Hôm nay,  

Bắc Kinh, Nạn Nhân Khủng Hoảng Liên Âu

14/06/200500:00:00(Xem: 5086)
Ngoài chuyện Nông Đức Mạnh bẽ bàng rời Paris, vụ khủng hoảng Âu châu lại vừa có một nạn nhân mới: Bắc Kinh.
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh của Hà Nội có lẽ đang ngậm ngùi về ý nghĩa của tên mình - chẳng mạnh, thiếu đức, chỉ được cái nông - sau khi thăm viếng Paris vào lúc ảm đạm nhất của chính quyền Chirac. Nhưng, ông nên tự an ủi rằng Bắc Kinh cũng chẳng vui hơn. Niềm đau của người khác có khi là nỗi vui của mình!
Hôm Thứ Hai 13, bốn ngày trước Thượng đỉnh của Liên hiệp Âu châu, Ngoại trưởng Đức và phát ngôn viên của Ủy viên Ngoại vụ Âu châu thông báo rằng việc bãi bỏ lệnh cấm vận võ khí cho Trung Quốc sẽ không nằm trong nghị trình của Thượng đỉnh. Chính sách đối ngoại thống nhất của Liên hiệp Âu châu đã hết thống nhất và nạn nhân đầu tiên chính là Trung Quốc.
"Không vui sao được!" giới chức Hoa Kỳ có thể đang nghĩ như vậy.
Sau vụ tàn sát Thiên an môn ngày bốn tháng Sáu năm 1989, các nước dân chủ Tây phương quyết định ngưng bán võ khí cho Bắc Kinh. Gần đây, quyết định cấm vận võ khí ấy lại được Liên hiệp Âu châu đem ra xét lại. Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice lập tức lên tiếng rằng đây là điều đáng tiếc vì nếu các nước Âu châu cung cấp võ khí cho Trung Quốc, an ninh của Đông Á và Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa. Nhưng, Mỹ nói gì thì nói, chứ quyền lợi của Âu châu vẫn là tối thượng cho Âu châu.
Thế rồi, mọi chuyện bỗng nhiên bị đảo lộn vì cơn địa chấn chính trị tại Pháp cách đây ba tuần! Lý do: quyền lợi Âu châu là quyền lợi của ai"
Nước Pháp của ông Jacques Chirac có cái lôgích của mình khi đề xướng việc xét lại chánh sách cấm vận võ khí. Một là bán súng lấy tiền, sao mà chẳng vui. Hai là việc ấy sẽ góp phần xây dựng một thế giới đa cực để chấm dứt tình trạng Hoa Kỳ đơn phương xưng hùng xưng bá. Nếu Trung Quốc có thể thổi lên nhiều đám cháy cho anh lính cứu hỏa Mỹ chạy mệt nghỉ trên khắp địa cầu thì nước Pháp cũng có thể tiếp sức cho Bắc Kinh để anh sen đầm quốc tế đáng ghét là Hoa Kỳ sẽ bớt phần hung hăng xấc láo.
Vì vậy, Pháp và Đức mới đề nghị Liên hiệp Âu châu thu hồi quyết định cấm vận võ khí cho Bắc Kinh, trong khi tỉnh bơ trước lời phản đối của Mỹ - và cũng chẳng quan tâm gì đến nỗi lo Hà Nội nếu như Thiên triều dùng ngay phương tiện do Âu châu cung cấp để tung hoành ngoài Đông hải.
Mọi chuyện bỗng đảo điên khôn lường khi cũng chính Chirac bày ra cuộc trưng cầu dân ý để dân Pháp lắc đầu rất mạnh với bản Hiến pháp Âu châu. Từ đó, Âu châu rơi vào khủng hoảng.
Chính quyền Pháp mắc bệnh chủ quan và vừa bị một thất bại ngoại giao sau một cái tát tai nẩy lửa của dân chúng Pháp.
Thứ nhất, dư luận Âu châu nói chung không đồng ý với quyết định yểm trợ cuộc thi đua võ trang của Bắc Kinh. Quốc hội Âu châu đã biểu quyết để không những chống lại việc bãi bỏ lệnh cấm vận mà còn lên tiếng đòi Bắc Kinh cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước. Việc Hoa Kỳ tố giác cuộc thi đua võ trang của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh cho biết nội vụ về cuộc thảm sát Thiên an môn không bị Liên hiệp Âu châu than phiền. Ngược lại, Liên Âu còn có vẻ ủng hộ quan điểm cứng rắn của Mỹ. Nước Pháp buồn tênh.
Thứ hai, người đồng hành với Chirac trong việc xé rào Âu châu để võ trang Trung Quốc là Thủ tướng Gerhard Schroeder thì đang đếm ngày giã từ quyền bính và chẳng còn thiết tha gì với việc chống Nỹ hay bênh Tầu. Hạ viên Đức - kể cả nhiều đảng viên trong đảng Dân chủ Xã hội SPD của Schroeder - cũng không mấy đồng ý với quyết định bãi bỏ cấm vận. Người sẽ lên thay thế ông ta là một phụ nữ sinh trưởng tại Đông Đức và đã nhìn thấy thực tế của chế độ cộng sản nên có lập trường thân Mỹ hơn và nhất là chống độc tài quyết liệt hơn ông Schroeder.

Thứ ba, các nước Âu châu cũng không nhất thiết chia sẻ chủ trương của Chirac về một thế giới đa cực - chống Mỹ - và càng không muốn cơ chế Liên Âu quyết định về chính sách đối ngoại của mình. Hôm mùng 10, Phó Chủ tịch Quốc hội Đức Wolfgang Schaeuble còn tuyên bố rằng "chúng tôi không muốn Âu châu là một lực đối trọng của Mỹ." Ông ta tuyên bố tại Hong Kong, và nói thêm cho rõ: Chúng tôi muốn cho mọi người, kể cả Trung Quốc, cùng biết là đừng mong gây ra mâu thuẫn giữa Mỹ và Âu châu. Nhân vật Schaeuble này thuộc đảng đối lập Dân chủ Thiên chúa giáo CDU và nếu đảng thắng cử vào tháng Chín - với đa số hiện đã vượt 20% - ông sẽ là Ngoại trưởng của bà Thủ tướng tương lai Angela Merkel!
Thứ tư, nhiều nước Âu châu cũng nhìn xa hơn về quyền lợi của mình. Sau khi Pháp Đức rục rịch bãi bỏ lệnh cấm vận võ khí thì phía Hoa Kỳ cho biết, rằng họ sẽ duyệt xét lại chánh sách theo đuổi từ 60 năm nay: sẽ chấm dứt chia sẻ kỹ thuật quân sự với Âu châu. Chẳng những Hoa Kỳ đã góp phần và góp tiền bảo vệ Âu châu trong suốt thời Chiến tranh lạnh, mà ngày nay vẫn tiếp tục yểm trợ Âu châu về kỹ thuật và võ khí, làm sao họ chịu nổi việc Âu châu đã không đầu tư vào việc tự vệ mà còn muốn kiếm lời bằng cách "nối giáo cho giặc"" Quả thực như vậy, Âu châu quyết liệt cắt giảm ngân sách quốc phòng và trông cậy rất nhiều vào sức bảo vệ của Mỹ, giờ đây lại còn muốn kiếm thêm tiền bằng cách võ trang cho một đối thủ của Mỹ.
Đây không phải là một sự suy luận, thực tế thì Tổng quản trị của tổ hợp Lockheed Martin chuyên về chế tạo võ khí loại siêu đẳng đã khéo léo tuyên bố hôm Chủ Nhật vừa qua, rằng Quốc hội Mỹ sẽ bỏ phiếu chống lại dự án hợp tác Mỹ-Âu nhằm sản xuất ra các chiến đấu cơ tối tân. Đâm ra Pháp và Đức có lợi trong việc bán võ khí cho Trung Quốc mà các nước Âu châu khác bị thiệt hại.
Thứ năm, bi đát nhất cho Pháp, là các nước Âu châu không đồng ý với Pháp về một chánh sách đối ngoại chung của toàn khối Liên Âu, huống hồ là một chánh sách ngoại giao do Pháp đề xướng. Các cuộc trưng cầu dân ý tại Pháp và Hòa Lan đã tiêu diệt giấc mơ thống nhất ngoại giao của Pháp và phơi bày một thực tế khác là nhiều nước Âu châu thiết tha đến việc gìn giữ liên minh quân sự NATO hơn là một liên minh chiến lược giữa Pháp Đức với Liên bang Nga hay Trung Quốc để chống Mỹ.
Kết cuộc" Bốn mươi năm trước, Pháp vùng vằng bước ra khỏi cơ chế quân sự của Minh ước NATO (1966) và nay lại bị các nước do NATO bảo vệ trong thời Chiến tranh lạnh trả lời. Rằng Âu châu có thể thống nhất, nhưng không thể thống nhất với quan điểm của Pháp. Cuộc khủng hoảng Âu châu tiếp tục, rồi dội ngược vào cuộc khủng hoảng của Pháp. Vụ Bắc Kinh mắc vạ mới chỉ là một màn đầu…
Tuy nhiên sự việc ấy là điều có lợi cho Việt Nam - dù nhiều cấp lãnh đạo của đảng Cộng sản Hà Nội chưa chịu công nhận.
Nhưng…. vì sao lại viết là "đảng Cộng sản Hà Nội"" Vì như Liên Âu, đảng Cộng sản này cũng thiếu thống nhất và đang đụng nhau chí chạp. Với lá cờ đỏ đang do phe thủ cựu thờ Tầu đang om xòm treo ở Hà Nội để răn đe Phan Văn Khải. Hãy theo dõi tin tức trong nước thì biết….

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.