Hôm nay,  

Hung Hiểm Hàng Ngày

14/08/201800:00:00(Xem: 4502)
Trần Khải

Vậy là trên Biển Đông, quân lực Trung Quốc hăm dọa các phi cơ trên không phận Trường Sa hàng ngày... Nghĩa là, khẳng định chủ quyền bằng hù dọa trên làn sóng phát thanh.

Báo Business Insider kể rằng TQ hàng ngày hăm dọa các tàu ngoại quốc và phi cơ ngoại quốc hoạt động ở Biển Đông -- theo lời Tư lệnh Quân lực Philippines.

Tướng Carlito Galvez Jr. nói với báo chí rằng TQ hăm dọa hàng ngày, và “phi công chúng ta chỉ trả lời, ‘Chúng tôi bay chuyến thường kỳ trong thẩm quyền và lãnh thổ chúng tôi.’”

Điều chúng ta thắc mắc: TQ có hăm dọa các tuyến bay của phic ơ VN hay không?  Nơi Hoàng Sa, hay Trường Sa?

Trong khi đó, chính phủ Hà Nội thú nhận rằng Biển Đông là chuyện nhức nhối.

Bản tin SOHA/Trí Thức Trẻ ghi lại cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi, với câu hỏi/đáp, trích:

“Về mặt thực địa, Trung Quốc vẫn có những hành động không có lợi cho tình hình khu vực. Điều này ảnh hưởng đến lòng tin giữa hai nước như thế nào?

Rõ ràng trong năm vừa qua, vấn đề Biển Đông đã có ảnh hưởng nhất định đến tâm tư, tình cảm của người dân.

Về vấn đề Biển Đông, chúng ta thường xuyên duy trì trao đổi, đàm phán với Trung Quốc. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao nước ta hay tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, chúng ta đều bày tỏ rất rõ ràng sự quan tâm, quan ngại của chúng ta đối với tình hình Biển Đông.

Trong trao đổi với phía Trung Quốc, chúng ta cũng nói rất rõ, vấn đề Biển Đông là vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ. Trong vấn đề này, hai bên phải tăng cường trao đổi, đàm phán với nhau và không nên làm bất cứ điều gì làm phức tạp thêm tình hình.

Những hành động của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân hai nước.”(ngưng trích)

Trong khi đó, một bản tin trên BBC cho biết rằng trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ, hai công ty Nhật Bản đã ký một thỏa thuận giúp Việt Nam phát triển và bán khí đốt ở khu vực Biển Đông, theo The National Interest.

Câu hỏi được đặt ra là TQ sẽ phản ứng thế nào trước sự kiện này, khi trước đó từng gây sức ép khiến Việt Nam ngưng dự án khai thác dầu với công ty Repsol của Tây Ban Nha ở vùng biển tranh chấp.

Hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Teikoku Oil ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, vào ngày 31/7 để triển khai dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt.

"Dự án này rất quan trọng kể từ khi các hoạt động thăm dò và khai thác chậm lại trong những năm gần đây do căng thẳng ở Biển Đông, công cuộc chống tham nhũng đang tiếp diễn và giá dầu thô giữ ở mức thấp", một quan chức của PetroVietnam nói với Reuters.

Bản tin BBC ghi rằng dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt sẽ khai thác khí đốt tại Lô 05-1b & 05-1c ở Biển Đông. Bản đồ của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã chỉ ra rằng "hầu hết (và có thể là tất cả) lô này "nằm trong cái gọi là đường chín vạch của Trung Quốc".

Các lô 05-1b & 05-1c có phần gần Việt Nam hơn so với các lô thuộc dự án của Repsol và Rosneft, và không rõ liệu Trung Quốc có chính thức phản đối chúng hay không, theo bài báo trên The National Interest.

PetroVietnam phát biểu trong một thông cáo rằng dự án với Nhật Bản sẽ "đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước", theo Power Technology.

BBC cũng ghi nhận về một hăm dọa chiến tranh, trích:

“Các lô này cũng gần các dự án khai thác dầu khí do công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol và Rosneft của Nga thực hiện.

Đầu năm nay, PetroVietnam đã phải đề nghị Repsol dừng dự án khai thác dầu ở lô gần đó dưới sức ép của Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi một mỏ khí đốt được phát hiện ở khu vực này.

Thời điểm đó, một nguồn tin từ ngành dầu khí Việt Nam cho BBC hay: "Giới chức Hà Nội nói với các nhà điều hành của Repsol rằng Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không dừng việc thăm dò dầu khí"....”

Trong khi đó, nội bộ chính phủ TQ căng thẳng.

Bản tin RFI ghi nhận rằng trong tuần qua, truyền thông chính thức tại Trung Quốc đã loan báo nhiều dấu hiệu cho thấy hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra. Đó là cuộc họp kín, không chính thức, nhưng lại rất quan trọng, giữa các cựu quan chức cao cấp của đảng và lãnh đạo đương nhiệm của chế độ Bắc Kinh. Các đường lối chính sách, nhân sự lãnh đạo đảng đương nhiệm sẽ được đưa ra để mổ xẻ.

Theo giới quan sát, trong bối cảnh chính phủ Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong điều hành kinh tế và cuộc chiến thương mại với Mỹ càng làm cho nội bộ đảng Cộng sản chia rẽ, hội nghị này sẽ là một thách thức cho chính sách và quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình, cho dù ông vừa dọn đường thành công để làm lãnh đạo Trung Quốc suốt đời.

Ngay từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc cho đến khi quyền lực thâu tóm gần như tuyệt đối, ông Tập luôn phải đối mặt với hàng loạt thách thức về chính trị, kinh tế và tranh giành quyền lực. Các chỉ trích, chống đối trong nội bộ tăng tỷ lệ thuận với phạm vi quyền hành của ông Tập Cận Bình.

Giáo sư Đại học Hồng Kông, Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), một nhà quan sát lâu năm tình hình Trung Quốc, được hãng tin AP trích dẫn, nhận định «vì tập trung hết quyền lực nên ông Tập phải chịu trách nhiệm tất các mặt trái cũng như thất bại về chính trị … Ông không thể đổ trách nhiệm được cho ai khác».

Những thách thức đến lúc này chưa thể là mối đe dọa cho quyền lực tuyệt đối của ông Tập. Nhưng rõ ràng là với nhiều người Trung Quốc, lòng tin vào chế độ đang có vấn đề. Cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng đẩy kinh tế Trung Quốc vào như thế khó, trước nguy cơ tổn thất hàng trăm tỷ đô la. Nhiều tiếng nói chỉ trích cho rằng Bắc Kinh không có chiến lược phù hợp để đối phó với Washington, ít ra là hướng tới các cuộc thương lượng, tránh gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Từ vị trí người Việt, chúng ta có thể thấy rằng tình hình Biển Đông có lẽ chỉ được êm xuôi nếu nội bộ chính phủ TQ hỗn loạn, và nếu có cơ may TQ tan vỡ làm nhiều quốc gia nhỏ hơn... Thật khó đoán được tình hình nội bộ TQ vậy, có vẻ còn kín hơn cả nội bộ Ba Đình.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.