakland và San Diego vào chiều ngày thứ Hai 28 tháng 6 vừa qua tại bảo tàng viện.
Trong buổi gặp gỡ này, anh Nguyễn Thế-Vũ, một nhà hoạt động cộng đồng từ San Jose, lên tiếng cho biết lịch sử Việt Nam qua sách vở tại các đại học Mỹ thường khác với lịch sử nhìn từ lăng kính của người Việt tị nạn. Nếu cuộc triển lãm không phản ánh đúng lịch sử điều này sẽ làm tổn thương cộng đồng, anh Thế-Vũ dùng chữ "hurts" để nói lên điều đó. Chị Nguyễn Bích Ngọc đến từ San Diego, một thành viên trong ban cố vấn luôn luôn nhiệt tình giúp ban tổ chức, thì nhấn mạnh hình ảnh về người Việt ở Mỹ phải là hình ảnh của người tị nạn chính trị chạy trốn cộng sản. Nhiếp ảnh gia quốc tế Nguyễn Ngọc Hạnh muốn có hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa, qua cái nhìn nghệ thuật của ông, trong cuộc triển lãm. Những đề nghị trên chỉ nhận được lời hứa cứu xét của ban tổ chức.
Trước những chuyện không kết quả này, mà vài người trong ban cố vấn cho biết cũng đã xảy ra trong các buổi họp trước, nên anh Sonny Lê, cũng là một cố vấn, đã nói thẳng rằng ban tổ chức tới giờ nói vẫn còn cần cộng đồng giúp, vậy nếu có đề nghị thì ban tổ chức sẽ làm gì khi mà những người chủ yếu quyết định lại không có mặt hôm nay.

Nếu có gì gọi là những lời giới thiệu, quảng bá trước cho cuộc triển lãm, thì đó là 16 trang của tạp chí The Museum of California, số Mùa Hè 2004, vừa phát hành và được gửi đến những người tham dự buổi họp. Đọc qua những bài viết, thấy có thay đổi cũng như sai sót, và những nỗ lực để phản ánh quan điểm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Ở một trang của tạp chí này, có hình ảnh và di vật của một người lính Việt Nam Cộng Hòa, ông Châu Văn Nguyễn, đã đi học tập cải tạo 18 năm, nay sống ở Quận Cam.
Nhưng ở trang bên cạnh, khi nói về Boat People thì Vũ Phạm, một sử gia người Mỹ gốc Việt, từ San Diego, viết: "Chuyện xảy ra là chính phủ Việt Nam trả thù những người Hoa ở Việt Nam. Vì thế người Việt gốc Hoa bị ngược đãi... Nhiều thuyền nhân thực ra họ là người gốc Hoa. Không phải tất cả." Viết như thế có nghĩa rằng vì người gốc Hoa bị ngược đãi nên kéo nhau ra biển, còn lý do những thuyền nhân Việt chính gốc, đông hơn người gốc Hoa, ra đi là gì" Họ và gia đình không bị ngược đãi hay sao" Nhiều người có mặt trong buổi gặp gỡ đã đưa dẫn chứng về những trại học tập, những vùng kinh tế mới đày đọa dân, thanh niên bị bắt đi nghĩa vụ ở Kampuchia.
Bà Jean Libby, trong ban điều hành tổ chức California History Center & Foundation ở Đại Học Cộng Đồng DeAnza, khi được biết về lỗi lầm trong đoạn viết về Boat People - và những người trong ban tổ chức triển lãm nói họ sẽ sửa sai - đã nhắc nhở: "Lỗi có thể sửa được. Nhưng bỏ sót những sự kiện là một tội lịch sử lớn."
Trong một bài của Chiori Santiago viết về cuộc triển lãm có trích lời bà Marcia Eymann, người đứng đầu dự án: "Khi mà cộng đồng đến đông, với những ý kiến mạnh mẽ, thì tất cả chúng ta phải đối đầu với những thành kiến, phải vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hoá." Bài báo cũng ghi nhận là những quan tâm mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt đưa ra đã khiến ban tổ chức phải xét lại một số những quan niệm ban đầu. Danh xưng cuộc triển lãm nay cũng đã thay đổi. Lúc đầu có tên Next Stop Vietnam: California and the Nation Transformed, bây giờ đổi thành What's Going On" - California and the Vietnam Era.
Trước khi chấm dứt buổi họp, ông Richard Griffoul một lần nữa nhấn mạnh rằng ông hy vọng cuộc triển lãm sẽ "phản ánh trung thực về cộng đồng người Việt ở California."
Không rõ nội dung cuộc triển lãm, đặc biệt là phần về cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ ra sao, có trung thực hay không" Nhưng anh Ben Trần, người thay thế cô Mimi kể từ tháng 1, 2004, lại vừa từ nhiệm sau gần nửa năm làm việc với dự án.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, anh cho biết lý do xin nghỉ việc là vì sắp đến ngày khai mạc mà những người điều hành cuộc triển lãm không có một cái nhìn xuyên suốt nghiêm chỉnh. Anh muốn thấy cuộc triển lãm là một bức tranh thêu bằng những sợi chỉ màu đan xen đẹp mắt thay vì vá víu chỗ nọ, chỗ kia.
Anh Ben nói thêm rằng: "Nếu bố mẹ tôi đến đây chơi, tôi không muốn đưa họ đến xem cuộc triển lãm này." Bố mẹ của anh Ben là người tị nạn hiện sống ở bang Georgia. Còn anh đang theo học ban tiến sĩ văn chương đối chiếu tại Đại Học Berkeley.
Bây giờ thì cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang chờ xem hình ảnh và lịch sử của họ sẽ được phản ánh ra sao qua cuộc triển lãm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.