Hôm nay,  

Từ Phương Nam Tới Đỗ Nam Hải

27/12/200400:00:00(Xem: 5854)
(Mùa Giáng Sinh năm 2004)

Khi rời Việt Nam để ra nước ngoài, người Việt thường tập trung vào một số hoạt động khác nhau. Nhưng nói chung ai cũng lo tích lũy. Kẻ lo tích lũy tiền của, người thì thu gom bằng cấp. Tùy hoàn cảnh định cư tỵ nạn hay tạm cư vì công vụ, học vấn mà sự thu gom tích lũy có mức độ khẩn trương khác nhau. Nhưng rất ít thấy ai lo tích lũy thông tin "độc hại" để thắp sáng hàng nửa thế kỷ tù mù về thông tin của dân tộc Việt Nam, hay nhỏ nhoi hơn, của cá nhân mình.
Ít tức là có, dù không được nhiều người. Thông tin bây giờ thì không khó kiếm. Nhưng vấn đề trước tiên là mình có dám thắc mắc hay không. Khi dám cả gan thắc mắc rồi thì gặp phải một vấn nạn khác: có dám tìm hiểu hay không. Sau khi tìm hiểu rồi thì vấn nạn còn... khốn nạn hơn: có dám nhìn nhận câu trả lời hay không"
Nay chúng ta biết có một "Chàng Trai Nước Việt" không phải đợi ra nước ngoài mới thắc mắc, mà đã thắc mắc từ hồi rời Hà Nội vào Sài Gòn không lâu, sau ngày đất nước thống nhất. Thắc mắc mà có cơ hội là Chàng hỏi ngay. Câu hỏi đầu tiên là: "Thế hồi tết Mậu Thân năm 68, các chị có đi tải đạn cho các anh bộ đội giải phóng không"" Chàng hỏi các cô gái ở Sài Gòn như vậy, vì muốn biết tỷ lệ đó thực sự là bao nhiêu % (!) Các cô gái Sài Gòn trong lứa tuổi được mô tả qua bài hát Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn của nhạc sỹ Lưu Nhất Vũ đã trả lời rằng: "Làm gì có zdụ đó!"
Sang Úc năm 1994 là cơ hội cho Chàng tìm thêm câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Những thắc mắc to tát hơn nhiều so với ba cái "zdụ" tải đạn kia. Chàng Trai Nước Việt tìm hiểu về nền dân chủ đa nguyên, với hệ thống chính trị đa đảng của thế giới hiện đại.
Hàng triệu người đã rời Hà Nội vào Sài Gòn trong hoàn cảnh đó. Hàng chục ngàn người Việt Nam vẫn ra ngoại quốc công tác, học tập hàng năm. Nhưng không mấy ai thắc mắc. Cũng như không biết bao nhiêu triệu người bước vào bồn tắm hàng ngày, vậy mà chỉ có một Archimedes.
Chàng Trai Nước Việt đã tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Và Chàng đã reo lên "Eureka, eureka..." - tìm ra rồi, tìm ra rồi - bằng mấy bài viết ngắn công phu. Nhưng Chàng không chạy tồng ngồng ra đường như huyền thoại về Archimedes năm xưa. Chàng phải thận trọng che thân bằng bút hiệu Phương Nam.
Tám năm ở Úc, Phương Nam đã sống trong một nền dân chủ pháp trị đa nguyên rất trưởng thành. Phương Nam đã chứng kiến 2 lần bầu cử chính quyền liên bang, và 2 lần bầu cử các chính quyền tiểu bang Victoria và New South Wales, nơi mình tạm trú. Phương Nam đã thấy ứng viên thất cử gọi điện thoại chúc mừng người thắng cử, và người thắng cử cám ơn lời chúc mừng đó trước toàn dân Úc. Đảng nào thắng nhiều ghế trong quốc hội thì lập chính phủ để điều hành quốc gia. Đảng thắng ít ghế thì thành lập nội các đối lập để bới móc, phân tích, phê phán và phanh phui các bê bối của chính quyền. Diễn đàn quốc hội và các cơ quan truyền thông độc lập, cả tư nhân lẫn chính phủ, là phương tiện của họ. Họ lãnh lương của người dân Úc để làm việc này. Họ phải làm một cách rất chuyên nghiệp vì đó là vai trò của họ. Cử tri sẽ có phán quyết về khả năng của các vị này trong kỳ bầu cử tới. Họ có thể là những ứng cử viên độc lập không đảng phái, hay thuộc về một chính đảng nào đó, với đường lối chủ trương và lập trường rõ rệt.
Đặc biệt trong thời gian này nước Úc có một cuộc Trưng cầu dân ý để chọn lựa đường hướng tương lai. Một là tiếp tục nhìn nhận Nữ Hoàng (hoặc Vua) nước Anh là Quốc Trưởng. Hai là loại bỏ hẳn mối liên hệ có tính lịch sử với Hoàng Gia nước Anh, để thành lập nền Cộng Hoà và tự bầu Quốc Trưởng người Úc.
Nước Úc trên thực tế là một quốc gia độc lập hoàn toàn về mọi mặt. Nhưng trên danh nghĩa thì vẫn là thuộc địa của nước Anh. Trong lần Trưng cầu dân ý này phe vận động cho một nước Úc Cộng Hoà đã thua. Dù thất vọng, nhưng họ sẽ tiếp tục vận động cho một cuộc Trưng cầu dân ý khác trong tương lai. Sẽ có một cuộc Trưng cầu dân ý khác về một vấn đề nào đó khi người dân đòi hỏi. Cũng như sẽ có một cuộc bầu cử khác khi một ứng viên hay một đảng hết nhiệm kỳ. Tiến trình này là hơi thở của mọi nền dân chủ thật sự. Đó là nền dân chủ đa nguyên.
Phương Nam không chỉ quan sát và học hỏi. Anh còn thực tập sống rất dân chủ nhờ khả năng lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau mà không mất bình tĩnh hay nổi nóng. Những người này không nhất thiết là có cùng cách suy tư như Phương Nam. Từ người phụ trách những đài phát thanh Việt Ngữ mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam hay gọi là "đài địch" cho tới một số tờ báo trong nước anh đều muốn đối thoại. Từ những người của chính quyền Việt Nam cho đến những nhà văn, nhà báo "cực kỳ phản động" ở hải ngoại, anh đều muốn kết thân.
Tận dụng quyền tự do của mình khi ở Úc, Phương Nam cũng đã làm quen với các thành viên của nhiều tổ chức chính trị hải ngoại, mà anh có dịp tiếp xúc qua Internet. Điều đáng ngạc nhiên là Phương Nam có những mối liên hệ cá nhân tốt đẹp với tất cả mọi người của những tổ chức, đảng phái vốn có đường lối, chủ trương đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam rất khác nhau, thậm chí là đối nghịch nhau. Phương Nam là một cá nhân độc lập. Anh tiếp xúc rộng rãi, nhưng không hề tham gia vào bất cứ hoạt động của một đoàn thể hay tổ chức nào cả.
Anh cũng đã đọc thật nhiều sách vốn không được phổ biến ở Việt Nam. Từ sách mới như cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn" của Nguyễn Gia Kiểng tới "Từ Thực Dân tới Cộng Sản" của Hoàng Văn Chí. Từ những bài đoạn tuyệt rất ân tình, nhưng dứt khoát của ông Hà Sĩ Phu với Chủ Nghĩa Cộng Sản, tới những bài phê phán nhưng chứa đầy vấn vương của Giáo Sư Trần Khuê và Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang.
Phương Nam đặc biệt lưu ý tới những người trẻ, và có quan hệ tốt đẹp với họ. Chính những bạn trẻ ở Melbourne tại Úc đã giúp anh rất nhiều trong việc phổ biến các bài viết đi khắp mọi nơi, nhất là về Việt Nam.


Người đọc có thể đồng ý hoặc không đồng ý với tác giả. Nhưng khó có thể nói Phương Nam là bồi bút hay văn nô cho Đảng. "Khó" chứ không phải là "không", vì Phương Nam có nhận được những lá thư nặng lời như vậy khi các bài viết mới được đưa lên Net. Có người bạn đã bảo với anh là các thư như vậy hơi đâu mà trả lời. Nhưng nếu có dịp đọc thư trả lời của Phương Nam gởi cho tác giả những lá thư đó thì người đọc bình tâm sẽ ngạc nhiên hơn nữa. Không hề gay gắt, cũng chẳng phiền hà. Phương Nam chỉ có những lời lẽ ôn tồn mở rộng đường cho việc đối thoại tiếp.
Sau bữa cơm tối từ biệt tại một nhà hàng ở Sydney, mà ông chủ vốn là một đầu bếp của Phủ Thủ Tướng xưa, thì bạn bè đường ai nấy đi. Người ở Úc tiếp tục đi cày để vun đắp hiện tại và tương lai ở xứ người. Người trở về Việt Nam thì lo chuyện hiện tại và tương lai ở nước mình. Bạn bè những tưởng Phương Nam sẽ hoà tan vào với nhịp sống và lề thói của xã hội Việt Nam và... chấm hết! Nhưng không, về Việt Nam Phương Nam vẫn tiếp tục tham gia các diễn đàn internet, có phần hăng say hơn. Đã có lúc bạn bè có cảm giác Phương Nam làm việc này full-time! Trong khi đó thì có người trong nước đã chụp ngay cái đuôi ".au" (australia) trong địa chỉ email của Phương Nam, tin rằng anh là "Việt kiều phản động, ăn phải bả đế quốc, sài lang" và không tiếc lời thoá mạ.
Sống ở Việt Nam là cơ hội cho Phương Nam tìm gặp những người mà mình ngưỡng mộ. Đó là các ông Trần Khuê ở Chợ Lớn và Hà Sĩ Phu ở Đà Lạt. Ngay cả ông Nguyễn Thanh Giang ở tận Hà Nội nhưng khi vào Sài Gòn thì họ cũng đã gặp nhau, để cùng trao đổi những vấn đề quan tâm.
Giao tiếp với những người mình thích là quyền chính đáng của con người khắp thế giới, trừ Việt Nam. Có lẽ những lần tiếp xúc "lạy ông tôi ở bụi này" đó đã khiến anh lọt vào mắt chính quyền, giúp họ nhận diện anh chính là Phương Nam, dẫn tới việc anh bị tạm giữ lần đầu vào tháng 8 năm 2004.
Phương Nam đã giữ lời cam kết mà công an áp đặt lên anh, là không cho ai biết chuyện anh bị tạm giữ. Nhưng những lần "mời làm việc" bất minh và bất thường tiếp sau đó làm anh lo ngại cho sự an toàn của mình. Phương Nam vẫn không nói ra, nhưng bạn bè ở ngoại quốc đã đọc được sự lo lắng này và bắt đầu tìm cách che chắn.
Thế là ông bạn Tưởng Năng Tiến bắt đầu tính chuyện "mua bảo hiểm" cho anh. Qua email và điện thoại, ông Tưởng Năng Tiến đã nhờ vả, mời mọc, đốc thúc bạn bè của ông trong giới truyền thông khắp nơi chạy bài và tìm cách phỏng vấn Phương Nam. Cuộc phỏng vấn Phương Nam trên RFA - Đài Á Châu Tự do - vào tháng 10 năm 2004 là kết quả của cố gắng này. Dù chưa gặp nhau lần nào, tuổi tác thì cách biệt, quá khứ thì như nước với lửa nhưng Phương Nam và Tưởng Năng Tiến đã là bạn "nhậu" của nhau, qua email từ ngày Phương Nam còn ở Úc.
Sau cuộc phỏng vấn đó, đầu tháng 12/2004 thì sự quấy nhiễu của công an đối với Phương Nam đã tiếp tục theo một diễn biến mới. Đã có lệnh xét nhà, mà công an chỉ cho Phương Nam xem rồi lấy lại. Phương Nam cho họ biết trước là trong nhà anh có rất nhiều tài liệu về dân chủ, và cảnh báo họ về sức khoẻ mong manh của mẹ anh: "Mẹ tôi năm nay gần 80 tuổi, lại mắc bệnh tim và huyết áp cao. Các anh làm gì thì làm, nhưng nếu mẹ tôi mà ngã lăn ra đấy thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm". Tuổi đời của Phương Nam chưa bằng tuổi đảng của cha, mẹ mình, cho nên sự chấn động chắc chắn sẽ khó lường. Vì thế Phương Nam đã đồng ý giao nộp cục CPU của máy vi tính một cách không ồn ào, theo yêu cầu của công an.
Tới nước này thì Phương Nam đã không còn nín tiếp được nữa. Anh quyết định nói thật các chuyện đã xảy ra với mình trong suốt hơn 4 tháng, qua lá Thư Ngỏ gởi Quốc hội, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ban chấp hành trung ương ĐCS Việt Nam, các cơ quan truyền thông trong - ngoài nước, và ký tên thật của mình là Đỗ Nam Hải.
Đỗ Nam Hải có được sự kiên trì không mệt mỏi của ông Nguyễn Thanh Giang, thái độ hoà nhã nhưng sắc bén của ông Hà Sĩ Phu và tính bộc trực, thân thiện của ông Trần Khuê. Đỗ Nam Hải có một hiện tại trong sáng, một quá khứ trong sạch và một di sản nhẹ tênh của những Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn.
Đòi hỏi một cuộc Trưng cầu dân y ù ở Việt Nam của Đỗ Nam Hải là một đòi hỏi chính đáng, dù tôi có nghi ngờ về tính thực tế của nó. Nó giống như chuyện muốn bay vào không gian, khi chưa biết làm máy bay cánh quạt. Thật ra chưa biết làm không tệ bằng không được phép làm. Nhưng tệ hại nhất phải nói là không được phép học cách làm, mà các vị "đầy tớ của nhân dân" đang áp dụng với những "ông bà, chủ" của mình.
Muốn có Trưng cầu dân ý đúng nghĩa thì phải có quyền thành lập tổ chức để vận động việc bầu "thuận" hay "chống". Tức là quyền tự do lập hội, đoàn, đảng và tự do ngôn luận phải có. Báo chí và các phương tiện truyền thông phải được trả tự do. Phải có luật bảo vệ tính độc lập của các cơ quan thông tin đại chúng. Không một đảng phái hay thế lực nào được phép bóp nghẹt tự do ngôn luận, khen ngợi hoặc im lặng thì được nhưng chê trách thì cách chức hay đóng cửa, như hiện nay.
Chúng ta không thể đoán được những gì nhà cầm quyền Việt Nam sẽ làm để ngăn tiếng nói của Đỗ Nam Hải. Nhưng rõ ràng, những án tù chứng tỏ sự hèn kém và thiếu quân tử, áp đặt lên những nhà dân chủ trong nước nhằm bịt miệng họ đã thất bại. Đỗ Nam Hải nói với bạn bè rằng anh đã sẵn sàng cho con đường chông gai trước mặt. Hy vọng rằng con đường đó sẽ ngắn hơn tuổi đời còn lại của anh.
GHI CHÚ:
1- Viết Tiếp về Nhận Thức Lại - Phương Nam Tiểu Luận, Tháng 8 2001, Úc Đại Lợi
2- Nhà Toán Học và Vật Thể Học Hy Lạp - hơn 200 năm trước Tây Lịch - người khám phá ra trọng lượng nước bị dời chỗ…
3- Thư Ngõ - Đỗ Nam Hải, Việt Nam, Tháng 12 năm 2004

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.