Hôm nay,  

Không Quân Vnch Thời Kỳ Hình Thành 1951-56

22/01/200000:00:00(Xem: 6296)
* Tiến trình thành lập Không quân Quân đội Quốc gia Việt Nam:
Ngày 25 tháng 6/1951, Quốc trưởng Bảo Đại ký Dụ số 9 thành lập Quân chủng Không quân của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Dụ số 9 ghi ngày hoạt động chính thức của Không quân Việt Nam là 1-7-1951, thế nhưng mãi đến 1-5-1952 khi bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Quốc Gia Việt Nam được chính thức thành lập, một cơ quan phụ trách về Không quân được gọi là Ban Không quân (Section Air) mới được hình thành trong cơ cấu tổ chức của bộ Tổng Tham Mưu.
Tháng 4-1952, Trung tâm Huấn luyện Không quân được thành lập tại Nha Trang, thì ngành Không quân của Quân đội Quốc gia Việt Nam mới chính thức hoạt động qua việc tổ chức hai khóa hoa tiêu và cơ khí viên đầu tiên. Khóa hoa tiêu mở ngày 1-10-1952 với 9 khóa sinh sĩ quan và 6 khóa sinh hạ sĩ quan. Khóa cơ khí viên mở tháng 11/1952 với 26 hạ sĩ quan học viên.
Trong giai đoạn đầu, ngành Không quân chỉ được quy định giới hạn ở mức quân số gồm có 40 sĩ quan, 120 hạ sĩ quan và 500 binh sĩ. Quân số này vừa đủ để Không quân Việt Nam có các thành phần sau đây:
Một cơ quan chỉ huy được gọi là Ban Không quân sau đổi thành Phòng Không quân thuộc bộ Tổng Tham mưu và do một sĩ quan Pháp chỉ huy.
Một trung tâm huấn luyện có nhiệm vụ đào tạo phi công, quan sát viên và cơ khí viên.
Một phi đội liên lạc có nhiệm vụ liên lạc và chuyên chở Hàng không.
Năm 1952, Trung tâm Huấn luyện Không quân đào tạo được 40 vừa hoa tiêu vừa cơ khí viên. Năm 1953 số lượng tăng lên gấp đôi. Cũng trong thời gian này, một số sĩ quan và hạ sĩ quan được gửi theo học các trường Không quân của Quân đội Pháp đặt tại Maroc và vài khu vực ở Pháp. Tính đến cuối năm 1954, số sĩ quan và hạ sĩ quan của Không quân Việt Nam theo học các trường của Không quân Pháp như sau:
- Trường Salon ở Pháp đào tạo sĩ quan hoa tiêu và kỹ sư cơ khí: có 6 sĩ quan hoa tiêu, 6 sĩ quan kỹ sư cơ khí tốt nghiệp.
- Trường Marrakech ở Maroc đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan hoa tiêu: 87 sĩ quan và hạ sĩ quan hoa tiêu.
- Trường Fes ở Pháp đào tạo hạ sĩ quan vô tuyến phi hành: 26 hạ sĩ quan
- Trường Rochefort ở Pháp đào tạo hạ sĩ quan cơ khí: 150 hạ sĩ quan.

* Các đơn vị đầu tiên của Không quân Quốc gia Việt Nam:
Trong năm 1953, ngoài Phi đội Liên lạc tại Tân Sơn Nhất, có thêm 2 phi đội được thành lập: đó là Phi đội Quan sát và Trợ chiến số 1 tại Tân Sơn Nhất, Phi đội Quan sát và Trợ chiến số 2 tại Nha Trang (thành lập ngày 1-3-1953). Những loại phi cơ thông thường mà những sĩ quan Không quân Việt Nam đầu tiên được sử dụng là phi cơ MS.500, L 19 A, Morane Saulnier, Marcel Dassault 315.

Đầu năm 1954, Ban Không quân đổi thành Phòng Không quân (Département), nhưng cơ quan này cũng chỉ giữ nhiệm vụ quản trị nhân viên chứ chưa có quyền hành gì cả.
Tháng 7-1955, ngành Không quân Việt Nam mới được giao cho sĩ quan Việt Nam điều khiển. Phòng Không quân Bộ Tổng Tham mưu cải danh thành Văn phòng Phụ tá Không quân, cơ quan này đồng thời đảm nhiệm công việc của bộ Tư lệnh Không quân để dần dần tách thành bộ tư lệnh riêng biệt. Từ sự cải tổ này, chức danh Phụ tá Không quân bộ Tổng tham mưu được đặt ra thay cho chức trưởng Phòng Không quân. Với chức vụ được phân nhiệm, vị Phụ tá Không quân là sĩ quan chỉ huy cao cấp nhất của Không quân, chỉ huy toàn bộ các đơn vị Không quân, có trách nhiệm điều hợp chương trình phát triển của quân chủng này khi Pháp rút lui. Ngày 20 tháng 8/1955, thiếu tá Trần Văn Hổ được bổ nhiệm chỉ huy quân chủng Không quân với chức danh Phụ tá Không quân bộ Tổng tham mưu (phụ tá Tổng tham mưu trưởng về Không quân), ông được xem là vị chỉ huy trưởng đầu tiên của quân chủng Không quân. Thiếu tá Trần Văn Hổ được thăng trung tá vào tháng 10/1955 và đại tá tháng 10/1956. Đến năm 1957, ông bàn giao quyền chỉ huy Không quân cho trung tá Nguyễn Xuân Vinh, lúc bấy giờ là tham mưu trưởng bộ Tư lệnh Không quân. Trung tá Vinh tốt nghiệp trường Không quân Salon của Pháp, có bằng cử nhân Toán, thăng đại tá 1961, đến giữa năm 1962, ông xin giải ngũ qua Hoa Kỳ học tiến sĩ. Vào đầu thập niên 60, Không quân Việt Nam phát triển, chức danh Phụ tá Không quân được đổi thành Tư lệnh Không quân.

Cũng cần ghi nhận rằng trước khi thiếu tá Trần Văn Hổ đảm nhiệm chức vụ Phụ tá Không quân, thì trong giai đoạn chuyển tiếp, vào đầu tháng 7/1955, bộ Quốc phòng đã bổ nhiệm trung tá Nguyễn Khánh (đại tướng: 12/1964) lúc bấy giờ là thanh tra trưởng Nhảy Dù tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Phụ tá Không quân bộ Tổng tham mưu. (Phần này trong tài liệu của khối Quân sử/Phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu không có ghi nhưng trong Công báo Quốc gia Việt Nam và trong bản tiểu sử của tướng Nguyễn Khánh được phổ biến cho báo chí khi ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ vào tháng 2/1964, có ghi rõ chức vụ nói trên của ông khi ông còn mang cấp trung tá. Trong một buổi lễ mãn khóa sĩ quan Không quân tại Nha Trang vào năm 1964, tướng Khánh cho biết khi còn là sĩ quan cấp tá, ông đã tình nguyện theo học tại Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang và tốt nghiệp với vị thứ cao.)

* Các căn cứ trợ lực Không quân:
Trước khi ngành Không quân được Pháp chuyển giao quyền chỉ huy, ngày 1 tháng 6/1955, Đệ nhất Phi đoàn Vận tải thành lập tại Tân Sơn Nhất. Về việc chuyển giao phi trường, không phải phi trường Tân Sơn Nhất mà là phi trường Nha Trang được chuyển giao đầu tiên cũng vào ngày 1-6-1955 và được gọi là căn cứ trợ lực Không quân số 1. Đến khi tiếp nhận phi trường Đà Nẵng, Đệ nhất Phi đội Quan sát và Trợ chiến được chuyển ra phi trường này. Trước đó, bộ Tư lệnh Không quân bối rối không ít, vì không có phương tiện tiếp nhận, ban đầu đã định giao phi trường này cho cơ quan Hàng không Dân sự đảm trách. Cuối năm 1955, Không quân Việt Nam thành lập Đệ nhất Phi đoàn Tác chiến và Liên lạc nhưng phi đoàn này chỉ mới được thực hiện trên giấy tờ, chưa chính thức hình thành, và sau đó phải giải tán vì không có đầy đủ phương tiện.

Năm 1956, các căn cứ trợ lực Không quân số 2 và số 3 thành lập liên tiếp tại các phi trường Tân Sơn Nhất và Biên Hòa. Hệ thống tổ chức tại mỗi căn cứ vào thời gian này như sau: Bộ chỉ huy, các cơ cấu hành quân, ban Công vụ, ban Quân y. Ngoài ra để điều hành hệ thống Không lưu, các phòng Không lưu và các đài kiểm soát được thiết lập khắp tại các phi trường.
Tính đến cuối năm 1956, Không quân Việt Nam đã có những căn cứ, đơn vị sử dụng nhiều loại phi cơ như sau:

1-Căn cứ trợ lực Không quân số 1: Nha Trang
a. Trung tâm Huấn luyện Không quân:
-Phi cơ Morane Saulnier: 21 chiếc
-Phi cơ Cessna L 19 A: 13 chiếc
b. Phi đội Quan sát và Trợ chiến số 2:
- Phi cơ MS.500: 5 chiếc
- Phi cơ Cessna L 19 A: 16 chiếc

2. Căn cứ Trợ lực Không quân số 2 (Tân Sơn Nhất).
a. Phi đội Liên lạc:
- Phi cơ Dakota DC 3: 3 chiếc
- Phi cơ Beech Craft: 3 chiếc
- Phi cơ Cessna L 19 A: 2 chiếc
- Phi cơ MS.500: 1 chiếc
- Phi cơ Marcel Dassault: 8 chiếc
b. Phi đoàn Vận tải:
Phi cơ Dakota: 21 chiếc

3, Căn cứ Trợ lực Không quân số 3:
a. Căn cứ Biên Hòa:
-Phi cơ Cessna L 19 A: 13 chiếc
- Phi cơ MS.500: 2 chiếc
- Phi cơ Dakota DC 3: 2 chiếc
b, Phi cơ chiến đấu: (tài liệu chỉ ghi như sau: Để nhớ).

4.- Căn cứ Đà Nẵng:
Phi đội Quan sát và Trợ chiến số 1:
- Phi cơ MS. 500: 12 chiếc
- Phi cơ Cessna L 19 A: 16 chiếc

Tổng cộng: 69 Cessna L 19 A: 26 Dakota DC 3, 21 Morane Saulnier, 20 quan sát MS.500, 6 Marcel Dassault và 3 Beech craft. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5 Bộ Tổng tham mưu và các văn kiện liên quan đến sự thành lập Không quân Việt Nam).

Kỳ sau: Chiến sử của Không quân Việt Nam giai đoạn phát triển từ 1956-1965.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.