Hôm nay,  

Trường Đua Chó Lam Sơn Vũng Tàu

18/06/200000:00:00(Xem: 8115)
VŨNG TÀU: Theo báo Lao Động xuất bản tại VN tuần qua, một người Úc gốc
Việt tên là Nguyễn Ngọc Mỹ, tuổi khoảng 50, đã đầu tư 5 triệu Mỹ kim xây cất
một trường đua chó hiện đại tại Lam Sơn, Vũng Tàu và mua 108 chú chó đua từ Úc
đem về Việt Nam để tổ chức cuộc đua chó đầu tiên tại VN, và có thể nói đầu
tiên tại Á Châu. Tất cả chó đua đều được đãi ngộ theo tiêu chuẩn "tiểu táo",
uống sữa Lactogen, ngủ có quạt máy, ăn thịt nhập cảng từ Úc và mỗi ngày đều
được chuyên viên massage chăm sóc tận tình. Phóng viên báo Lao Động đã tường
thuật về cuộc đua chó và mô tả việc làm "ngoại hạng" của người Úc gốc Việt có
tên Nguyễn Ngọc Mỹ như sau.

Dễ chừng có đến một năm nay, từ khi đường đua chó ở Vũng Tàu bắt đầu xây dựng,
dân chúng ở Việt Nam đã bàn tán xôn xao. Bởi vậy, khi nghe tin đua chó đã diễn
ra, nhiều người ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đã không ngại đường xa háo hức
đổ về Vũng Tàu xem. Phóng viên báo Lao Động chúng tôi đến sân đua chó Lam Sơn
vào khoảng 19 giờ tối. Vòng đua thứ nhất vừa kết thúc. Một đường đua dài 480
mét, rộng 6 mét, chạy vòng quanh một sân cỏ xanh biếc, ngập tràn ánh đèn điện.
Tại đường đua, một chuyên gia Australia liên tục gọi máy bộ đàm, chỉ đạo các
nhân viên rốt ráo chuẩn bị chu đáo cho 8 chú chó tiếp theo bước vào vòng đua
thứ hai. Trên khán đài, ước có đến ba nghìn người xem. Một thanh niên ngồi bên
cạnh tôi nói: "Nhỏ lớn, mình mới thấy cái trò đua chó này". Tôi hỏi: "Anh ở
Vũng Tàu"" Anh ta đáp: "Không, ở Sài Gòn xuống. Thú thật, mình mê chó lắm. ở
nhà mình hiện đang nuôi bốn con chó Boxe của Đức, 2 con Phốc của Anh, nhưng
nghe có đua chó, loại chó Australia này, mình không thể bỏ qua..." Chen chúc
một hồi giữa đám đông, tôi mới đến sát hàng rào, bên cạnh sân chăm sóc, cốt
tận mắt chứng kiến gần nhất các chú chó. Đúng là chó đua, con nào con nấy ra
dáng một "nhà thể thao chuyên nghiệp": Chân cao, bụng thon, ngực và đùi rất
nở. Trước khi bước vào vòng đua, từng chú chó được bác sĩ thú y bấm mạch, thử
nước tiểu (phòng ngừa bị tiêm dopping).

Tiếng người tường thuật cuộc đua vang lên: "Chỉ còn 5 phút nữa, chúng ta sẽ
tận mắt chứng kiến vòng đua thứ hai..." Hàng nghìn khán giả xôn xao khi 8 chú
chó đua, mặc áo màu sắc khác nhau, đánh số từ 1-8, lần lượt được dẫn ra đường
đua, đi chậm rãi cho khán giả xem giò cẳng. Lúc này, không khí tranh luận đặt
cược sôi động hẳn lên ở từng cặp, hay từng nhóm người. Một cô gái mặc chiếc
váy ngắn không ngớt lời ca ngợi chú chó vàng vện, mặc áo số 2, có tên Tân
Cương. Trong lúc đó, người bạn trai của cô ta nhất quyết đặt cược cho con số 8
- Ngọc Hân. Theo anh ta: "Con số 8 có bộ giò to hơn, nhất quyết sẽ về nhất".
Thế là 10.000 đồng đặt cho con Ngọc Hân. Một nhóm thanh niên gần đấy vừa chăm
chú tìm chọn chú chó mình thích, vừa nghiên cứu thành tích của từng chú chó
được Ban tổ chức in sẵn ra giấy. Cuối cùng họ quyết định đặt cược 20.000 đồng
cho con số 4 - Quốc Vương.

Vòng đua bắt đầu. Tám chú chó được dẫn vào chuồng xuất phát. Một hồi còi kéo
dài. Con thỏ mồi được làm bằng bông màu đỏ tươi bỗng xuất hiện, vụt chạy qua.
Vừa lúc ấy, cửa chuồng mở, tám chú chó lao ra và đuổi như điên theo thỏ mồi.
Chỉ nhoáng một cái, chú chó dẫn đầu mang số 2 đã về tới đích. Ngay lập tức, hệ
thống truyền hình trực tiếp đã thông báo thành tích của từng chú chó. Con Tân
Cương - số 2 đạt 27 giây 78, vượt kỷ lục của chính nó ở trận đua trước. Những
người đặt cược trúng con Tân Cương hồ hởi đi nhận thưởng. Các khán giả không
trúng thì xuýt xoa tiếc rẻ. Ngoài những người mải theo đuổi trò cá cược, tôi
thấy một số đông người ngồi chỉ để dõi theo những chú chó, với một sự tò mò,
thích thú. Tôi hỏi một ông già, tuổi ngoài 60:

"Sao bác không tham gia đánh cược""

Ông trả lời:

"Tôi đến chỉ để xem đua chó là thế nào, chứ tiền đâu mà cá cược"

"Nhưng theo bác, có nên để chuyện đua chó kèm theo cá cược này không"".

Bác ta cười rất thoải mái:

"Sao lại không" ở đây đánh cá công khai, có Nhà nước theo dõi, quản lý, vừa
hạn chế tiêu cực, vừa có nguồn thu ngân sách, hơn khối chỗ tiếng là không,
nhưng cá cược sát phạt nhau bạc triệu, bạc tỉ. Với lại ở TP du lịch này, cũng
cần có cái vui lạ một chút, để thu hút khách đến chứ". Tôi không ngờ, người
khán giả già ấy lại có suy nghĩ "thoáng" như thế.

Thật ra, ai đó từng đến xem những trận đua chó đầu tiên tại sân Lam Sơn, cũng
chỉ biết một phần trăm, hoặc phần nghìn của chuyện đua chó. Bởi còn rất nhiều
"bí mật" khác xung quanh việc đua chó như: Chó đua ở đâu, nuôi có dễ không,
giá cả bao nhiêu, làm sao để huấn luyện được chó đua..."

Với những thắc mắc trên, tôi đã tìm đến nơi làm việc của chủ dự án đua chó đầu
tiên ở VN này, tại số 12, đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp, TPHCM. Ông tên là
Nguyễn Ngọc Mỹ - Việt kiều Australia, tuổi khoảng 50. Ông Mỹ rất nhiệt tình
khi có người quan tâm đến đua chó. Ông bảo: "Chuyện "chó má" của chúng tôi có
nói cả ngày cũng không hết. Tốt nhất là mời anh xuống thăm Trung tâm nuôi và
huấn luyện của Cty tại Bà Rịa. ở đó, Cty đã nhập về 108 con chó đua từ
Australia. Giá cả à" Bình quân 2.000USD/một chú. Để chăm sóc, huấn luyện các
chú chó thông minh này, Trung tâm cần tới 60 nhân viên; trong đó Tây có, ta
có. Về chuồng trại, sân tập, chúng tôi xây dựng rất khang trang, đạt tiêu
chuẩn quốc tế..."

Quả thật, để tổ chức một sân chơi cho đua chó không đơn giản chút nào. Ông Mỹ
đã đầu tư trọn bộ dự án trên 5 triệu USD. Trong đó, 2,5 triệu USD cho đường
đua; 1,5 triệu USD cho Trung tâm nuôi và huấn luyện. Chó nhập về đây, mỗi con
được "cấp" một căn phòng ở, rộng 3m2, có giường ngủ, quạt máy hẳn hoi. Ông Mỹ
dẫn tôi tham quan khu nhà cho chó nghỉ. Những chú chó đua cao to, rất mến
khách. Tôi giật mình lùi lại, khi một chú chó nhảy chồm lên song cửa. Ông Mỹ
trấn an: "Yên tâm, giống chó đua này không hề biết cắn người. Nó đua thì giỏi,
nhưng hiền như đất ấy". Tôi hỏi: "Đưa về VN nuôi, liệu chó có quen khí hậu
không "". Ông Mỹ đáp: "Có lẽ thích hợp, vì 108 con nhập về không thấy dấu hiệu
gì là không bình thường. Đặc biệt, đã có 3 con cái đẻ được 14 con đầu tiên tại
VN". Ông Mỹ cho biết thêm, theo luật của Hiệp hội Đua chó thế giới (hiện có 17
nước tham gia), mỗi con chó đua ra đời phải có một bản lý lịch ghi rõ từ khi
phối giống, tên cha mẹ (chỉ được phối giống trong dòng họ chó đua). Lúc đẻ có
giấy khai sinh do thú y cấp... Khi chó 2 tháng tuổi, tập uống sữa bình thường
(thường là sữa cao cấp Lactogen). Sau 6 tháng, bắt đầu tập những bài tập đầu
tiên theo sự chỉ dẫn của các huấn luyện viên. Đến tháng thứ 14, dựa vào kết
quả tập luyện, những chú chó đực được cấp thẻ và được phép ra đường đua để
"hành nghề". Nếu là chó cái, thời gian sẽ ngắn hơn một năm. Chẳng phải do ưu
tiên "phái nữ", mà vì các tố chất trong con cái phát triển sớm hơn. Tiêu chuẩn
ăn của một con chó đua tại VN là 20.000 đồng/ngày. Trừ gạo, bí đỏ, rau mua ở
trong nước, còn bánh khô và thịt Kăngguru phải nhập từ Australia.

Tôi hỏi chuyện anh Trần Văn Ninh - huấn luyện viên chính của 6 chú chó; vừa
mátxa cho một chú chó, anh vừa kể: "Em là người địa phương, trước làm nghề
chăn nuôi heo, rồi chuyển sang lái xe ôm. Khi được tuyển vào đây, ban đầu cũng
định làm thử xem sao. Nhưng miết rồi... mê chó luôn". Tôi hỏi: "Huấn luyện chó
có khó không "". Anh Ninh cười thật thà: "Bình thường thôi. Cứ theo lịch định
sẵn mà làm. Một ngày dẫn chó đi bộ khoảng 10km, hai lần mátxa, một lần cho chó
bơi. Một tuần ra sân chạy một lần...". Công phu nhất là lúc chó chính thức
đua. Bác sĩ phải khám sức khoẻ và cho chó uống thuốc tăng lực. Đua xong, chó
được "chiêu đãi" một bữa ăn đặc biệt gồm thịt chín với sữa và uống thuốc bổ.
Có con đua quá sức, hết vòng đua ngất xỉu, hoặc trẹo chân, trật khớp... Tất cả
đều được đưa ngay vào phòng điều trị ở Trung tâm để vô nước biển, chụp X
quang, giải phẫu... như các VĐV thể thao thực thụ.

Tôi hỏi ông Mỹ: "Tuổi thọ của mỗi con chó đua là bao năm"" "Khoảng 7-8 năm,
thời gian đua chỉ có 4 năm". Khi giải nghệ, hầu hết chó đua đều bị "thất
nghiệp". Vì nó không có khả năng làm được việc gì khác, ngoài ...chạy đua.
Trước khi chia tay, tôi hỏi ông Mỹ: "Ông có tính đến sân chơi này sẽ thu hút
được khách nước ngoài"". Ông Mỹ hồ hởi: "Có chứ, trước hết là những cán bộ,
nhân viên nước ngoài đang công tác tại VN. Họ cũng muốn có một sân chơi, giải
trí trong những ngày nghỉ. Bằng chứng là số người nước ngoài đến xem ngày càng
đông. Ông biết không, chỉ sau hai đêm thi đấu đã có nhiều tour du lịch gọi
điện xin lịch thi đấu để tổ chức đưa khách nước ngoài đến xem. Cũng hấp dẫn
lắm chứ, vì đây là sân đua chó đầu tiên của Đông Nam á mà".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.