Hôm nay,  

Du Học Và Du Hí

25/08/200000:00:00(Xem: 5212)
Cuối tuần rồi mấy người bạn cố tri hẹn gặp nhau ngoài Công viên Một Dặm Vuông để vừa đị bộ vừa bàn một chút việc. Vấn đề xoay quanh việc mỗi người bớt xài lại một tháng năm đô la để giúp cho bốn đứa cháu của bốn người bạn , mỗi đứa một tháng mười đồng để mấy cháu ấy không bỏ dở việc học. Mấy cháu ấy đã học một năm rồi ở Đại học Bách Khoa.Suốât năm qua ngày học, đêm đi bán hủ tiếu gõ hoăc đạp xích lô để tạm sống. Năm nay lụt Miền Tây. mùa màng hư hại. Ba má chúng ở vào thế kẹt , không đủ tiền giúp chúng đóng các lệ phí không tên cho trường.Mấy ông của các cháu ấy nghĩ tớiø bạn học cũ ở Mỹ nên viết thơ kêu gọi. Xuất thân con nhà nghèo, suốt từ lớp ba đến Tú tài I ở tỉnh lẻ và suôt thời học sư phạm và luật ở Saigòn, sự học của tôi suông sẻ là nhờ học bổng, nên tội cảm thấy thấm thía với vấn đề đặt ra. Bốn sinh viên Bách khoa đã tay làm hàm nhai tận lực, tận đáy xã hội để học, mà học giỏi nưã kia, lại sắp bỏ học. Tôi nghe đau thương niềm đau cuả sinh viên nghèo ở nước nhà.

Rồi lại giữa tuần, giờ nghỉ trưa, xuống thư viện đọc báo. Việt báo chạy một cái tin, "DÂN TƯ BẢN HÀ NỘI ĐUA NHAU GỞI CON ĐI DU HỌC ÂU MỸ". Đọc tin, tôi thấy bực bội. Tôi không bực vì cháu mấy ông bạn già nghèo của chúng tôi, học giỏi mà không được đi du học lại suýt phải bỏ học vì nghèo, mà bực vì một số thanh niên may mắn có thừa phương tiện đi du học mà không chịu học, lại lấy du học làm du hí, và Nhà Nước đang cầân ngọai tệ như cần máu khi bị trọng thương lại phí phạm cấp ngoại tệ sở hữu cho tự túc du học, không kế họach chuẩn bị trình độ sinh viên, chính sách đầu tư ngăn hay dài hạn cho tương lai dân tộc.

Du học là một thời trang thời thượng đối với dân mới giàu mạnh thế và dân lắm chức nhiều quyền. Theo tin báo trong nước, tập san Giáo dục & Thời đại, điều kiện tiên quyết để xin cho con em du học tự túc là phải chưng minh trong tài khoản ngân hàng có từ 30,000 đến 50,000 đô la. Điều kiện ra thì khó, nhưng làm không khó nếu chịu "bồi dưỡng" (hối lộ) ngân hàng, bằêng cách mượn người thân chuyển vào cho có hình thức chiếu lệ để ngân hàng có cớ xác nhận, xong rồi rút ra trả lại. Dễ là đối cán bộ có chúc quyền, bổng lộc hay dân làm giàu nhờ ăn theo cán bộ, chớ thương dân lợi tức đồâng niên không quá hàng số trăm, mây chục ngàn đô la , có mơ cũng chẳng thấ, chớ đừng nói có Lệ phí giấy tờ xin chiếu khán tại các lãnh sự quán , mấy trăm trở lên ( của Mỹ 450 đô la ). Còn thủ tục "đầu tiên" (nói lái tiền đâu) để có một thông hành du học cho thanh niên thì vô giá vì phải qua nhiều cưả ải, nghĩa vụ quân sự, bảo vệ chánh trị và ngoại giao. Chỉ có người giàu mới chi nổi, hoặc lắm quyền thế mới khỏi, nhưng cũng phải "bồi dưỡng" thì chân giấy tờ mới trơn mà chạy nhanh.

Học phí và chi phí cho một du học sinh đại học cộng đồng thôi, mỗi tháng gói ghém lắêm cũng 1500 đô la, cao hơn hai lần trợ cấp tháng SSI của một cựu tù nhân chánh trị HO trên 65 tuổi. Sơ sơ,sau 4 năm đại học của một sinh viên du học, gia đình tốn từ 45 đến 80 ngàn đô la tùy nước đến học (mắc nhứt là Mỹ), tức Nhà Nước phải mất ngần ấy ngoại tệ cho nước ngoài.

Đầu tư cho con người, lợi ích hàng trăm năm; tốân kém là bình thường. Cái không bình thường là đầu tư sai đối tựơng nên du học thành du hí. Thiếu chuẩn bị, không kế hoạch, nên bị động trong sự vụ, đầu tư trở thành lãng phí. Thay vì dựa vào tiêu chuẩn học lực là chánh để cho đi du học (VNCH trước đây đòi hỏi Tú tài 2 hạng Bình hoặc cùng lắm là Bình thứ), VNCS lại dựa vào lý lịch, và tài sản để nắêm chắc lập trường giai cấp, chánh trị và khỏi trách nhiệm tài chánh về sau. Chính cách tính tưởng già lại hóa non. Rất nhiều sinh viên qua Mỹ phải lận đận với ESL, thay vì được chuẩn bị, dựa vào học lực thì có thể tiết kiệm hằêng mấy chục đơn vị ESL ở college. Rất ít sinh viên từ VNCS du học Mỹ qua được cuộc thi trắc nghiệm xếp lớp ESL thứ tư của 6 lớp đòi hỏi để có thể chuyển qua đại học 4 năm.

Công tâm mà nói, dù Nhà Nước cho du học tự túc để thỏa mãn tánh thích khoa trương của nước chậm tiến hơn đầu tư cho tuổi trẻ, dù đem con bỏ chợ ở xứ người, đa số du học sinh cố gắng bắt kịp đồng môn sau vài mùa học. Một thiểu số "con cháu các cụ cả", quen thói ăn chơi , có kẻ hầu người ha,ï coi du học là du hí. Theo nhận xét của các phòng tư vấn, các con chiên ghẻ này chiếm tỷ lệ 1trên 20 thôi. Bà Rolan Navier ,một chuyên viên giáo dục ở Hòa lan, cho sự tha hóa đó là do sự chóang ngộp trước tiện nghi thừa mứa của Tây phương. Trong khi đó Bộ Giáo dục và Đào tạo CSVN chẳng biết bao nhiêu sinh viên đi bị trả về, bao nhiêu bỏ học vì thiếu khả năng, đặc biệt là khả năng Anh ngữ.

Ngay tại Mỹ, học đại học là một hạnh phúc. Trong 4người Mỹ, chỉ hơn một người có bằng đại học 4 năm ( US Bureau of the Census, 1998) vì đại học rất tốn kém. Du học còn tốn kém gấp bội. Cho sinh viên du học mà không chuẩn bị, thiếu kế họach, đem con bỏ chợ để sinh viên mất công sức, thì giơ, và tiền bạc ở nuơc ngòai là vô trách nhiệm với tuổi trẻ. Cậy quyền thế ,tiên tài cho con di du học dể khoa trương, đẩy con cái vào bế tắc, không đủ sức, chán học sanh chơi bời, sa đọa ở ngọai quốc là hại con em.

Du học không phải là du hí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.