Hôm nay,  

Việt Nam Và Khóa Họp Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

26/05/200500:00:00(Xem: 4840)
(Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ --Tin tổng hợp bổ túc)
Như chúng tôi đã đưa tin, tại Khóa họp Ủy Hội Nhân Quyền (UHNQ) lần thứ 61, đại diện Gia Nã Đại và Văn Bút Quốc Tế đã tố cáo và lên án Việt Cộng đàn áp những nhà dân chủ đối kháng ở Việt Nam. Suốt Khóa họp, được biết nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt (Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại), nhà báo Lê Nhân Quyền (Hội nhà báo Thụy Sĩ độc lập) có mặt thường xuyên tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève.
Nhiều tổ chức phi chính phủ đã mời nhà báo Lê Nhân Quyền tham dự các buổi họp báo, điều trần, thuyết trình và hội luận. Nhà báo có dịp tiếp xúc với một số nhân vật hữu trách và tham dự viên quốc tế. Ông đã gặp ông Ambeyi Ligabo, Báo cáo viên UHNQ đặc trách Tự do Ngôn luận và Phát biểu; ông Theo van Boven, Báo cáo viên UHNQ đặc trách vấn đề Hành hạ Tra tấn và Đối xử hoặc Trừng phạt độc ác, bất nhân và làm mất phẩm giá con người; bà Asma Jahangir, Báo cáo viên UHNQ đặc trách Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng; bà Lẹla Zerroügui, Báo cáo viên Ban Hành động UHNQ chống Giam cầm độc đoán; bà Hina Jilani, đại diện Tổng thư ký LHQ đặc trách Bảo vệ những Người Tranh đấu cho Nhân Quyền; bà Elisabeth Reusse-Decrey, chủ tịch Tổ chức Thế giới chống Hành hạ Tra tấn, đại sứ Nam Dương Makarim Wibisono, chủ tịch Khóa họp Ủy Hội Nhân Quyền lần thứ 61; ông Anselmo Seonghoon Lee, giám đốc điều hành Diễn đàn Á châu, ông Ravi Nair, giám đốc điều hành Trung tâm Sưu tập và Cung cấp tài liệu Nhân Quyền vùng Nam Á, bà Geneviève Jourdan, chủ tịch Hội Công dân Thế giới, ông Narcizas Prielaida, đại sứ Lithuanie, đại diện Liên đoàn Quốc tế Nhà báo Tự do, ông Ngụy Kinh Sinh, chủ tịch Liên minh Dân chủ Trung Hoa Hải ngoại; bà B.Tsering Yeshi, chủ tịch Hội Phụ nữ Tây Tạng; bà Chen Yeng đại diện Ban Hành động Nhân Quyền Pháp Luân Công; các nhà báo Á Phi, đại diện một số phái bộ ngoại giao Âu châu, v.v.
Ông Lê Nhân Quyền đã đến cám ơn bà chủ tịch Lẹla Zerroügui và các thành viên Ban Hành động UHNQ chống Giam cầm độc đoán về những phán quyết công minh đối với trường hợp các nhà dân chủ đối kháng gồm có ông Trần Văn Lương (còn bị giam), nhà luật học Lê Chí Quang, linh mục Nguyễn Văn Lý và bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Bản phúc trình của Ban Hành động UHNQ cho thấy thái độ ngoan cố, lập luận giáo điều, ngụy biện xảo trá của chế độ Hà Nội.
Trong những buổi họp báo, điều trần, thuyết trình và hội luận, ông Lê Nhân Quyền đã đóng góp ý kiến, thông tin và cung cấp tài liệu liên quan đến Nhân Quyền Việt Nam.
Ngày 31 tháng 3, ông Ambeyi Ligabo, Báo cáo viên UHNQ tường trình về tình trạng vi phạm Quyền Tự do Ngôn luận và Phát biểu. Nhà cầm quyền cộng sản chưa trả lời yêu cầu họ chính thức"mời" ông đến Việt Nam, cũng như văn thư của ông về nhà báo tù nhân Nguyễn Vũ Bình đang tuyệt thực để phản đối bản án phúc thẩm. Ông Ambeyi Ligabo đã hai lần gởi văn thư khẩn đến Hà Nội, đồng ký tên với ông Theo Van Boven, Báo cáo viên UHNQ đặc trách vấn đề Hành hạ Tra tấn và Đối xử hoặc Trừng phạt độc ác, tàn bạo và chà đạp nhân phẩm, và bà Lẹla Zerroügui, chủ tịch Ban Hành động UHNQ chống Giam cầm độc đoán. Trong bản Phúc trình, phần liên quan đến Việt Nam có nhắc lại trường hợp của nhiều cựu tù nhân ngôn luận như các ông Nguyễn Đan Quế, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, trường hợp ông Nguyễn Mạnh Tuấn bị buộc đóng cửa trang điện tử Việt Nam 24 Giờ Tin Tức quốc tế và bị phạt 700 mỹ kim vì cho đăng lại một bài của đài BBC nói về những biến cố ở Cao Nguyên. Ông Ambeyi Ligabo đặc biệt báo động Ủy Hội Nhân Quyền về trường hợp và nhứt là tình trạng sức khỏe của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, cũng như của nhà báo Nguyễn Vũ Bình. Ông Ambeyi Ligabo cũng gởi một văn thư đến Hà Nội tiếp theo những nguồn tin về các biến cố đẩm máu ở Cao Nguyên. Văn thư còn mang chữ ký của Báo cáo viên đặc trách vấn đề Hành hạ Tra tấn, Báo cáo viên đặc trách Tình trạng Nhân Quyền và các Quyền Tự do căn bản của sắc tộc bản xứ, cùng chữ ký của bà đại diện Tổng thư ký LHQ đặc trách Bảo vệ những Người Tranh đấu cho Nhân Quyền.
Ngày 4 tháng 4, ông Lê Nhân Quyền đã gặp ông Võ Văn Ái, chủ tịch và bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, trong buổi nói chuyện về "Sự Vận động cho Dân Chủ và Nhân Quyền trong các Xã Hội bị đóng kín ở Á châu". Bà Ỷ Lan Penelope Faulkner là điều hợp viên. Trên diễn đàn, còn có bà Elisabeth Wickeri đại diện Nhân Quyền Trung Hoa, bà Norzin Dolma đại diện Trung tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng và bà Vanida Thephsouvanh chủ tịch Phong trào Nhân Quyền Lào. Ngày 5 tháng 4, trong phiên họp khoáng đại, nhân danh Đảng Cấp tiến Liên quốc, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner đã tố cáo sự vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Ngày 7 tháng 4, bà Asma Jhangir, Báo cáo viên UHNQ đặc trách Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng, đã gặp gỡ các tổ chức phi chính phủ và báo chí trong cuộc thảo luận tiếp theo phiên họp ngày 4 tháng 4. Trong Phúc trình, Báo cáo viên đặc biệt lưu ý Ủy Hội Nhân Quyền về hiện trạng ở Trung Hoa, Lào và Việt Nam. Nhiều cộng đồng và nhiều nhóm thiểu số tôn giáo hoặc tín ngưỡng tiếp tục bị ngược đãi, phân biệt đối xử. Bà long trọng kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn nữa đối với vấn đề Tự do Tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong lúc tình trạng các nạn nhân bất bao dung tôn giáo hoặc tín ngưỡng chẳng những không có dấu hiệu cải thiện mà còn thấy tồi tệ thêm. Trong bản Phúc trình, phần liên quan đến Việt Nam có ghi các trường hợp tăng sĩ Thích Trí Lực (hiện tị nạn tại Thụy Điển), thượng tọa Thích Viên Định, nhị vị hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, mục sư Nguyễn Hồng Quang, thân nhân mục sư Nguyễn Công Chính (bị bắt giữ sau khi gia cư và nhà thờ giáo hội Mémonite bị phá sập ở Kontum hồi tháng 9 năm 2004).
Bà Asna Jhangir không quên biến cố đau thương vào dịp lễ Phục Sinh tháng 4 năm 2004. Khoảng 1 đến 3 vạn tín hữu Cơ đốc giáo thuộc bộ lạc Degar đã biểu tình tại Ban Mê Thuột, Kontum, Dalat, Phước Long, Pleiku và nhiều vùng khác để phản đối nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục đàn áp các sắc tộc miền núi và vi phạm Nhân Quyền của họ, gồm có Quyền Tự do Tôn giáo. Những người biểu tình đã bị các lực lượng công an trấn áp tàn bạo. Nhà cầm quyền huy động cả những kẻ mặc thường phục võ trang bằng thanh sắt, xẻng, gậy cài đinh, dao rựa và dây xích. Tuy khó ghi được chính xác số nạn nhân, Phúc trình cũng dựa vào nguồn tin cho biết ít nhứt 10 người biểu tình bị giết, trong đó có một nạn nhân bị thương trên đầu vì trúng đạn. Và nhiều người khác bị đánh đập cùng mấy trăm người bị thương. Ngoài ra, từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2004, trong địa phận tỉnh Gia Lai, cảnh sát bán quân sự toan ép các tín đồ Cơ đốc giáo cải đạo. Vì không tuân lệnh gia nhập giáo hội được nhà nước công nhận, năm người đã bị hành hạ và chín người bị bắt đi biệt tích.

Bà Asna Jhangir còn nhắc rằng mối ưu tư của bà cũng được Ủy ban Nhân Quyền bày tỏ trong những nhận xét mới đây: Theo những nguồn tin mà Ủy hội nhận được, một số sinh hoạt tôn giáo bị đàn áp hoặc bị ngăn cản quyết liệt tại Việt Nam. Do đó, Ủy ban vô cùng lo lắng khi mà nhà nước không tôn trọng điều 18 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà họ đã phê chuẩn. Ủy ban quan ngại sâu xa vì theo các nguồn tin, có sự sách nhiễu và giam cầm các nhà lãnh đạo tôn giáo. Ủy ban than phiền rằng đại diện Hà Nội không thể cung cấp tin tức liên quan đến những nguồn tin viện dẫn và còn áp đặt những hạn chế đối với những quan sát viên ngoại quốc muốn điều tra tại chỗ. Ủy ban đưa ra một số yêu sách đòi nhà nước Việt nam thi hành để bảo đảm quyền Tự do Tôn giáo. Một lần nữa, mọi người có thể đoán trước nội dung văn thư đối đáp của Hà Nội, như được ghi trong tất cả các bản Phúc trình, trong đó có bản Phúc trình của ông Theo van Boven, Báo cáo viên UHNQ đặc trách vấn đề Hành hạ Tra tấn và Đối xử hoặc Trừng phạt độc ác, bất nhân và làm mất phẩm giá con người.
Ngày 12 tháng 4, cuộc hội thảo về "Bãi bỏ án Tử hình trên toàn cầu" được Liên minh Thế giới Chống án Tử hình tổ chức.Trong số diễn giả đáng chú ý có ông Michel Taube, sáng lập viên và chủ tịch tổ chức Cùng nhau Chống án Tử hình, điều khiển Liên minh Thế giới; ông Hossam Baghat, Giám đốc "Sáng kiến cho Nhân Quyền Ai Cập", ông Renny Cushing, giám đốc "Những gia đình nạn nhân bị ám sát vì Nhân Quyền", ông Ahmed Hashim, đại diện "Tổ chức chống Hành hạ Tra tấn ở Soudan" và ông Chwki Bou Nassar, cố vấn phái bộ Liban ở Thụy Sĩ. Ông Lê Nhân Quyền đã trình bày về vấn đề án tử hình ở Việt Nam. Theo Ân Xá Quốc tế, nhà nước Việt cộng chiếm hạng thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Trung cộng và Ba Tư trong năm 2004, căn cứ vào số tù tử hình đã bị đưa ra xử bắn được tiết lộ. Những số liệu thống kê và tin tức liên quan đến án tử hình - số người bị kết án và số người bị hành quyết được kể là bí mật nhà nước. Mặc dù bị Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nghiêm khắc chỉ trích, nhà nước Việt cộng còn duy trì đến 29 tội danh thuộc diện tử hình. Tình thế rất đáng lo ngại. Nhứt là những trọng tội thuộc về an ninh quốc gia, gồm cả tội gián điệp, đã được định nghĩa bằng những từ ngữ mập mờ, không rành mạch, thiếu chính xác. Dưới chế độ độc tài Hà Nội, quyền tư pháp độc lập vắng mặt. Quyền được chọn luật sư bào chữa chẳng được bảo đảm, quyền mời gọi nhân chứng bị từ chối, trong lúc truyền thông báo chí bị khớp miệng. Vì thế những vụ tòa xét xử giả mạo sẽ dẫn tới những sự phủ nhận công lý cực kỳ nghiêm trọng và nhiều khi không thể thay đổi được nữa. Kiểu hình luật CHXHCNVN biện minh cho những sự giam cầm độc đoán và sự tuyên án bất công đối với những nhà văn, nhà báo, những người dân chủ đối kháng. Bằng chứng là một số người này đã bị "gán cho tội danh gián điệp" trong những phiên tòa xét xử không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Chỉ có áp lực mạnh mẽ trên thế giới mới tránh cho các nạn nhân một hình phạt vô nhân đạo. Sở dĩ không có phong trào vận động chống án tử hình tại Việt Nam, khác với nhiều nước Á Phi, là vì xã hội dân sự chưa thành hình được trước sự đàn áp khốc liệt của bạo quyền. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế cần phải tăng cường ủng hộ những cá nhân hoặc nhóm người dân chủ đối kháng đang tranh đấu trong những hoàn cảnh rất khó khăn và nguy hiểm để sớm thấy một xã hội dân sự ra đời tại Việt Nam.
Ngày 13 tháng 4, cơ quan Phát triển Giáo dục Quốc tế và đảng Cấp tiến liên Âu đã tổ chức một cuộc hội thảo về "Chủ nghĩa Cộng sản, Quyền Tự do Phát biểu và Luật pháp". Có nhiều diễn giả quốc tế đã đóng góp và trao đổi ý kiến. Như bà Marina Sikora, đại diện đảng Cấp tiến Liên Âu; bà Karen Parker, đại diện Phát triển Giáo dục quốc tế; bà Lei Xi, người phát ngôn đài NTDTV, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền Trung Hoa Ngụy Kinh Sinh, bà Fawzia Assaad, cựu chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, đại diện Văn Bút Quốc tế... Ông Lê Nhân Quyền lưu ý các hội thảo viên và cử tọa rằng chế độ Việt cộng, thường lấy Trung cộng làm mẫu mực, độc quyền cung cấp tin tức bằng thông cáo chính thức. Không một nhà báo độc lập nào được hành nghề, không một cơ quan truyền thông đại chúng hay một nhà xuất bản tư nhân nào được phép hoạt động. Công an canh chừng và theo dõi, lùng bắt và chế tài độc đoán những người sử dụng Mạng lưới Internet để diễn đạt tư tưởng, trao đổi tin tức, tiếp cận các trang nhà điện tử ở hải ngoại, v.v. Tổ chức Y tế Thế giới đã khen ngợi quá sớm nhà cầm quyền Hà Nội trong lúc họ chỉ dựa vào các thông cáo chính thức của chế độ độc tài trong thời gian "hội chứng hô hấp cấp tính nặng"(SARS) hoành hành tại miền Bắc và Hoa Lục. Lúc ấy, một số nước đã khuyến cáo công dân hạn chế du lịch và đồng thời đình chỉ mọi chuyến đi công cán của viên chức chính phủ tới Việt Nam. Chính Tổ chức Y tế Thế giới cũng nói rằng bệnh dịch SARS là một nguy cơ y tế toàn cầu và chứng bệnh có những triệu chứng như bệnh cúm này đang thông qua những người đáp máy bay để truyền đi khắp nơi. Lo sợ bệnh dịch sẽ làm giảm sút số lượng khách ngoại quốc tới Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hà Nội không ngớt khẳng định rằng "Tới nay, tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp căn bản đã được kiểm soát và khống chế..." Đây chỉ là một trường hợp nêu ra làm thí dụ để minh chứng tính cách bất khả xâm phạm và bất khả phân chia của Quyền Tự do Phát biểu và Quyền Tự do Báo chí. Tước đoạt hoặc hủy bỏ những Quyền Tự do căn bản đó sẽ dẫn đến những tấn thảm kịch, những đại họa khủng khiếp không chỉ cho riêng một dân tộc nào mà cho toàn thể nhân loại. Những ý kiến của nhà báo Lê Nhân Quyền cũng được ông trình bày giữa buổi họp báo và buổi hội luận tại trường đại học Genève do Phóng Viên Không Biên Giới tổ chức trong khuôn khổ cuộc phối hợp chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế Giới về Xã Hội Thông Tin sẽ diễn ra tại thủ đô nước Tunisie cuối năm nay.
Ngày 14 tháng 4, bà Hina Jilani, đại diện Tổng thư ký LHQ đặc trách Bảo vệ những Nhà Tranh đấu cho Nhân Quyền đã chủ tọa buổi giới thiệu Phúc trình năm 2004 của Đài Quan sát để Bảo vệ những Người tranh đấu cho Nhân Quyền. Phúc trình tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục công khai đàn áp mọi hình thức phê bình chỉ trích hoặc bất đồng chính kiến. Trong năm 2004, họ đã gia tăng mãnh liệt cuộc đàn áp này đối với tất cả những ai bày tỏ một quan điểm khác biệt hoặc sử dụng Quyền Tự do Phát biểu. Đến cuối năm 2004, nhiều nhà dân chủ đối kháng còn bị nhốt tù vì tội phổ biến trên Mạng lưới Internet những tin tức liên quan đến Nhân Quyền. Bên cạnh những khuôn mặt tù nhân quen thuộc Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình và Nguyễn Đan Quế, Phúc trình có nhắc đến ông Đỗ Nam Hải, nhà trí thức trẻ bị sách nhiễu trù dập vì công khai chỉ trích nhà cầm quyền. Tuy nhiên Phúc trình có thiếu sót vì mục sư Nguyễn Hồng Quang bị bắt và bị kết án tù trong năm 2004 nhưng không thấy nói đến. Phúc trình tố cáo chế độ Hà Nội hạn chế Quyền Tự do Tôn giáo cũng như mọi sinh hoạt của các giáo hội không được nhà nước công nhận. Trong lúc trao đổi ý kiến với bà Elisabeth Reusse-Decrey, chủ tịch Tổ chức Thế giới chống Hành hạ Tra tấn, ông Lê Nhân Quyền đã nêu lên trường hợp bà Lê Thị Hồng Liên. Bà Elisabeth Reusse-Decrey yêu cầu cho bà biết thêm chi tiết (bà Lê Thị Hồng Liên đã được trả tự do ngày 30 tháng 4).
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ hy vọng sẽ có dịp đưa thêm tin tức về những buổi họp báo, điều trần, thuyết trình và hội luận khác trong Khóa họp Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà nhà báo Lê Nhân Quyền đã được mời tham dự.
Genève ngày 24 tháng 4 năm 2005
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue vietnamienne des droits de l'homme en Suisse

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.