Hôm nay,  

Trở Lại Cuộc Tranh Cử

12/06/200400:00:00(Xem: 4508)
Bây giờ Reagan đã yên nghỉ, Thượng đỉnh đã hoàn tất, Nghị quyết Iraq đã thông qua, chúng ta trở lại cuộc tranh cử tổng thống và lý do vì sao Bush sẽ thắng, nếu như...
Hôm Thứ Năm mùng 10, nhật báo Los Angeles Times công bố kết quả khảo sát mới nhất theo đó, Nghị sĩ John Kerry sẽ dẫn Tổng thống George W. Bush với tỷ lệ 51-44.
Lập tức, chiến lược gia Mathew Dowd bên Cộng hòa phản pháo trên đài ABC: “Khảo sát có thiên vị, vì chọn dân số mẫu bên Dân chủ nhiều hơn Cộng hòa từ 10 đến 12%, và lại không biết đếm.” Lý do: Bush dẫn đầu ba điểm trong khối cử tri độc lập (chưa ngả theo phe nào), dẫn đầu với tỷ lệ áp đảo trong khối Cộng hòa, nên Kerry không thể nào thắng tới bảy điểm!
Cùng lúc, nhiều cuộc khảo sát khác cho thấy là so với tháng Năm, tình hình của Bush có khả quan hơn chút đỉnh trong tuần đầu tháng Sáu. Ông đang thu hẹp khoảng cách với Kerry, chưa kể tới “hiệu ứng Reagan” mà người ta chỉ kiểm chứng được vào tuần tới.
Câu hỏi ở đây là “vì sao Kerry chưa dứt điểm"”
Hiếm có tổng thống nào ra tái tranh cử lại có nhiều vấn đề như Bush trước ngày tranh cử có sáu bảy tháng. Mở đầu là Tháng Ba với vụ Madrid bị đánh bom, Richard Clarke ra mắt sách kết tội chính quyền Bush, Ủy ban Điều tra vụ 9-11 mở cuộc điều trần cho các nhân vật bên đảng Dân chủ lấy điểm cử tri bằng những câu vặn hỏi ác liệt. Cao điểm là Tháng Tư đen với vụ thảm sát tại al-Fallujah dẫn tới cảnh chiến hòa bất định: không biết đối phương tổn thất ra sao chỉ thấy lính Mỹ bị chết mỗi ngày. Liền đó, ra khỏi vùng ảnh hưởng của chế độ Saddam Hussein, đảng Baath và tộc Sunni, lại có vụ giáo sĩ al-Sadr nổi loạn, giao tranh bùng nổ trong các thị trấn của tộc Shia ở mạn Nam. Họa vô đơn chí, qua Tháng Năm thì xảy ra vụ ngược đãi tù binh tại Abu Ghraib với hình ảnh dồn dập mỗi ngày làm chấn động cả nội các Bush, nối tiếp là vụ lãnh tụ Ahmad Chalabi bị cắt giây và tố cáo là điệp viên hai mang, rồi Giám đốc CIA bất ngờ từ chức trong khi FBI báo động là khủng bố có thể tấn công lãnh thổ Mỹ, trước sự thờ ơ khó hiểu của Bộ Nội An....
Ngần ấy biến cố dồn dập khiến Kerry đáng lý phải dẫn trước đến 15-20 điểm, thay vì vẫn chạy sóng đôi với Bush, trong mức dung sai về thống kê, hơn thua dăm ba điểm. Tại sao" Có ba lý do giải thích sự kiện này. Về phần Bush, ông luôn luôn có hậu thuẫn vững chắc, trong tỷ lệ từ 42 đến 45%, của cử tri Cộng hòa trung kiên. Thành phần này không bỏ rơi ông. Còn lại là thành phần độc lập, khoảng 10%, thì vẫn do dự, khi thiên về Bush, khi thiên về Kerry, tùy đề mục, tùy lãnh vực. Lý do thứ ba, về phần Kerry, ông không tranh thủ được hậu thuẫn độc lập một cách dứt khoát. Ông có thể nắm chắc thành phần ghét Bush, là điều cần thiết để vào vòng sơ bộ, nhưng chưa đủ để thắng cử. Người ta không bỏ phiếu cho một Tổng thống hằn học.
Vấn đề chung cuộc vì vậy nằm bên đảng Dân chủ và John Kerry. Ông bất ngờ thắng điểm sau khi Howard Dean tuột xích vì thái độ nóng nảy ồn ào. Khi có hy vọng được đề cử và tiềm năng trở thành tổng thống, Kerry phải đổi mới chương trình hành động, nghĩa là chạy vội từ phía cực tả về cánh giữa. Trên đường điều chỉnh tác xạ đó, hành trang 19 năm Nghị sĩ cực tả của ông là gánh nặng, yếu tố Ralph Nader là vật chướng ngại. Càng ngả về phía giữa, thí dụ như bớt chống chiến tranh Iraq thì ông càng mất phiếu cực tả và phản chiến vào tay Ralph Nader, mà không dời vào giữa thì không thể lên lãnh đạo.
Nỗi khổ tâm này của Kerry dĩ nhiên được phe Cộng hòa khai thác rất kỹ, và rất dễ, vì từ bản chất, Kerry là người thời cơ bất định. Ông Bush lâm nạn mà đảng Dân chủ không thắng được vì sự chọn lựa quá tả và mất sáng vì ghét Bush. Người đa mưu còn cho là đảng bị gia đình Clinton làm lạc hướng: Nếu Dân chủ thắng cử năm 2004 thì Nghị sĩ Hillary Rodham Clinton ít hy vọng ra tranh cử năm 2008, vì Tổng thống Dân chủ sẽ ra tái cử! Vì ông bà Clinton đều là chính khách có bản lãnh nên loại mưu thâm đó có lý lắm....
Luận về Kerry rồi, bây giờ, trở lại trường hợp Bush. Đã vượt qua ba tháng nguy nàn, ông Bush rất khó bị đánh bại.

Nhược điểm cố hữu của Cộng hòa là kinh tế: cử tri Mỹ bỏ phiếu sau khi đếm tiền và hay có ấn tượng là phe Dân chủ hào phóng hơn phe Cộng hòa. Nhưng kinh tế Mỹ nay đã hồi phục và sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn trong nửa năm sau, giá xăng dầu cũng đã giảm. Kerry càng so sánh tình hình sinh hoạt hiện tại với vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933 là càng mang tiếng ngụy tín. Từ hai tuần nay, ông hết nói về lượng mà chuyển qua phẩm, rằng đời sống kinh tế dù sao chưa khá, việc làm bấp bênh, bị xuất cảng ra ngoài, v.v... Nhưng Kerry không đạt kết quả, cử tri ngày càng rõ là điều đó không đúng. Nếu chỉ căn cứ trên tình hình kinh tế vào mấy tháng tới, Bush sẽ đại thắng.
Còn lại" An ninh và đối ngoại mới là nhược điểm sinh tử của ông.
Về đối ngoại thì ngược với sự loan tải của truyền thông, tình hình tại Iraq có cải tiến, và đối với dư luận, Bush đã nhũn nhặn mời Liên hiệp quốc tham gia giải quyết tương lai chính trị Iraq, với Nghị quyết được thông qua không một phiếu chống. Phản ứng của Pháp, khi làm khó cho việc NATO góp quân vào Iraq, chỉ khiến dư luận Mỹ ghét Chirac chứ không ghét Bush; mà họ ghét Chirac là mất cảm tình với Kerry. Tổng thống Pháp chọn thái độ có lợi cho Bush và cho mình: dư luận Pháp ghét Bush chẳng kém gì cánh tả đảng Dân chủ, Chirac càng chống Bush càng được dân thương ở nhà!
Với chiều hướng hiện nay là đưa các đơn vị Mỹ ra khỏi vùng lửa đạn và trao quyền bảo vệ trật tự cho dân Iraq, tình hình có thể có cải thiện, ít ra đối với cảm quan của cử tri. Nếu Iraq ổn định sau ngày chuyển giao quyền hạn 30 tháng này và trong mấy tháng tới thì không có gì cản được Bush trở lại tòa Bạch Ốc trong thế mạnh.
Về an ninh, al-Qaeda có thể bỏ phiếu bằng bom, nhưng đã để vuột thời khoảng thuận lợi. Nếu khủng bố tấn công sớm thì dư luận có thời giờ tin vào lý luận của đối lập, là chính quyền Bush bất lực, không bảo vệ được người dân. Giờ thì đã bắt đầu trễ. Nếu khủng bố tấn công từ nay đến ngày bầu cử, dư luận sẽ xiết chặt hàng ngũ sau lưng lãnh đạo, là đương kim tổng thống. Vả lại, trước sau, đa số vẫn tin rằng Bush có quyết tâm và khả năng diệt trừ khủng bố hơn Kerry. Quá khứ cựu chiến binh của Kerry không có giá trị gì khi nói chuyện về Osama bin Laden hay al-Qaeda.
Thành thử, trong cuộc tranh cử này, John Kerry cứ ở bên lề và chỉ còn mong là Bush và chính quyền ông tự gieo họa.
Ông Bush có khả năng đó nếu ta kiểm điểm thành tích lãnh đạo của chính quyền ông từ khi chiến dịch Iraq mở màn. Thiếu viễn kiến và kém tổ chức. Có những việc phải làm mà không làm, như về nhân sự trong chính quyền và ngoài chiến tuyến. Có những việc không nên mà đòi làm cho được, như giải thích mục tiêu của chiến dịch Iraq, từ võ khí tàn sát WMD đến khủng bố và an ninh toàn vùng sang xây dựng dân chủ. Một yếu tố nữa là chính quyền đã yếu về tuyên truyền lại thường gặp ác cảm của đa số truyền thông vì thái độ bướng bỉnh (hay cương quyết, tùy cách nhìn) lẫn khả năng diễn đạt kém của ông Bush: luôn nói là tình hình khả quan, với giọng ấp úng thiếu sức thuyết phục.
Nhiều nhà quan sát dự báo cuộc tranh cử này cũng sẽ giống năm 1968. Như Lyndon Johnson và đảng Dân chủ bị bại vì vụ Việt Nam, George Bush và đảng Cộng hòa sẽ bại vì vụ Iraq. Thực ra, thời đó đảng Dân chủ sâu xé nội bộ, Johnson bị tấn công sau lưng vì phe cánh chuyển qua phản chiến. Đại hội đảng năm đó tại Chicago là thảm kịch: Thị trưởng Dân chủ cho cảnh sát dẹp biểu tình phản chiến cũng của Dân chủ. Căn bản nhất, dù truyền thông thổi phồng thế lực phản chiến, quần chúng Mỹ lúc đó chưa muốn rút mà chỉ muốn tìm lãnh đạo có chiến lược, tiến thoái gì thì phải có kế sách, chứ không bị tê liệt như đảng Dân chủ. Richard Nixon nổi tiếng diều hâu cuối cùng vẫn thắng vì tỏ ra là mình có giải pháp cho Việt Nam.
Vì “hội chứng Johnson” đó, ngày nay Kerry hết đòi triệt thoái khỏi Iraq như ban đầu và dư luận không thấy ông có chủ trương gì rõ rệt hơn, trong khi Bush không bị đảng viên Cộng hòa bỏ rơi mà vẫn được một tỷ lệ trung kiên rất cao. Như vậy, nếu tình hình Iraq không suy đồi hơn thì ông sẽ thắng, và còn thắng lớn. Trừ phi ông tái phạm những sai lầm của năm qua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.