Hôm nay,  

29/4/1975: Tân Chính Phủ Vnch Đòi Mỹ Rút Khỏi Việt Nam

29/04/200500:00:00(Xem: 7159)
Lời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm "Ngày 30-4-1975", nhìn lại cuộc diện Việt Nam 30 năm về trước, VB trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra từ ngày 10/3/1975 đến cuối tháng 4/1975. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo.
* Tân Thủ tướng Vũ Văn Mẫu nhận chức, yêu cầu Mỹ rút khỏi VN
11 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, ông Vũ Văn Mẫu chính thức nhận chức Thủ tướng. Do ông Nguyễn Bá Cẩn, Thủ tướng do Tổng thống Thiệu bổ nhiệm đã rời Việt Nam, nên Phó Thủ tướng Đôn thay mặt nội các cũ ký biên bản bàn giao với tân thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Diễn tiến lễ bàn giao này được cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại như sau.
10 giờ sáng ngày 29 tháng/4, cựu Tướng Trần Văn Đôn đến Phủ Thủ Tướng, đi đường Thống Nhất. Khi đi ngang Tòa Đại sứ Mỹ, ông thấy nhiều người vô ra tấp nập như thường ngày.
Nguyên Phó thủ tướng Trần Văn Đôn đến Phủ Thú Tướng cùng với sĩ quan tuỳ viên , nơi đây một số Tổng trưởng nội các mới đã có mặt. Nội các cũ thì có Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo, Dương Kích Nhưỡng…. . . Một lúc sau, ông Châu, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng cho biết ông Mẫu muốn điện đàm với Tướng Đôn. Ông Mẫu xin lỗi đến trễ một giờ vì phải qua đài phát thanh đọc lời tuyên bố quan trọng. 11 giờ 30 ông Châu cho biết ông Thủ tướng đến, Tướng Đôn ra cầu thang đón. Ông Mẫu đến đúng nghi lễ, đi bằng xe Mercedes dành cho Thủ tướng, có xe máy dầu hộ tống".
Tướng Đôn mời ông Mẫu vào văn phòng Thủ tướng và bắt đầu cuộc lễ. Ông Mẫu ngồi bên tay mặt Tướng Đôn. Ông Châu đưa biên bản bàn giao để ký. Tướng Đôn ký xong trao cho ông Mẫu ký, nhưng ông Mẫu ký hoài mà viết của ông ấy vẫn không ra mực nên Tướng Đôn phải đưa viết của ông cho ông Mẫu ký. Ai cũng im lặng chờ đợi. Ký biên bản bàn giao xong, Tướng Đôn nói vài lời cầu chúc và ông Mẫu đáp từ. Sau đó, ông Mẫu nói chuyện với các Tổng trưởng:
-Tôi vưà lên Đài phát thanh tuyên bố, yêu cầu Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ 5 giờ sáng nay( 29-4-1975)
Nghe ông Mẫu nói, Tướng Đôn dùng điện thoại màu xanh lá cây dành riêng cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng để liên lạc với Tòa Đại sứ Mỹ. Có tiếng người bắt điện thoại, Tướng Đôn hỏi ngay: Chuyện gì đã xảy ra" Tôi vưà nghe ông Thủ tướng yêu cầu DAO (Cơ quan tùy viên Quân sự tại Đại sứ quán Mỹ) trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Phiá Đại sứ quán Mỹ trả lời:Không phải chỉ có DAO mà tất cả những người Mỹ sẽ rút. Nếu ông muốn đi thì lên Tòa Đại sứ Mỹ trước 2 giờ trưa này (ngày 29-4-1975)
*Tổng thống Dương Văn Minh cho Hải quân toàn quyền hoạt động
Theo ghi nhận của cựu Tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi ký, vào sáng ngày 29/4/1975, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải quân đến gặp Tổng thống Dương Văn Minh cho biết hiện tình tàu bè đủ để chở Chính phủ và binh sĩ xuống miền Tây, nhưng ông Minh cho biết đang lo thương thuyết. 5 giờ chiều cùng ngày, Tổng thống Dương Văn Minh gọi phó Đô Đốc Chung Tấn Cang đến gặp. Phó Đô Đốc Cang cử Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy đi thay. Tổng thống Dương Văn Minh nói với Phó Đề Đốc Thủy: "Tôi trao cho Hải quân được toàn quyền hoạt động."
*Tình hình chiến sự trong ngày 29/4/1975
Rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham mưu, Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Hải quân tại bến Bạch Đằng đã trở thành mục tiêu của pháo binh Cộng quân. Những đợt pháo kích liên tiếp của Cộng quân đã rót vào các vị trí trên. Ngay tại Bộ Tổng tham mưu và bộ Tư lệnh Hải quân chỉ bị thiệt hại nhẹ, nhưng căn cứ Tân Sơn Nhất bị thiệt hại nặng nhất. Các bãi phi cơ đậu, các ụ xăng dầu và các trạm truyền tin đều bị đạn pháo bắn trúng. Lửa cháy, đạn nổ khắp nơi.

Cộng quân bắt đầu tấn công bằng Bộ binh và Thiết giáp vào Sài Gòn bằng hai mũi: Phú Lâm và cầu Nhị Thiên Đường. Sau một đợt giao tranh, Cộng quân chiếm cầu Nhị Thiên Đường; Tại Phú Lâm, khu phát tuyến tại đây bị pháo kích nặng và bị tấn công. 9 giờ 30 ngày 29/4/1975, Căn cứ Không quân bị pháo kích nặng. Nhiều phi cơ trong bãi đậu, kể cả những chiếc A 37 và đặc biệt có 4 chiếc C 130 có gắn bom sẵn, bị trúng đạn pháo kích và nổ tung. Lửa cháy cùng khắp, lan đi rất nhanh. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn bất khiển dụng và hỗn độn. Khoảng hơn 3 ngàn người đang chờ sau lưng cơ quan DAO (Phòng Tùy viên Quân sự Sứ quán Hoa Kỳ) từ ngày 28 tháng 4/1975 để chờ phi cơ đến đón đi, kinh hoảng bỏ chạy ra khỏi căn cứ. Đến 10 giờ thì hầu như bộ Tư lệnh Không quân không còn kiểm soát được quân sĩ thuộc quyền nữa. Trên trời, từng đoàn trực thăng của Mỹ vần vũ và bay lơ lửng trên các nóc cao ốc và trong cơ quan DAO để đón nhân viên Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, khó phân biệt được trực thăng của Không quân Mỹ hay của Không quân VNCH.
Quanh vòng đai Sài Gòn, chiến trận khốc liệt đã diễn ra tại Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hòa. Tại Long An, các đơn vị Sư đoàn 22 Bộ binh đã giao chiến quyết liệt với hai trung đoàn Cộng quân muốn chọc thủng phòng tuyến thị xã Tân An. Sư đoàn 22 Bộ binh từ Quân khu 2 rút vào và được phối trí hoạt động tại khu vực này.
Tại mặt trận Củ chi, Hậu Nghĩa, 7 giờ sáng ngày 29/4/1975, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Hậu Nghĩa bị mất liên lạc với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3. 10 giờ sáng cùng ngày, Quân đoàn 3/Quân khu 3 báo cáo về Bộ Tổng tham mưu là Tiểu khu Hậu Nghĩa thất thủ. Tại phòng tuyến Củ Chi của Sư đoàn 25 Bộ binh, Cộng quân tung 1 sư đoàn chính quy CSBV có 1 trung đoàn chiến xa yểm trợ tấn công ồ ạt vào các vị trí của quân trú phòng. Từ hầm chỉ huy, Chuẩn tướng Lý Tòng Bá trực tiếp điều động các tuyến chống trả các đợt xung phong biển người của địch quân và xin trực thăng chiến đấu yểm trợ. Quốc lộ 1 nối Sài Gòn với Củ Chi bị đắp mô, giao thông tắc nghẽn. Đêm 29/4/1975, bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh phải bỏ phòng tuyến Củ Chi rút về Hóc Môn.
Tại tuyến phòng thủ Trảng Bom do một đơn vị thuộc Sư đoàn 18 phụ trách, vào 7 giờ 30 sáng, nhiều vị trí bị Cộng quân chọc thủng và đến 10 giờ phòng tuyến này hoàn toàn bị Cộng quân tràn ngập. Một số đơn vị của Sư đoàn 18 rút về phía nam căn cứ Long Bình, Lữ đoàn 257 Thủy quân Lục chiến án ngữ mặt bắc Long Bình cũng bị tấn công. 11 giờ sáng ngày 29/4/1975, Cộng quân tấn công vào phòng tuyến nam Long Bình, Sư đoàn 18 Bộ binh đã đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của các trung đoàn Cộng quân. Trong khi đó căn cứ Long Bình đã bị pháo kích liên tục. Tại căn cứ kho đạn Thành Tuy Hạ, nhiều vựa chứa đạn trong kho đã bị pháo kích và vòng đai phòng thủ kho đạn đã bị khoảng 2 tiểu đoàn Cộng quân bao vây.
Tại Bình Dương, căn cứ Lai Khê bị pháo kích dữ dội suốt đêm 28 và rạng ngày 29/4/1975. Quận lỵ Bến Cát bị một trung đoàn Cộng quân tấn công. Quốc lộ 13 bị cắt đứt tại đoạn giữa Phú Cường, tỉnh lỵ Bình Dương, và Lai Khê. Ngay trong sáng ngày 29 tháng 3/1975, nhiều biệt đội đặc công của Cộng quân đã lọt được vào Phú Cường và đóng chốt nhiều nơi trong thị xã.
Tại Biên Hòa, quận lỵ Tân Uyên bị tấn công ác liệt. Lực lượng Địa phương quân và Cảnh sát chiến đấu phòng thủ quân lỵ đã phải bỏ phòng tuyến, thị xã bỏ ngỏ. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, căn cứ Không quân Biên Hòa, và một số doanh trại quân đội gần Biên Hòa, dọc xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn cũng bị pháo kích.
Tại phía Tây Nam Sài Gòn, hai liên đoàn Biệt động quân bị tấn công vào giữa 0 giờ 30 giờ sáng ngày 29/4/1975 và bị tổn thất 50% quân số. Rạng sáng cùng ngày, quận lỵ Hóc Môn cũng bị tấn công, đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Trung tâm Huấn luyện Quang Trung cũng bị tấn công và pháo kích từ 1 giờ sáng. Tại khu vực tiếp vận Hạnh Thông Tây bị Cộng quân tấn công.
Tại Vũng Tàu, ngay từ đêm 28/4/1975, Bộ Chỉ huy hành quân của Thiếu tướng Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh mặt trận Vũng Tàu, đã phải làm việc tại duyên đoàn 33 Hải quân để điều động các cánh quân. 4 giờ sáng ngày 29/4/1975, Đại tá Lợi và Trung tá Nhã đến gặp Tướng Hinh trên một chiếc tàu nhỏ của Duyên đoàn 33 và cho biết tình hình tại Bộ Tổng Tham mưu. Theo hai vị sĩ quan này thì Đại tướng Viên và Chuẩn tướng Thọ, Trưởng phong 3 BTTM, đã ra đi từ chiều ngày 28/4/1975. Gần sáng, lại có thêm Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, Tư lệnh Sư đoàn 3 Không quân và và đại tá cùng khoảng 60 sĩ quan, binh sĩ Không quân từ Biên Hòa về Vũng Tàu.Tướng Tính đã đến gặp Tướng Hinh tại Duyên đoàn 33. Chuẩn tướng Tính cho biết ngay trong chiều 28/4/1975, phi trường Biên Hòa đã được lệnh phá hủy các cơ sở. Lệnh này do Chuẩn tướng Bê, chỉ huy Tiếp vận Không quân trực tiếp ban hành mà không thông qua tư lệnh Sư đoàn 3 Không quân. Sáng ngày 29/4/1975, có thêm rất nhiều sĩ quan từ Sài Gòn ra Vũng Tàu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.