
Chị Tường Chinh.
Phụ huynh và các em thân mến,
Chúng ta đang vào phần hai của bệnh trầm cảm ở trẻ em. Một số trẻ em bị bệnh trầm cảm nhưng vì thiếu ý của gia đình, phụ huynh, đưa dẫn các em đến hậu quả trầm trọng. Trong phần hai, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh.
Kỳ 2 (tiếp theo)
Nguyên nhân căn bệnh
Trầm cảm là một bệnh tâm lý được sinh ra khi có những tác nhân xấu khiến trẻ rơi vào trạng thái đau buồn tột độ hoặc gây rối loạn tâm lý nghiêm trọng. Khi những biến cố của cuộc đời ập đến một cách bất ngờ sẽ rất dễ khiến trẻ kích động về tinh thần và nếu để lâu trẻ sẽ bị rối loạn cảm xúc nghiêm trọng.
Không một trẻ nào mắc bệnh trầm cảm bẩm sinh, đó là những đứa trẻ tinh thần và sức khỏe bình thường, nhưng bị rối loạn cảm xúc, tính cảm khi có một sự việc xẩy ra trên sức chịu đựng của trẻ. Trong một số trường hợp, khi xu hướng gia đình trở nên tồi tệ như việc gia đình đổ vỡ vì cha mẹ ly hôn, cha mẹ bất hòa, cãi vả, hay ở trường bị bạn ức hiếp, bắt nạt, dọa dẫm...cũng làm trẻ sợ hãi, buồn bã, tự cô lập để bảo vệ chính mình, thậm chí còn nghĩ đến việc tự trừng phạt bản thân bằng những biện pháp mạnh.
Ngoài ra, khi thay đổi môi trường sớm và thói quen sinh hoạt một cách đột ngột cũng khiến bé không thích nghi ngay và đẫn đến việc tự khép mình nhằm chối bỏ thực tại. Không những thế, có nhiều khả năng trẻ bị trầm cảm là do những tiêu cực xấu của bạo lực học đường gây ra mà trẻ không thể nào nói với cha mẹ hoặc do cha mẹ không chú ý đến tình trạng hay lời nói của trẻ. Đã không thèm để ý, đôi khi còn không tin, la rầy trẻ.
Một ví dụ, như khi một đứa trẻ ở trường bị bạn xấu dọa nạt, ức hiếp, thầy cô giáo không lưu tâm. Về nhà, sợ không dám nói với bố mẹ, sợ bị la rầy. Đứa trẻ đành giữ kín trong lòng với nỗi ấm ức rồi mất niềm tin với trường học, với cả gia đình, đứa trẻ ôm nỗi khổ tâm, khi nỗi khổ tâm tràn đầy, đứa trẻ tự chán cuộc sống, gây ra hành động hại cho bản thân mình hoặc những người xung quanh.
Tường Chinh
Gửi ý kiến của bạn