Hôm nay,  

Nhà Thơ Nữ Gốc Việt 16 Tuổi Ra Mắt, Đọc Thơ ngày 30 tháng Tư 2016

30/04/201610:57:00(Xem: 9388)

4-do-nguyen-maiĐỗ Nguyên Mai, nhà thơ Mỹ gốc Việt 16 tuổi.

LOS ANGELES (VB) – Cô Đỗ Nguyên Mai -- một nhà thơ Mỹ gốc Việt tại Los Angeles, Hoa Kỳ -- năm nay sẽ tưởng niệm ngày Miền Nam thất trận bằng cách rất riêng của cô: in một tập thơ viết bằng tiếng Anh.

Điểm độc đáo: nhà thơ Đỗ Nguyên Mai mới 16 tuổi, tập thơ được một nhà xuất bản Anh quốc ấn hành và phát hành toàn cầu qua mạng Amazon.

Nếu đang cư ngụ tại Nam California, bạn có thể gặp trực tiếp nữ thi sĩ 16 tuổi này trong một buổi đọc thơ vào đúng ngày 30-4-2016, tại The Open Book ở thị trấn Valencia (thuộc quận Los Angeles, California), từ 4pm tới 7 pm.

Tập thơ có nhan đề “Ghosts Still Walking” (Những Bóng ma Vẫn Đang Bước Đi).

Tất cả các bài thơ trong tập đều xuất sắc, không phải vì được viết bởi một thiếu nữ 16 tuổi gốc Việt, nhưng vì tự thân giá trị thi ca.

Thí dụ, thử đọc bài thơ “Burning Incense” nơi đầu tập (cột báo này không tình bày đúng bố cục bài thơ, chỉ dịch ý thôi:

Một đạo binh những lời thì thầm đón chào tôi nơi
ngưỡng cửa của những giấc mơ; không gian trống vắng –
nhưng quá đầy.
Những bóng ma ngủ và thức,
cũng như tôi.
Cũng hãy đón tôi vào nhé.


Bạn có thể đọc lần thứ nhì thứ ba và sẽ thấy: Âm vang tiếng Anh của bài thơ trên được sắp xếp theo một ngữ pháp, và bố cục tượng hình, hệt như tiếng thì thầm quyện trong làn gió đêm.

Lời đề tặng nơi đầu tập thơ cũng là những dòng chữ biết ơn tổ tiên và ba mẹ, dịch:

“Để dâng tổ tiên của tôi, những người đã hướng dẫn ngòi bút của tôi từ khởi đầu,

và người trong gia đình tôi, những người đã cho tôi âm vang này.

Cảm ơn đã cho tôi những giấc mơ.”

Một bài thơ có thể làm bạn ứa nước mắt là bài “From Phùng Thị Chính to her Child” (Lời bà Phùng Thị Chính nói với con sơ sinh).

Tập thơ của Đỗ Nguyên Mai ghi sơ lược về lịch sử trước bài thơ này: Vào khoảng hai ngàn năm trước, khi nghĩa quân Việt Nam nổi dậy để bứt ra khỏi vòng thuộc địa Phương Bắc, Phùng Thị Chính là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, chỉ huy đạo binh tiên phong. Cuộc khởi nghĩa đã tới năm thứ 3, trong trận đánh quyết liệt nhất, bà Phùng Thị Chính sinh con trên chiến trường, bà buộc con sơ sinh vào lưng và tiếp tục dẫn quân ra trận. Thua trận, Hai Bà Trưng tự trầm nơi Sông Hát Giang, bà Phùng Thị Chính cùng con nhỏ tự trầm theo.

Bài thơ này, được Đỗ Nguyên Mai viết như lời nữ tướng Phùng Thị Chính nói với con sơ sinh:

… Cái chết này là tình yêu của mẹ
cuộc sống ngắn ngủi này, một trận đánh
duy nhất thay vì
một thế kỷ thảm bại
hy vọng duy nhất của mẹ cho con.

Con, bị thương từ khoảnh khắc con
có hơi thở đầu tiên.

Con, tắm đỏ trong
máu cạn kiệt của mẹ.

Con, sinh ra từ ngọn lửa sắp tắt của mẹ
vào đời trong hỏa ngục.

Sinh ra, giữa ba ngàn nữ binh,
những cánh tay cầm binh khí và những trái tim tổn thương.

Sinh ra, từ cõi của hai chị em
hai nữ thần đã dẫn những người đời thường
đi làm trong sạch cõi đất bi thảm này.
.
Sinh ra từ chiến thắng, từ chiến trận.
.
Tất cả bây giờ đã biến mất;
tất cả của con nay đã biến mất.

Tất cả ngọn lửa cho con để khởi dậy từ
đã tắt.
.
Không còn nơi nào cho con bây giờ
nhưng trong những dòng nước này, đang chở
xác những người cao quý lên trời,
dìm chết chúng ta trong dòng máu vương giả
được bao bọc bởi dòng sông thanh tịnh.
Và như thế, chúng ta đã chết.
(hết trích dịch)

Nơi trang cuối tập thơ có đoạn “About the Author” cho biết Đỗ Nguyên Mai là một nhà thơ Mỹ gốc Việt, cũng là nhạc sĩ, hiện ngụ ở vùng Los Angeles. Bên cạnh việc học về sử và báo chí, cô cũng đang dạy tiếng Việt cho trẻ em…

Tập thơ gửi tới tòa soạn Việt Báo với lời đề tặng bằng tiếng Việt, chữ viết tay:

“Kính tặng Bà Nhã Ca

Đỗ Nguyên Mai

19.4.16”

Trong lá thư kèm theo, cũng bằng tiếng Việt, viết:

“Kính gởi Bà Nhã Ca,

Thưa Bà, cháu tên Đỗ Nguyên Mai, 16 tuổi,

Đây là tập thơ đầu tiên của cháu đã được nhà xuất bản Platypus Press phát hành chính thức vào ngày 29-4-2016 tại Anh và ngày 30-4-2016 tại Hoa Kỳ.

Có nhiều bài thơ nói về lịch sử và quê hương, như From Phùng Thị Chính to Her Child, Fleet, For My Mother…

Cháu đã đọc Mourning Headband For Huế. Xin gởi tập thơ đến Bà như một lời cảm ơn…”(hết trích)

Cũng nên ghi chú rằng: Mourning Headband For Huế là bản dịch sang tiếng Anh từ cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế” của nhà văn Nhã Ca.

Độc giả có thể tìm thi tập “Ghosts Still Walking” bản eBook của Kindle. Muốn mua sách in, xin theo đường dẫn: http://platypuspress.co.uk/ghostsstillwalking.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.