Hôm nay,  

Nếu Đi Hết Biển [2]

28/06/200400:00:00(Xem: 5000)
Một bữa, NMG gọi điện thoại cho tôi, hỏi:
-Anh có một ông cậu nào, ở Hà Nội, làm cho Ban Tuyên Huấn Trung Ương, mà đã về hưu không"
-Có, nhưng tôi không biết là ông cậu đã về hưu hay là chưa"
-Có một độc giả gửi thư đến tòa soạn, cho biết, rất thích những bài TG của anh. Còn hỏi giá một năm báo, để mua, gửi về trong nước. Rồi ông ta "tiện thể" hỏi chi tiết trên, về anh.

NMG có lần nói với tôi, như một người ra ngoài này trước: ở ngoài này, viết cứ như là viết vào hư vô. Chẳng có tí hồi đáp nào từ phía độc giả. Đọc mục toà soạn trả lời bạn đọc, thí dụ như của báo Văn chẳng hạn, nghe toàn giọng của người đi trên mây, hoặc kẻ đã từng có thời suy nghĩ trên cỏ (1).

(1): Xin lỗi bạn ta, Gấu này không còn nhớ tên cuốn tuỳ bút của bạn, viết ngày nào trên cỏ may miền nam.

Anh nói về những bài TG: Bạn là người độc nhất, theo như tôi biết, vừa viết là đã có hồi đáp liền.
Sau đó, anh kể ra một vài trường hợp thật là cảm động. Thí dụ như, có hai ông bà độc giả rất thích mục Tạp Ghi. Họ có một người bạn thân, tình hình kinh tế hơi eo hẹp, thành thử cứ qua hỏi mượn. Ông này cũng mê mục TG, mà cứ muốn đọc trước cả người bỏ tiền ra mua báo! Thế là hai ông bà đề nghị, ông Giác ơi, bán thêm cho tôi một số nữa, theo giá biểu quà tặng, và gửi về địa chỉ của ông bạn.

Thế rồi đến trường hợp hỏi mua dài hạn, kể từ số có bài TG của NQT, để gửi về trong nước!

****

-Các anh còn gì để mà bàn giao"
Sau này, nghĩ lại [sống lại], cái xen trên, tôi nghĩ, bất cứ một người Việt Nam nào thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba... cũng có thể thay thế ông Dương Văn Minh, để mà trả lời:
-Còn chứ, còn tấm bản đồ Việt Nam rách nát mà tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ làm cho nó lành lặn như xưa.
Bởi vì mấy ông vi-xi từ chối nhận nó, nên người Việt đành phải vượt biển mang tấm bản đồ tỉ lệ xích 1/1 rách nát đó ra bên ngoài.
Có một thời, người ta gọi nó, là bản đồ da beo.

Một trong những hành động "giao lưu, hòa giải, nhưng "hụt", đầu tiên, giữa nhà văn hai miền, trong thời gian chiến tranh, là ngay sau khi ông Diệm vừa bị đệ tử làm thịt, do một tờ báo Mẽo, tờ Time, toan tính thực hiện. Người "móc nối" là Cao Bồi, tức tướng điệp viên Phạm Xuân Ẩn, lúc đó là phóng viên của tờ báo trên.

Người mà Time tính chọn làm đại diện cho giới viết văn miền bắc, là Nguyễn Tuân.
Nhà văn miền nam, là một người mà Gấu tôi biết, nhưng không được phép tiết lộ danh tính.


Vào thời kỳ đó, tôi còn nhớ, tờ Life thì phải, làm một số đặc biệt về miền bắc, với những hình ảnh, thí dụ, những thanh niên miền bắc nghiêm trang, kính cẩn bước vào chiếu, ngồi nghe đọc thơ dưới ánh nến, khi tiếng bom đạn vừa dịu xuống. Có thể nói, cả cuộc chiến như thế đó, miền nam chẳng có lấy một hình ảnh nói lên cái đẹp của cuộc sống, cái lý tưởng của chiến tranh vệ quốc: Bởi vì, nói gì thì nói, sau này lịch sử sẽ gọi, đây là một cuộc chiến tranh vệ quốc, không phải của Việt Nam, mà là của Miền Nam Việt Nam, không phải bởi vì những gì xẩy ra trước, trong, mà là sau chiến tranh. Ngay từ năm 1975, trong một cuộc gặp gỡ trên đài truyền hình Pháp, trong chương trình văn học D' Apostrophes, người khổng lồ sống sót ba cơn đại dịch của thế kỷ 20, chiến tranh, ung thư và những trại tù, Solzhenitsyn, tác giả Quần Đảo Gulag, đã tiên đoán, miền bắc sẽ nắm lấy miền nam.
Trong cả cuộc chiến đó, chỉ có một hình ảnh nói lên sự tàn nhẫn của những người ở phía bên kia, là bức hình tờ Time dùng làm hình bìa cho một số báo của họ, hình như thời gian sau khi ông Diệm mất. Hình một ông xã trưởng miiền nam, bị du kích chặt đầu, để cái đầu lên bụng dằn bản án, đây là một tên Việt gian, một tên Ngụy. Bức hình làm cả thế giới bữa đó không thể ăn sáng, uống 'cà phe".

Còn ở hải ngoại này thì không một ai dí súng vào màng tang bắt viết, thì hà cớ gì phải vừa viết vừa cảnh giác đề phòng cộng đồng biểu tình chống đối"
Hoàng Khởi Phong, trả lời Trần Văn Thuỷ: Ở hải ngoại này có tự do sáng tác hay không"

Theo tôi, quả là có nỗi sợ bị "dí súng vào màng tang", ở một số nhà văn hải ngoại, ở những thời điểm nóng bỏng của nó.


Tôi còn nhớ, thời gian trước 1975, khi phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho nhật báo Tiền Tuyến, cũng là thời gian Vũ Hạnh bị bắt, vì bị tình nghi là Việt Cộng. Như để chứng minh một điều, rằng, chuyện đó chẳng ảnh hưởng gì tới Vũ Hạnh, như là một nhà văn, tôi đã điểm cuốn vừa mới ra lò của ông lúc đó, là cuốn Bút Máu. Vì là báo quân đội, và người phụ trách khi đó là "sĩ quan" Dzư Văn Tâm [sau ông trao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi], cho nên ông khuyên tôi, có lẽ nên bỏ bài đó đi. Tôi cứ để nguyên. Nhà thơ, có thể nghĩ, như vậy mới đúng, nên đã cho đăng.
Khi tôi viết mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học,của Nguyễn Mộng Giác, và đưa ra một số ý kiến riêng về vấn đề giao lưu hòa giải, và nhất là đã có những dòng "khen ngợi" một số nhà văn ở trong nước, như Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp.... Nguyễn Mộng Giác nói: Nếu trước đây, mà anh viết như vậy, là "tụi nó" làm thịt anh rồi!
Nhân đó, tôi hỏi về vụ Mùa Biển Động. Anh nói, nếu không dính đến ["đại cuộc" là] vụ HCM, tôi đã không làm cái chuyện" xin lỗi"...

Tôi suy ra một điều: Một số nhà văn miền nam ở hải ngoại, nói chuyện giao lưu hòa giải sớm sủa nhất, đều là những nhà văn Việt Nam Cộng Hoà, theo nghĩa, họ băn khoăn nhiều nhất về chế độ đó. Trong tận cùng bản chất, họ là những nhà văn Việt Nam Cộng Hoà.
Đây là một điều trái khoáy, ngược ngạo, mà ít ai nhận ra, theo tôi.

Thanh Tâm Tuyền là người đầu tiên thực tâm muốn viết về người lính VNCH, nhưng cũng là người đầu tiên từ bỏ ý định đó, qua nhân vật Đạo, trong một truyện dài mà ông bỏ dở. Và sau đó, lại bỏ dở một chuyện dài khác nữa, một thứ giống như tự truyện, viết về những ngày đầu tiên ở trong quân trường, của một người "già" do lệnh tổng động viên nên bị gọi lính trở lại, giữa một đám thanh niên không cùng tuổi với mình, nhưng chịu cùng chung một số phận.

Trong tận cùng bản chất, họ là những nhà văn Việt Nam Cộng Hoà. Trường hợp điển hình nhất: Khánh Trường, và truyện ngắn: Em có yêu anh không ["].

Truyện này đã được dịch qua tiếng Tây, nhưng theo tôi, dịch giả đã không nắm được tinh thần của truyện, nên đã làm hỏng nó. Cái truyện ngắn của KT, nó giống như truyện ngắn Con Thú Tật Nguyền của Nguỵ Ngữ, Ngoại Ô, Dĩ An, và Linh Hồn Tôi, của Cung Tích Biền, Dọc Đường của Thanh Tâm Tuyền, chúng đòi hỏi một điều thật là nghiệt ngã: Những ai bỏ chạy cuộc chiến, là không thể nào hiểu nổi chúng.
Giống như trường hợp của G. Steiner, khi ông viết về Lò Thiêu, về cái cảm giác, số phận tôi, là phải chết cùng những bè bạn của mình ở trong đó. Nhờ ông bố nhìn xa, ông thoát chết, và thế là suốt đời, ông sống "Cái Chết Lò Thiêu."
Với những truyện ngắn trên, muốn hiểu chúng, là bắt buộc, tôi lập lại, bắt buộc, phải trải qua cuộc chiến nồi da sáo thịt đó.
Như trường hợp Steiner, bạn suốt đời phải sống "Cái Chết Việt Nam" mới hiểu nổi những truyện ngắn trên.
Nói chuyện Lò Thiêu xa vời, có thể lấy ngay một câu của Linda Lê, "Tôi mang trong tôi một đứa trẻ đã chết, là Việt Nam", hình như bà đã từng tuyên bố như vậy.
Một cách nào đó, có thể nói, tôi "may mắn" vì đã "hiểu" chúng. Cũng như "may mắn", vì đã ở lại, và là một trong những người thuộc loại "trâu chậm uống nước đục".
Như nhà văn Trùng Dương đã có lần than giùm: "Anh qua trễ quá, biển hết động rồi!"

Tôi đọc truyện ngắn Em Yêu Anh Không của KT ở trong trại cấm Sikiew, Thái Lan, trong lúc chờ kết quả thanh lọc. Chấn động do nó gây nên, sau này phải nhớ lại, tôi thấy chẳng khác, nếu phải so với lần đầu tiên được nghe bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, của Phạm Duy, thời gian ở trong trại cải tạo, nghĩa là người nghe lần đầu, là tôi đó, đã có một khoảng cách thật xa với lúc bản nhạc ra đời.
Tôi vẫn thường nghĩ, có những tác phẩm, nó như không chịu gặp bạn ngay, vì nó biết rằng, gặp ngay là hỏng!
Bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng là vậy đối với tôi. Như thể nó được Phạm Duy sáng tác, để dành riêng cho tôi, bao nhiêu năm tháng sau, khi cuộc chiến đã chấm dứt, để cho tôi gặp nó, bản nhạc, ở trong một trại tù ở miền nam. Tôi nhắc lại, phải là một trại tù, ở miền nam, có thể cũng không xa lắm, cái nơi mà người vọ đã từng tới, để nhận xác chồng.

Có thể, bởi vì tôi đã ở có lần đi nhận xác thằng em trai, tử trận tại Sóc Trang, trước Mậu Thân một năm.
Đùng một cái, bản nhạc làm tôi sống lại những ngày tháng cay nghiệt đó....
[còn tiếp]
NQT
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.