Hôm nay,  

Duyên Văn (2)

30/10/200400:00:00(Xem: 4780)
Một trong những đệ tử của Pushkin, Gogol, sau trở thành một trong những khuôn mặt ảnh hưởng nhất trong cuộc tỉnh thức lớn lao về trí thức và tâm linh của Nga. Ông cho xuất bản những câu chuyện đầu tay thời gian 1831-32, bốn năm trước khi xuất hiện thư đầu tiên của Chaadaev. Chính những phác thảo bén nhạy, tiếu lâm về cuộc sống ở Ukraine này, của Gogol, V.S. Naipaul đã có lần so với những câu chuyện về thế giới người dân quê Ân Độ tại Trinidad, tác giả của chúng là cha của ông, Seepersad. Naipaul thấy và nghe những câu chuyện này, trong mười tám năm đầu đời ông trải qua tại Trinidad; rồi, ba năm tiếp theo, từ 1950 cho tới khi ông già mất, ông theo dõi diễn biến của chúng, từ Anh Quốc. Chúng ban cho Naipaul không chỉ tham vọng viết nhưng luôn cả - vào thời kỳ đói khổ và tuyệt vọng ở Anh, khi Naipaul bắt đầu viết và loay hoay không biết làm sao xoay sở với nó – cái xương sống cốt tuỷ của việc viết.
Những câu chuyện trên, là dựa vào kinh nghiệm của Seepersad khi là một ký giả và nhân viên nhà nước tại miền quê Trinidad, nơi gia đình ông cùng dòng dõi khác của những người Ấn đầu tiên tới đây như là những học viên lao động, họ tái tạo [re-created] ra một làng Ấn Độ theo kiểu ở quê hương ngày xưa của họ. Họ làm điều này, một phần là do đầu óc lãng mạn, trong đó, một dúm người tượng trưng cho thế giới Hindu của những người dân quê, coi như một toàn thể mang tính thơ mộng, trong đó, những tập tục, nghi lễ, huyền thoại giải thích và thực thi tất cả những ước muốn của con người. Mặc dù những nhân vật của ông là dựa vào những người trong gia đình họ hàng, nhưng Seepersad tránh không đụng đến nỗi thê lương tiều tuỵ, hay niềm đau của họ, và luôn cả sự tủi nhục mà chính ông đã từng trải qua khi còn là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Và như vậy, là, như Naipaul viết, trong lời tựa cho một lần xuất bản vào năm 1976, những câu chuyện của Seepersad, ‘có một số điều chẳng bao giờ có thể trở thành chất liệu cho việc viết. Cha tôi, không bao giờ, trong đời ông, đụng tới điểm nghỉ, từ đó, ông có thể nhìn lại quá khứ của mình” [‘certain things can never become material. My father never in his life reached that point of rest, from which he could look back at his past’].
Với Naipaul, sự so sánh với Gogol ngưng tại đây. Seepersad tìm ra tiếng nói của ông, như là một nhà văn trong những năm cực nhọc sau cùng của ông tại Port of Spain; Gogol kiếm thấy nó ở bước đầu khởi nghiệp viết của ông. Seepersad làm một cuộc hành trình dài, từ những nguồn gốc nhà quê của ông, khám phá ra thiên hướng văn chương của ông qua nghề làm ký giả, và cuối cùng thấy, mình có quá ít điều để mà viết ra, hay viết về. Ngay ở trong những câu chuyện đầu tay, Gogol đã vượt qua được cái điều mà Seepersad coi như là trí thức tủi hổ, và sự ù lỳ văn chương và từ đó, nhìn ra, chất liệu mà “Nước Nga trông vào đó và đòi hỏi”.
Như Naipaul nhận ra, Seepersad thừa hưởng, nhiều, ở “xã hội không hình dạng, không tên gọi của ông” cũng như những hoàn cảnh cá nhân của mình. Dòng dã ba thế kỷ, hòn đảo Trinidad ở vùng Caribean đã là một trại lao động cho những đế quốc ở Âu Châu. Nhnữg nô lệ và những học viên lao động từ nhiều nơi khác nhau của Phi Châu, và Á Châu đã dần dà thay thế thổ dân Da Đỏ. Như là môt xã hội thuộc địa, nó có tính thủ công, manh mún, và tuỳ thuộc nhiều vào một Tây Phương - thủ phủ lớn, chính quốc - hơn là Nga xô, như Chaadaev mô tả. Nó cũng quá nhỏ bé, chẳng có chút quan trọng về mặt chính trị, và về mặt địa dư, bị tách ra khỏi cả thế giới còn lại. Có gì đâu để mà gặp gỡ, viết ra" Và đây đúng là điều mà Naipaul và cha ông cho thấy, cùng những toan tính khởi nghiệp văn của cả hai: có quá ít điều để mà viết ra, hay là viết về nó.
Vào lúc thoạt đầu, có một sự “chỏi nhau”, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, như Naipaul sau này viết, trong “Đọc và Viết” (1998), giữa “tham vọng, đến từ bên ngoài, từ một văn hoá khác, của cha ông”, với “cộng đồng của chúng tôi, vốn không có một truyền thống văn học sống động”. Như chính Naipaul khám phá ra, đọc văn chương, thứ mà Trinidad nhập cảng từ Anh Quốc, nó gây bối rối, nhập nhằng, hỗn độn, nhiều hơn là có ích, có lợi. “Những tiểu thuyết gia lớn viết về những xã hội đã được tổ chức rất cao; tôi không thể chia xớt những giả định của những nhà văn đó; tôi không thấy thế giới của tôi phản chiếu ở trong những cuốn sách của họ.” Daffodil [Thuỷ tiên vàng] của Wordsworth là ‘một bông hoa đẹp, chẳng chút hồ nghi, nhưng chúng tôi chưa hề nhìn thấy nó.” Những cuốn sách ngoại chỉ ô kê một khi chúng có thể chuyển hóa [adapted] vào trong những điều kiện địa phương. Mưa, mưa phùn và sương mù của Dickens phải biến thành những trận mưa như trút nước của miền nhiệt đới. “Nhưng chẳng nhà văn, cho tầm nhìn cá nhân cao xa vời vợi cách mấy, cũng chẳng làm sao có thể tách biệt ra khỏi xã hội của người đó”; và những cuốn sách nhập thì vẫn luôn luôn là xa lạ, và không thể hiểu được.

Cùng lúc, văn học từ Âu Châu có một sức quyến rũ không thể nào cưỡng lại nổi, thứ “quyền lực mềm như nhung, mượt như lụa” này, chính là của một nền văn minh thành công, mang tính đế chế. Nó làm mờ tầm nhìn trực tiếp về xã hội của chính mình, của một người nào đó. Nếu, “là một tên thuộc địa” - như Naipaul viết trong một tiểu luận sớm sủa của ông, nhan đề là “Đông Ấn” – “có nghĩa là một tên ngớ nga ngớ ngẩn, khó ưa, dưới mắt một người nào đó, đặc biệt hơn, nếu người này đến từ chính quốc”; và nếu như vậy, thì, với một tên thuộc địa, ngớ nga ngớ ngẩn đến nỗi ôm vào người tham vọng viết văn, tình cảnh này mới nhục làm sao, tủi làm sao! Đũa mốc mà lại đòi mâm son! Bởi vì, làm sao mà viết được, về một xã hội chẳng có vóc dáng, và chỉ gây bực mình" Thật khó mà cưỡng lại, lòng hồ nghi, rằng những đề tài thực sự của văn học, chúng nằm ở Âu Châu, trong cái “trật tự bền vững lịch sử, và trong cuộc sống được xây dựng rất ư là tốt đẹp về mặt xã hội và công dân”.

Chính là nỗi đau nhức trí thức thuộc địa, chính nỗi chết không rời đó, tẩm thấm mãi vào mình, khiến cho Naipaul có được sự can đảm để làm một điều thật là giản dị: “Tôi gọi tên em cho đỡ nhớ”. Em ở đây, là đường phố Port of Spain, thủ phủ Trinidad. Khó khăn, ngại ngùng, và bực bội – dám nhắc đến tên em – mãi sau này, sau sáu năm chẳng có chút kết quả ở Anh Quốc, vẫn đọng ở nơi ông, ngay cả khi Naipaul bắt đầu tìm cách cho mình thoát ra khỏi truyền thống chính quốc Âu Châu, và tìm được can đảm để viết về Port of Spain như ông biết về nó. Phố Miguel (1959), cuốn sách đầu tiên của ông được xuất bản, là từ quãng đời trẻ con của ông ở Port of Spain, nhưng ở trong đó, ông đơn giản và bỏ qua rất nhiều kinh nghiệm. Hồi ức của những nhân vật tới “từ một thời nhức nhối. Nhưng không phải như là tôi đã nhớ. Những hoàn cảnh của gia đình tôi quá hỗn độn; tôi tự nhủ, tốt hơn hết, đừng ngoáy sâu vào đó.”
Nhưng, như thế là, ông đã làm được một cú khởi đầu. Phố Miguel, giống như một câu thần chú, đã mở ra quá khứ Trinidad của ông mà chính ông, trước đó, vẫn chưa coi đây là những chất liệu có thể sử dụng được cho việc viết, và thế là ông bắt đầu phát triển, khai phá, ngày càng thêm tin tưởng và tự tin về mình. Ba cuốn sách tiếp theo bao gồm điều bây giờ được coi là một sử thi về một thế giới hậu thuộc địa, Một Căn Nhà Cho Ông Biswas (1961). Biswas, dựa vào những câu chuyện của cha ông, về đồng quê Trinidad, Naipaul coi đây là “đầy đủ và giá trị nhất”, nếu nói về kinh nghiệm của ông, khi còn là một đứa trẻ ở Trinidad.
Nhưng chất liệu thì cứ trơ ra như thế: this material is fixed, “Tôi không có cách chi để mà thêm thắt”, như ông nói. Naipaul vẫn còn vài năm cách xa, điều mà sau này, ông coi là sự quan tâm đầy đủ của mình, về lịch sử, hay câu chuyện, của Trinidad - lịch sử của diệt chủng, bóc lột, khốn cùng và bỏ mặc – mà ông có được khi tìm tòi nghiên cứu và viết “Sự Mất Mát Thành Phố Vàng El Dorado” (1969). Ông vẫn chưa có thể viết được một cuốn sách về những năm ở Anh; và giả tưởng, tức tiểu thuyết, chúng hoạt động “tốt nhất, ở bên trong những biên cương xã hội đã được xác định”, những cuốn tiểu thuyết như thế có vẻ như không thể nào sử dụng được thứ hiểu biết ngày càng trở nên mầu mỡ, của Naipaul. Những cuốn sách du lịch, về vùng Caribean, và Ấn Độ hứa hẹn một sự giải thoát, xả hơi, nhưng một lần nữa, lại bật ra, tham vọng, về một văn chương thoải mái, tự do chống lại truyền thống văn chương đã được xác định. Bởi vì sách du lịch, như Naipaul khám phá ra, nó là một phần khó có thể tách ra khỏi truyền thống chính quốc, đế quốc, khó hơn nhiều, so với tiểu thuyết.
[còn tiếp]

Pankaj Mishra giới thiệu tập tiểu luận Literary Occasions [nhà xb Vintage Canada, 2003], của V.S. Naipaul.
NQT
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.