Hôm nay,  

Mía Đường Vn: Cả Ngành Tham Nhũng, Không Ai Bị Tội

10/12/200500:00:00(Xem: 5036)
(Hà Nội - VNN) Kỹ nghệ mía đường tại Việt Nam hiện nợ ngập đầu hàng ngàn tỉ đồng vì thua lỗ triền miên. Đầu tư mua sắm đồ cũ đồ dỏm rồi khai là thiết bị mới để tham nhũng, không biết điều hành quản trị sản xuất để giá thành sản xuất đắt gấp đôi giá bán trên thị trường. Nhà máy đường Linh Cẩm ở Thanh Hóa từ khi tưng bừng khai trương đến khi đóng cửa chỉ có 17 ngày vì mua đồ phế thải Trung Cộng về sản xuất.

Điều đáng nói là không có quan chức lớn nhỏ nào từ trung ương đến địa phương bị quy trách nhiệm vì trên dưới bao che cho nhau để ăn bẩn.

Kết quả kiểm toán 34 nhà máy đường của Kiểm Toán Nhà Nước vừa công bố đã một lần nữa cho thấy sự yếu kém, sai sót đáng kinh ngạc từ khâu chủ trương, quyết định đầu tư cho đến thực hiện chương trình kinh tế lớn này:

Thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ, Kiểm Toán Nhà Nước đã tiến hành kiểm toán thực trạng đầu tư và tài chính của 34 nhà máy, công ty đường thuộc nhóm 2 và nhóm 3 trong tổng số 44 nhà máy, công ty đường hiện có trong cả nước. Kết quả cho thấy, tất cả những nhà máy, công ty được kiểm toán đều vi phạm trình tự, thủ tục và quản lý của quy chế đầu tư và xây dựng ở cả 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa dự án vào sử dụng.

Thiết bị nhập ngoại của hầu hết những nhà máy không thực hiện đấu thầu, không bảo đảm công suất hoạt động do thiếu đồng bộ trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu mía và xây dựng nhà máy, một số trường hợp thiết bị kém chất lượng, sai xuất xứ, phải sửa chữa nhiều trong quá trình sử dụng. Nhiều hợp đồng cung cấp thiết bị ký với doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài không chặt chẽ nên không giải quyết được những vướng mắc khi đơn vị cung cấp không giao đủ hàng, gây thiệt hại, lãng phí. Để cho nhà máy hoạt động, đòi hỏi phải có nguồn mía nguyên liệu đủ yêu cầu, nhưng những dự án đã không hề quan tâm đến vấn đề này, dẫn đến tình trạng cả diện tích trồng, năng suất và sản lượng thu hoạch mía không đáp ứng được công suất của nhà máy.

Công ty mía đường Quảng Bình - do không đồng bộ với quy hoạch vùng nguyên liệu - nên công suất ép mía năm cao nhất mới chỉ đạt 18.6% công suất thiết kế, có năm chỉ đạt 6.2%. Nhiều nhà máy - do không khảo sát vùng nguyên liệu đúng yêu cầu - dẫn đến phải thay đổi địa điểm xây dựng như công ty mía đường Sóc Trăng, nhà máy đường Cam Ranh.

Đặc biệt, nhà máy đường Quảng Nam đã được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư khuyến cáo là địa phương không đủ diện tích để quy hoạch đầu tư vùng mía nguyên liệu, nhưng bất chấp lời cảnh báo, nhà máy vẫn được xây dựng để đến nay phải đóng cửa. Đã vậy, hầu hết những nhà máy đường đều khởi công trước khi dự toán được duyệt thiết kế, tổng dự toán. Đặc biệt, có nhà máy được khởi công trước khi được cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư như nhà máy đường Ninh Hòa; hoặc khởi công trước khi được cấp phép xây dựng như nhà máy đường Sơn Dương...

Đặc biệt, có nhà máy được khởi công trước khi được cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư như nhà máy đường Ninh Hòa; hoặc khởi công trước khi được cấp phép xây dựng như nhà máy đường Sơn Dương...

Kiểm toán 34 nhà máy, công ty đường, hầu hết những thiết bị nhập ngoại từ Trung Quốc, Pháp, Úc... đều không được thực hiện đấu thầu mua thiết bị, đã dẫn đến tình trạng có những nhà máy thiết bị được mua với giá cao hơn mức giá được duyệt. Trong số này, có 19 nhà máy đã mua thiết bị cũ của Trung Quốc, công nghệ lạc hậu, máy móc lại thường xuyên hư hỏng, phải sửa chữa.

Điển hình là công ty đường Sóc Trăng, Viger, Tuyên Quang. Cá biệt có trường hợp như công ty đường Viger, Bình Dương... còn mua thiết bị cũ của Trung Quốc mà không có tài liệu thẩm định, đánh giá chất lượng thiết bị nên không thể biết đây là máy móc thiết bị hay là rác công nghiệp phế thải.

Các nhà máy, công ty đường Bình Thuận, Quảng Nam, Sông Con... nhiều nhà máy thiết bị mua về không đồng bộ, chậm tiến độ và hồ sơ thiết kế không đầy đủ. Thậm chí có trường hợp, trong hợp đồng ghi thiết bị mới, nhưng thực tế lại là thiết bị cũ... Công ty mía đường Đắc Nông nhập máy về thiếu một số vật tư, thiết bị trị giá 100.000 đôla, nhưng nhà cung cấp chỉ bồi thường 40.000 đôla, thiệt hại 60.000 đôla. Đã vậy, một số thiết bị kém chất lượng đã phải thay thế, sửa chữa chi phí tốn thêm hơn 2,2 tỉ đồng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.