Hôm nay,  

Cơn Ác Mộng Nhà Cửa Ở Cali

20/11/201900:00:00(Xem: 7576)

California là vùng đất của giấc mơ vàng đã trở thành cơn ác mộng nhà cửa tồi tệ nhất của nước Mỹ.

Những trận cháy rừng gần đây chỉ nâng cao giá nhà đối với một tiểu bang có vẻ không thể xây cất đủ nhà mới.

Giá trung bình một căn nhà hiện nay lên tới $600,000, cao gấp đôi giá nhà trên toàn quốc. Tiểu bang có 4 thị trường nhà ở đắc đỏ nhất nước Mỹ là Thung Lũng Hoa Vàng, San Francisco, Quận Cam và San Diego. Los Angeles đứng hàng thứ 7. Tỉ lệ nghèo, khi điều chỉnh với chi phí cuộc sống, là tồi tệ nhất trên cả nước. California chiếm 12% dân số Hoa Kỳ, nhưng chiếm ¼ dân số người vô gia cư.

Đối với những người chủ nhà và người thuê nhà, California có tỉ lệ cao nhất của chi tiêu gia đình cho nhà cửa, hơn 30% mức thu nhập gia đình.

Nói một cách đơn giản, thì do chính phủ điều hành không khá, từ luật quy hoạch lỗi thời đến điều luật thuế 40 năm có lợi cho chủ nhà lâu năm với chi phí của mọi người khác đã tạo ra tình trạng thiếu nhà trầm trọng. Trong khi nhiều thập niên thảm họa thay đổi chậm của California đã đạt đến điểm quan trọng đối với các quan chức tiểu bang, doanh nghiệp và hàng triệu người đang căng thẳng để sống trong tiểu bang này.

Mùa thu năm nay, khi Tổng Thống Donald Trump phàn nàn các nhà Dân Chủ đối với tình trạng đong đưa của ông tại tiểu bang để gây quỹ cho việc tái tranh cử của ông, các nhà lập pháp tại Sacramento đã thông qua một số của dự luật nhanh nhất trong nhiều năm để giải quyết tính vừa túi tiền của nhà cửa. Google, Facebook và Apple đang bỏ ra nhiều tỉ đô la cho vấn đề này. Nhưng không ai trong chính họ tin rằng điều đó là đủ.

“Nói chung, không có giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà cửa tại California nếu không có việc xây dựng hàng triệu căn nhà mới,” theo David Garcia, giám đốc chính sách của Trung Tâm Sáng Kiến Nhà Cửa Terner tại Đại Học UC Berkeley, cho biết.

Công ty McKinsey & Co. phỏng đoán trong năm 2016 rằng California cần thêm khoảng 3.5 triệu căn nhà vào giữa thập niên tới, một con số mà Thống Đốc Gavin Newsom đặt thành một phần trọng tâm của các mục tiêu của chính phủ của ông. Thêm một phân tích gần đây cho thấy rằng có thể cho đến năm 2050 tiểu bang mới đạt được mục tiêu đó.

Phần còn lại của cả nước Mỹ thì cũng không kém hơn California. Trong thời gian phát triển kinh tế dài nhất trong lịch sử, Hoa Kỳ đã xây dựng nhà cửa ít hơn mức bình thường, đẩy giá nhà vượt xa tầm với đối với đại bộ phận dân số mà không thấy mức thu nhập gia tăng.

“California không đơn độc một mình,” theo Chris Herbert, giám đốc điều hành của Trung Tâm Phối Hợp Nghiên Cứu Nhà Cửa của Đại Học Harvard cho biết. “Nó [Cali] chỉ là cực lớn.”

Sau khi được điều chỉnh với lạm phát, California đã có giá nhà cao thứ 2 trong nhiều thập niên.

Đối với những người Mỹ nghèo khổ nhất, nhà cửa vừa túi tiền là thách thức từ lâu. Nhưng tại California, nó còn là vấn đề của giới trung lưu nữa.

Các giáo viên tại Thung Lũng Hoa Vàng đang gặp phải thời gian khó khăn để thuê nhà vừa túi tiền mà Facebook đã công bố tặng 25 triệu đôla để xây nhiều căn chung cư trợ giúp cho họ. Một thành phố Vùng Vịnh khác gầy đây đã quyết định trang bị thêm lò sưởi cũ trong các doanh trại cho các cảnh sát sau khi họ ngủ trong xe hơi của họ.

Trong tiểu bang nơi có hơn 40% cư dân được xem là có gánh nặng chi phí cho nhà ở đã phải trả hơn 30% tiền lương của họ cho nhà ở, ngay cả những người có lương cao cũng thường bị chi phí nhà ở làm hao hụt ngân sách.

Các chính quyền địa phương ở California nắm giữ ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng nhà cửa.

Các quan chức thường trích dẫn NIMBY -- Nimby, là một đặc điểm của sự phản đối của cư dân đối với sự phát triển được đề xuất trong khu vực địa phương của họ -- để chống lại sự phát triển mới, phần lớn là để bảo vệ môi trường hoặc giữ gìn “đặc tính của khu phố.”

Nhiều nơi của tiểu bang được ấn định khu vực bắt đầu trong thập niên 1970s, gây thêm khó khăn để xây dựng nhà cửa các vùng thành thị đông đúc và góp phần phân chia chủng tộc. ¾ vùng dân cư tại Los Angeles bị hạn chế nhà ở gia đình ít người, theo UrbanFootprint, là phần mềm giúp chính quyền và doanh nghiệp hiểu các thành phố và các thị trường thành thị. Tại San Jose, con số là 94%.

California cũng có gánh nặng riêng: Proposition 13, là luật được cử tri chấp thuận vào năm 1978 hạn chế việc tăng thuế địa ốc lên nhà cửa cho đến khi chúng được bán. Đó là điều lợi cho thế hệ Baby Boomers là những người sống trong nhà của họ qua nhiều thập niên và không được định giá ở bất cứ mức nào gần với trị giá thị trường nhà cửa của họ. Nhưng điều đó là đặc biệt bất công với con cái của họ, là những người đang trợ cấp thế hệ cha mẹ của họ.

Luật 13 cũng tạo ra một động lực tài chính cho nhiều thành phố để ủng hộ phát triển thương mại mới so với xây dựng khu dân cư, và các khoản phí cho các nhà phát triển để tài trợ cho các khoảng trống ngân sách.

Trải qua nhiều thập niên, nhiều người dân California đã dời ra xa thành phố để tìm các nơi rẻ hơn để sinh sống. Nhưng biến đổi khí hậu làm tăng cường độ và sự thường xuyên của cháy rừng, dẫn tới sự tàn phá và tốn kém nhiều tỉ đô la. Các quan chức có thể quyết định đặt một số khu vực ra ngoài các hạn chế đối với việc xây dựng nhà cửa mới.

Điều đó có thể làm trầm trọng thêm việc thiếu hụt nhà ở, theo Stephen Levy, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tiếp Tục Kinh Tế California tại Palo Alto, cho biết.

Không ngạc nhiên, một số cư dân không chờ để thấy điều đó xảy ra. Trong nhiều năm gần đây, giới trẻ, những người học ít và lương thấp đã dẫn đầu các cuộc di cư khỏi tiểu bang, theo một phân tích bởi Văn Phòng Phân Tích Lập Pháp cho hay.

Các công ty cũng đang tìm đến các địa phương có chi phí thấp hơn. Ngay cả các công ty như Apple, Facebook và Google vẫn đang thuê thêm nhân viên trong vùng đã ngắm ngiá các thành phố như Atlanta, Austin và Pittsburgh cho sự phát triển. 3 đại công ty kỹ thuật cũng đã hứa giải quyết vấn đề, với tổng cộng 4.5 tỉ đô la trong cam kết cho sự phát triển nhà ở vừa túi tiền trong tiểu bang nhưng dường như vẫn chưa  thỏa mãn được mức cầu.

Những công ty đã bị đổ lỗi vì đã góp phần vào cuộc khủng hoảng bằng cách gây ra một cơn lũ công nhân trong thập niên vừa qua trong khi nguồn cung cấp nhà ở không theo kịp. Khu vực Vùng Vịnh đã chứng kiến 5.4 việc làm mới cho mỗi đơn vị nhà ở được xây dựng từ năm 2011 đến 2017.

Trước tình cảnh đó, chính quyền làm gi? Thống Đốc Newsom hứa sẽ làm mạnh và đã thực hiện các bước như kiện một thành phố vì từ chối xây dựng nhà ở giá rẻ. Trong một buổi lễ vào tháng trước để ký một đạo luật chống cho thuê, ông thống đốc đã thẳng thừng nói đến điều cần phải làm: “Chúng ta cần nhà ở hơn.”

Năm tới có khả năng xảy ra một cuộc đối đầu về một trong những vấn đề lớn nhất: sử dụng đất. Một dự luật đầy tham vọng để buộc các thành phố chấp nhận sự đông đúc xung quanh các trung tâm vận chuyển và việc làm đã được đặt ra vào tháng 5, nhưng vì sự phản đối của các nhà lập pháp ngoại ô đã tạo ra sự chống đối. Người ủng hộ là Thượng nghị sĩ tiểu bang Scott Wiener, đã tuyên bố sẽ thử lại dự luật này vào năm 2020. Dù ông có thành công hay không, dự luật cho thấy sự thay đổi sâu rộng mà các nhà nghiên cứu cho rằng cần thiết để xây dựng nhiều ngôi nhà mà họ cần nhất.

California có thể tiếp tục thu hút “tất cả các cá nhân có tài năng cao làm cho nền kinh tế tri thức hoạt động,” theo Herbert thuộc Trung Tâm Joint Center của Đại Học Harvard cho biết. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ở điểm nào đó “nền kinh tế của tiểu bang California sẽ bị bóp nghẹt bởi không có khả năng để có lực lượng lao động lớn mạnh.”

Khổ nhất vẫn là dân nghèo, những người tay làm hàm nhai, nhưng tiền thuê nhà thì cứ tăng đều và tăng cao!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.