Hôm nay,  

Nhà Thơ Bước Ra Từ Nhà Tù

16/11/201814:09:00(Xem: 8787)

Tho Tran Da Tu Cover

 

Như mấy con tê giác chờ tuyệt chủng

Bọn mơ mộng cuối cùng của một thời

Dăm ba tên còn lại

Trong cái hõm của mặt đất trần trụi...

Đó là Trần Dạ Từ,  loạt thơ mới viết.

 

Ai cũng biết đất nước ta không ít tên tuổi bọn mơ mộng, những người sống chết với văn học nghệ thuật. Bọn họ đâu cả rồi? Xin thưa:  Họ đã "lên tầu".

Con tầu Việt Nam từng qua nhiều ga trạm lịch sử. Có trạm mang tên là chiến tranh cách mạng, là giải phóng cả nước thành trại tù cải tạo. Và "bọn mơ mộng" liên tiếp bị tàn sát:

Nguyễn Bá Trác bị xử tử giữa chợ

Phạm Quỳnh bị chôn sống trong xó rừng

Khái Hưng, Phan Văn Hùm bị giết bên bờ sông

Tạ Thu Thâu bị giết trên cánh đồng

Nhượng Tống bị bắn giữa Hà Nội

Từ Chung, Chu Tử bị bắn giữa Saigon

Phan Khôi ở lại gò mả bị cày nát

Vũ Hoàng Chương ở lại cái gác xép bị quản chế

 Hồ Hữu Tường ở lại xe chở tù

Nguyễn Mạnh Côn ở lại rừng khổ sai Xuyên Mộc

 Hiếu Chân, Dương Hùng Cường ở lại khám Chí Hòa

 Nhiều người khác ở lại trong những mồ tập thể

 

L14grayscale
Saigon mùa hè 1965, Đọc thơ tại sân trường Văn Khoa. Thanh Thoại, Đỗ Kim Ninh, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Đỗ Quý Toàn Lê Đình Điểu, Trần Đại Lộc


Trên đây là một trích đoạn từ "Thơ Trò Truyện Lặng Lẽ," bắt đầu từ 30 năm trước. Năm 1988, nhờ sự can thiệp của quốc tế, Trần Dạ Từ rời khỏi nhà tù Việt Nam.  Ngày ấy, một trong những ân nhân đón nhà thơ VN và gia đình tại Stockholm là Chủ Tịch Văn Bút Thụy Điển: Agneta Pleijel. 

Ngay từ 1981, Agneta Pleijel đã là nhà thơ đầu tiên từ một nước tự do vào Ba Lan hỗ trợ công đoàn Solidarnosc chống độc tài. Thơ bà viết từ Ba Lan, “Những Con Mắt Từ Giấc Mơ,” nhân vật chính là người tù.

Raymond Kolbe là nhà tu phụ trách cơ sở ấn loát phát thanh truyền giáo thuộc dòng Franciscain tại Ba Lan. Thế Chiến II, khi quân Đức chiếm Varsaw,  ông biến cơ sở nhà dòng thành nơi che chở người Do Thái và làm báo bí mật chống phát xít. Bị bắt vào trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã, ông nguyện chết thay cho một người tù khác, và bị tiêm thuốc độc ngày 14-8-1941. Năm 1982, Đức Giáo hoàng John Paul II tôn vinh ông là Thánh Quan Thầy của Thế kỷ 20 và là "Ông thánh quan thầy của các tù nhân chính trị, tù nhà văn, nhà báo." 

2-Agneta 2016
Mùa hè 2016 tại Stockolm: Con gái Sớm Mai, Nhã Ca và Trần Dạ Từ chào đón vợ chồng nhà thơ Agneta Pleijel đến thăm.


Sau đây là hình ảnh hai người tù, thời  phát xít và thời cộng sản,  trong Thơ Trò Truyện Agneta Pleijel - Trần Dạ Từ,

 

- Bước ra từ bóng mờ,

anh ta bị biến dạng:

Phân nửa bộ xương đã sụp đổ.

 

- Đừng ngại. Agneta. Tôi đây

Tôi là phân nửa đã sụp đổ

Tôi, một mắt. Không sao.

Chúng ta vẫn thấy nhau

Tôi, một tai. Không sao

Chúng ta vẫn nghe nhau

khi lặng lẽ trò chuyện

Tôi, một tay. Không sao

Chúng ta vẫn ôm nhau

Tôi, một chân. Không sao

Chúng ta cùng bước đi

*

Jim Webb-Tu 02-28-92_Grey
Capitol Hill, Washington DC, 28 Tháng Giêng 1992 Nhà văn, Thượng Nghị sĩ Jim Web giới thiệu, Trần Dạ Từ đọc thơ tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.


Trần Dạ Từ 60 Năm Thơ gồm hai nửa chia đều: 30 năm Việt Nam, với "Thủa Làm Thơ Yêu Em" từ 1958. Và 30 năm hải ngoại, với "Thơ Lặng Lẽ"  từ 1988 đến nay.  Nhưng viết vậy là “trói thơ”. Không gian thơ của Trần Dạ Từ không có biên giới.

A Gift of Barbed Wire
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, thơ Trần Dạ Từ Tỏ Tình Trong Đêm  đã được dịch sang Anh ngữ khá phổ biến tại Hoa Kỳ.  Một tác giả Mỹ, Tiến sĩ Robert S. McKelvey đã chọn làm tựa sách: "A Gift of Barbed Wire" và dành nguyên trang đầu sách để trang trọng trích dẫn: 

I give you a gift of barbed wire

some creeping vine of this new age.

 

Đó là câu thơ dịch từ thơ Tỏ Tình Trong Đêm, xuất bản tại Saigon năm 1965:

Tặng cho em cuộn dây thép gai

Thứ dây leo của thời đại mới

Đang leo kín tâm hồn ta hôm nay

Đó là tình yêu ta, em nhận đi, đừng hỏi.

 

MacThu TranDaTuPhamDuy
Từ trái , Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Mặc Thu, Trần Dạ Từ, Phạm Duy. Bốn người bạn lớn đã ra đi, và Trần Dạ Từ viết “Gọi Tên Dòng Sông”, một requiem / niệm khúc tưởng niệm các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, đã ra đi.


Để dễ hình dung phần đời này, mời đọc 

 

* Nguyên Sa (1932-1998) viết về Trần Dạ Từ:

 

“Hai mươi năm của mười lăm năm trước, chúng tôi sống với nhau hơn là hai anh em ruột, hơn là hai người bạn thân. Từ ở (tạp chí) Hiện Đại từ ngày khởi đầu (1960), với Tuổi Trẻ cần thiết cho tờ báo, với thơ Từ, thơ Nhã. Từ và tôi đồng chủ nhiệm tờ báo văn nghệ cuối cùng, tờ Nhà Văn, ra được ba số thì mất nước.

Từ, với tôi, không phải là một người em vì tri kỷ, hơn một người bạn vì sớm tối gần suốt cuộc đời. Từ của tôi là tấm gương, tấm gương đó soi chiếu cho tôi thấy báo chí, thấy văn nghệ, thấy văn bút, thấy nhạc, thấy thơ, thấy đủ thứ cuộc đời mà tôi vắng thiếu. Tôi tự ý chọn nếp sống cô độc, không tiếp xúc, tôi không muốn đối đầu, tôi không đủ thì giờ. Sự xô đẩy của tình cờ, sự quyết định của thời thế, vì sao, tôi không biết, nhưng sự kiện là tôi khô héo trong cô lập.

Tôi đã chết lâu rồi nếu không có chất nước mầu nhiệm đó, tôi đã mù lòa nếu không có tấm gương đó.

Tôi biết rõ báo hàng ngày vì Từ làm báo hàng ngày. Tôi viết cho Sống, cho Độc Lập, cho đủ thứ báo vì có Từ ở đó. Từ đứng bên chiếc bàn lớn, khoanh những mảng đen đậm, chỗ dành cho "Ao Thả Vịt", chỗ dành cho tin chiến sự, vụ buôn lậu thuốc lá, vụ sì căng đan ở quốc hội. Từ không phải là chủ nhiệm, không phải chủ bút, nhưng ở tờ báo nào bạn tôi cũng là "đại ca thủ lãnh".

Khuôn mặt của bạn tôi rỗ hoa, tôi thấy sáng chưng trí tuệ và tình cảm với nụ cười hồn nhiên. Bạn tôi nói cà lăm nhưng sao giọng nói của nó thuyết phục và thiết tha, thiết tha nên thuyết phục, thuyết phục và thiết tha. Lúc nào cũng rõ ràng, khúc chiết, lúc nào cũng hào sảng, lúc nào cũng dõng dạc, ngẩng đầu.

Từ có một khả năng tiếp nhận và dung nạp hết sức lớn lao. Học ở đời sống, học trong nghề nghiệp, học ở bằng hữu, học trong sách vở đã mang lại cho Từ một óc phân tích rất “cạc tê diêng”. Thơ bắt nguồn từ sâu thẳm Việt Nam mang lại cho bạn tôi tình tự mênh mông. Trí có tình làm tươi mát, tình có trí làm ranh giới, cho nên bằng hữu của Từ đông đảo hơn bất cứ nhà văn nào. Vũ Hoàng Chương, Thanh Lãng gần gũi Trần Dạ Từ. Mai Thảo, Nguyên Sa vừa yêu vừa trọng người bạn, người bạn đứng ở trước mặt, xa bao nhiêu cũng không xàm xỡ. Và, với những người bạn cùng tuổi, Trần Dạ Từ đứng ở điểm giữa của một trục quay có lực hướng tâm.

(Trích Nguyên Sa, bài "Hãy Tưởng Tượng",  trong tạp chí Văn do Mai Thảo chủ nhiệm, số 82, tháng 4, 1989, đặc biệt "Chào Mừng Trần Dạ Từ - Nhã Ca tới Thụy Điển".)

Cac ban
Các bằng hữu nghệ thuật của Trần Dạ Từ trong “đêm Gội Đầu / Bay” ở Costa Mesa, 30 tháng Năm 2015. Chúng ta sẽ gặp lại Khánh Ly, Thương Linh, Quang Tuấn, Kiều Chinh, Du Tử Lê, Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều nghệ sĩ khác, trong buổi họp mặt chiều thứ sáu này.

 

* Hồ Văn Đồng (1922 - 2005): kể về Trần Dạ Từ và Lê Nin Toàn Tập

 

Tôi thú thật không hề biết gì về văn thơ. Về thơ Trần Dạ Từ cũng vậy. Chỉ biết anh trong nghề làm báo. Tờ nhật báo cuối cùng của anh Từ, trước khi đóng cửa vì luật báo chí VNCH đòi chủ báo thế chân 20 triệu, in trong nhà in Tôi thú thật không hề biết gì về văn thơ. Về thơ Trần Dạ Từ cũng vậy. Chỉ biết anh trong nghề làm báo. Tờ nhật báo cuối cùng của anh Từ, trước khi đóng cửa vì luật báo chí VNCH đòi chủ báo thế chân 20 triệu, in trong nhà in của tôi ở đường Võ Tánh. Vị trí làng báo Saigon dành cho Trần Dạ Từ làm tôi ngạc nhiên, cứ tưởng anh phải là một người lớn tuổi hơn. Khi gặp, tôi mới biết anh sinh năm 1940. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, cả miền Nam chỉ có 9 nhật báo. Năm 1962, anh Trần Dạ Từ đã là Tổng thư ký nhật báo Dân Việt, một tờ báo gốc Thiên Chúa giáo cánh Bắc. Anh Chu Tử viết truyện dài và mục Ao Thả Vịt nổi tiếng là từ báo này. Sau 1964, bộ biên tập bạn hữu của Từ sẽ còn điều khiển các tờ báo có lúc có số bán vượt mức như Sống, Hòa Bình, Độc Lập.

Sau khi bị cầm tù thời Phật giáo tranh đấu năm 1963, ra tù Trần Dạ Từ vẫn tiếp tục làm tờ Dân Việt, nay đã đổi tên thành Việt Báo, do anh Phương Linh làm chủ nhiệm.

Tôi còn nhớ đấy là lúc thịnh thời nhất của Phật giáo miền Trung. Tờ “Lập Trường” do nhóm các anh Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần xuất bản ngoài Huế, làm mưa làm gió, tới mức đòi phải thiên đô ra Huế. Bài quan điểm đòi Thủ đô chính trị phải là Huế thì viết rằng gần mực thì đen. Thủ đô chính trị phải là Huế, gần đèn, mới mong rạng được.

TranDaTu by CHOE
Bản vẽ của họa sĩ Chóe về Trần Dạ Từ trong trại tù khổ sai Gia Trung từ 1978.


Thời ấy, cánh chính khách theo các thầy ngoài Huế đang lên chân. Chủ báo Lập Trường được mời vô Saigon làm Hội đồng Nhân Sĩ. Chính nghĩa chống độc tài quân phiệt rạng ngời, phần lại lo bị chụp mũ Cần Lao, chế độ cũ, làng báo Saigon êm re.

Chính lúc đó trên tờ Việt Báo xuất hiện loạt bài ký rõ tên Trần Dạ Từ, minh danh “hỏi thăm” anh em nhóm Lập Trường, từng điểm một rành rọt. Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, phần quan điểm thời cuộc do anh Nguyễn Mạnh Côn, thường viết với bút hiệu Đằng Vân Hầu, gọi việc anh Từ ký rõ tên cho loạt bài này là sự dại dột đáng kính trọng của người làm báo.

Còn nhớ, lãnh tụ sinh viên nổi danh thời 1964 là anh Nguyễn Trọng Nho, tuyên bố tán thành các luận cứ của Trần Dạ Từ. Làng báo Saigon bắt đầu hưởng ứng. Báo Lập Trường im, một thời sau, tự đóng cửa. Cao Huy Thuần lấy học bổng đi sang Pháp học. Sau 1975, báo Cộng Sản ở Hà Nội nói Cao Huy Thuần là nhà nghiên cứu, chuyên về tiểu sử Hồ Chí Minh.

Sống với nhau trong tù, nhất là qua anh Côn lúc đầu, biết thêm về anh Trần Dạ Từ, tôi càng ngạc nhiên hơn. Thấy anh hồi ngoài hai mươi tuổi đã làm tổng thư ký một tờ nhật báo công giáo, lại là người cùng viết hồi ký của Linh Mục Cao văn Luận đưa lên báo Độc Lập, tôi đinh ninh anh phải là công giáo thì anh lại là một Phật tử. Trong bộ biên tập do anh Từ điều khiển, bạn hữu anh nhiều người là đại khoa bảng. Tôi đinh ninh anh phải là người học hành ghê lắm, hóa ra anh chưa xong tiểu học. Thì ra, người bạn đồng nghiệp trẻ của chúng tôi, vốn xuất thân chỉ là cậu bé bán báo, mười hai tuổi đã sống ngoài lề đường.

Hồi còn tù ở Sở công an, anh Nguyễn Mạnh Côn có lần nói với tôi: “Có dịp, ông nhớ bắt tên Từ học thêm, phải cho nó thật giỏi tiếng Pháp.” Hồi hai anh em cùng nằm một chiếu ở trại khổ sai Gia Trung, đến phiên tôi dạy anh Từ học thêm tiếng Pháp. Lại có thêm một chuyện buồn cười. Không khá gì hơn ông thầy Nguyễn Mạnh Côn, anh Từ lại phải tọng cho bằng hết toàn văn Lê Nin bằng tiếng Tây, nhờ hình Lê Nin, mà sách gửi được vô trại tù.

Tụng kỹ Lê Nin quá, có lần anh Từ nói: “Có dịp, anh em mình phải chú giải lại Lê Nin bằng sự việc ông ạ. Tức cười thật, thì ra trí tuệ phương tây bị chữ nghĩa bắt nạt, chả hiểu gì cả.”

(Phát biểu tại Washington, D.C. Tháng Ba 1990)

IMG_1094_Malmo _Mai Le
Và Tháng Sáu 2018, Trần Dạ Từ, hai cháu nội Cung Đô, Cung Mi, Nhã Ca và Sớm Mai đón Keith W. Taylor, Olga Dror và Yến Vũ từ đại học Cornel tới thăm tại Thụy Điển.

*

Nhà báo Hồ Văn Đồng nói ông không biết gì về thơ, nhưng câu chuyện ông kể giải thích về bài thơ dài “Hòn Đá Làm Ra Lửa.

Một học giả Hoa Kỳ là Giáo sư Keith W. Taylor, Khoa trưởng Khoa Á Đông Học tại Đại học Cornell, cũng khám phá nhiều khía cạnh độc đáo trong thơ Trần Dạ Từ, như tình yêu trong chiến tranh và tù đầy. Vì vậy, theo tiết lộ mới đây của Giáo sư Olga Dror - người đã chuyển ngữ và giới thiệu cuốn “Giải Khăn Sô cho Huế” của Nhã Ca - Giáo sư Keith Taylor đang dịch thơ Trần Dạ Từ sang Anh ngữ!

Hy vọng Cornell sẽ xuất bản  Thơ Trần Dạ Từ, bản dịch Keith W. Taylor năm tới.

Nguyễn-Xuân Nghĩa

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.