Hôm nay,  

Hoàng Ngọc Hiến: Đọc Văn Học Hải Ngoại (kỳ 3).

01/08/200100:00:00(Xem: 4018)
Sau đây là một cảnh trong tập hồi ký Đại học máu của Hà Thúc Sinh.
Một đám tù đương đứng tắm “chuổng cời” cạnh giếng. Bỗng nhiên quản giáo Dương xuất hiện, nhanh quá không ai kịp mặc quần áo. Những người nhanh chân nhẩy ngay đến những cái phuy đặt rải rác quanh giếng để giấu đi một phần thân thể. Bùi Vịnh, chậm chạp, khi ngó lại thì không còn cái phuy nào cả, anh đành đứng yên tại chỗ và giơ tay bụm lấy “chim”.
… Quản giáo Dương bỗng mỉm cười ác độc…. “… hắn hét bảo Bùi Vịnh: Mày bỏ tay ra và giơ cao lên cho tao coi. Thân tù, Bùi Vịnh không thể nào làm được cái gì khác hơn là tuân lệnh. Anh đứng giữa sân, hai tay giơ cao, tồng ngồng như một con vượn. Tên Dương lừ một ánh mắt khinh bỉ rồi chửi: Mày có thấy mà dơ dáng dạng hình không" Mày phải nhớ rằng mày thua một con vật xét trên mặt tư cách. Vì con vật nó còn có cái đuôi, nó biết dùng cái đuôi để che giấu đi những cái không đáng khoe ra. Mày nhìn lại mày coi…”
“Trong khi quản giáo Dương đang chửi mắng… thậm tệ thì quản giáo Hồng… từ nhà 2 bước ra phiá giếng, không cần để ý đến sự có mặt của Dương, hắn hét mấy thằng tù đang lâm nạn:
-Mặc quần áo đi vào trong nhà, tôi nói chuyện.
Quản giáo Dương nhìn Hồng uất ức ra mặt, nhưng có lẽ đã quá rõ tính Hồng nóng nảy, lại mang quân hàm trung uý trong khi hắn chỉ là chuẩn uý, hắn đành hậm hực bỏ đi một nước. Khi thấy Dương bỏ đi, Hồng quay lại đám tù cười cười nói nói một câu không ai ngờ:
-Muốn tắm nữa thì cứ tắm đi. Nhưng đừng tắm chuồng trước mặt nó. Thằng ấy nó mất vợ về tay ngụy các anh đấy. Cứ giơ b… ra trước mặt nó, nó thấy lẫm liệt, nó lại liên tưởng đến chuyện xưa và đâm uất lên.” (Đại học máu, xb năm 1985, tr. 443-444). Đây là một trong những trang thê thảm nhất của văn học Việt Nam.
Trong văn học ở trong nước cũng như ở ngoài nước, về chủ đề oán thù và giận hờn, có hai loại sách: một loại sách vô tình hay cố ý loan truyền oán thù, một loại sách thiên về sự hóa giải hận thù (không phải bằng những lời kêu gọi suông: nào đoàn kết, nào hòa giải, nào bỏ qua quá khứ…) mà bằng cách kiên trì vun trồng ở độc giả những nề nếp quán tưởng tạo ra sự tỉnh thức. Loại sau thuộc về tương lai. Chúng ta đương bước vào thế kỷ 21. Và “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của sự quán tưởng hoặc sẽ không có thế kỷ 21.” (André Malraux).
Michele Janette, bạn đồng nghiệp Mỹ cùng với tôi tham gia Đề án nghiên cứu Cộng đồng người Việt hải ngoại của William Joiner Center, trong một bài phê bình cuốn tiểu thuyết Monkey Bridge (Cầu Khỉ) của Cao Lan, có phê phán cách đọc của những độc giả thiên về “hiểu tác phẩm cốt để xác nhận những gì họ cho là đúng, là phải”, và dĩ nhiên, bỏ qua “những gì ngược lại, cãi lại” (11). Giá trị của tác phẩm có khi lại là ở những gì thách thức những thành kiến, thị hiếu của độc giả. Những tri thức tác phẩm đem đến cho họ thường lại là “những điều quen thuộc” mà họ “chờ đợi”. Mà nếu như chỉ có vậy thì giá trị khai sáng của tác phẩm văn học là ở đây vậy" Đến đây có thể phân biệt hai loại chủ đề (và hai loại giá trị) thường thấy trong những tác phẩm văn học: chủ đề có tính chất thời sự (đặc biệt là thời sự chính trị) và chủ đề có tính nhân loại phổ biến. Những người tìm đến tác phẩm văn học, lấy nó để xác nhận những quan điểm chính trị của mình, thường quan tâm đến chủ đề thời sự.
Đọc truyện Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu (12) của Trần Vũ, chủ đề thời sự được chốt lại trong câu nói của Mợ nhiếc móc đứa con gái nuôi là Nhài ở cuối truyện:
-Tôi không có con gái nên nhận lầm đứa con nuôi phản phúc! Bộ chị tôi quên đi những bất hạnh chị đem đến cho gia đình này à" Tôi làm sao quên chị đã tố khổ gia đình này, đã sui người ta tra tấn cụ Cố đến tê liệt nửa thân người, đã tra điện chồng tôi đến mất trí" (13)
Nhấn mạnh chủ đề này thì truyện của Trần Vũ chỉ là một lời tố cáo: tố cáo chế độ đấu tố trong xã hội miền Bắc trước đây. Thực ra, cảm hứng chủ đạo của truyện là ở chủ đề khác, một chủ đề có ý nghĩa nhân loại phổ biến: chuỗi nhân quả hận thù tiếp nối, hậu quả khôn lường của hận thù, sức mạnh khủng khiếp của sự tích hận… Trong truyện, chuỗi nhân quả hận thù tiếp nối ngay trong cõi đời này (không phải chờ đến kiếp sau): Cố và Thầy đánh đập Nhàn tàn nhẫn (ở đây, ngoài sự khắt khe của đạo Khổng còn có chăng động cơ sex tiềm ẩn ở hai người đàn ông), Nhàn rắp tâm trả thù: Thầy và Cố bị đấu tố và tra tấn, cùng đường Nhàn trở về nhà, bị đuổi đi, mất chốn nương thân… Sức mạnh của sự “tích hận” được miêu tả rất giỏi. Cụ Cố bị bán thân bất toại hai chục năm, chuyện cũ đấu tố cũng qua đi hai chục năm… vậy mà nhác thấy Nhàn, ở cụ già thân tàn ma dại này máu uất nổi dậy, mãnh liệt, kinh khủng: “… trời ơi – đôi mắt Cố mới toé lửa dữ dội làm sao khi Cố xoay được đầu, đăm đăm nhìn trừng về hướng tôi. Cố giương cặp mắt lớn quá khổ trên khuôn mặt xọm khô nhão nhoẹt. Đôi con ngươi muốn vỡ ra ở hai hố mắt đầy tròng trắng, lăn tăn, lia tia nhiều gân máu. Ánh mắt nhìn trắng dã mà hai mươi năm tôi trốn tránh, lúc này hiển hiện phừng phừng lửa giận trong gian nhà. Cố bị bán thân bất toại nên hai chân và nửa người dưới bất động, song nửa người trên với mười lóng tay co giật cào cấu, chụp bắt liên hồi như muốn dựng dậy cái thân xác đã tàn phế…”. Về hậu quả của hận thù, Trần Vũ thiên về việc miêu tả những thương tích mà người mang hận gây ra cho kẻ bị mình trả thù. Nhưng hận thù còn gây ra những thương tích trong tâm hồn và ngay cả trên cơ thể của chính người mang hận thù. Trong truyện, Thầy bị mất trí, hoá ngây dại vì bị “tra tấn”, Cố bị liệt vì bị “tra điện”. Thật ra, hận thù da diết họ đau đáu mang trong lòng, ngày đêm và suốt đời, thừa sức làm cho người này bị mất trí, người kia bị bại liệt. Cách nhìn của Trần Vũ về hận thù là cách nhìn hướng ngoại.

Trong bài thơ “Nguyễn Bính” của Nguyễn Bá Chung, hai câu thơ: “Nửa đời mới biết công danh hão/Giày cỏ, gươm cùn đến trắng tay”, có thể hiểu với ý nghĩa thời sự, là tác giả mượn thân phận của nhà thơ giang hồ họ Nguyễn để cảm khái tâm trạng vỡ mộng của mình và những chàng trai cùng thế hệ hiện đương long đong nơi đất khách quê người. Có thể điểm xuất phát là tâm trạng tức cảnh này. Nhưng qua sự sáng tạo nghệ thuật, nó mang ý nghĩa nhân loại phổ biến. Hình như ở thời nào và ở bất cứ vĩ tuyến nào cũng có những kẻ làm trai “gắng hời” “chút công danh” để rồi “nửa đời” mới tỉnh ra điều này.
Trong truyện Tật Nguyền, của Nguyễn Ý Thuần (16), sau năm năm ở Mỹ, nhân vật xưng “tôi” có cảm tưởng chung về trạng thái nhân thế trong cộng đồng người Việt ở Mỹ như sau:
“Năm năm ở Mỹ, vật lộn với đủ thứ nghề và lang thang trên những vùng đất xa lạ, tôi đâm ra ngán ngẩm sau khi tiếp xúc với một số cộng đồng tị nạn. Hầu hết đều khoác lên người một thứ gì đó – như lớp quần áo giấy – để sống, để khỏi khuất lẫn vào đám đông. Bằng quá khứ cũng có, bằng chức vụ hay bằng cấp…. Nhưng tựu trung, chỉ nằm trong vòng thỏa mãn tự ái cá nhân hay khỏa lấp mặc cảm. Nói cho cùng, tôi vẫn gặp một số người sống bằng cả tấm lòng. Ở thiểu số này, ranh giới giữa suy nghĩ riêng tư và cuộc sống ở đây hoàn toàn cách biệt. Họ âm thầm thực hiện hoài bão. Như những đốm lửa lạc loài trong đêm văn minh quá mức. Với họ – những đốm lửa nhỏ nhoi đó – điểm ra đi là nơi trở về…” (17)
Thế nào là “mặc quần áo giấy”" Có thể lấy nhân vật Vũ làm ví dụ: một con người có…, có…, có…, gì cũng có. Có job, có học vị, có gia đình, có nhiều chức vụ… lại có tên trên nhiều tờ báo…”… Thơ có, truyện có, phê bình có, quan điểm có… Vũ viết đủ loại… Tất cả những bài viết đều thòng theo một chức vụ trước cái tên. Khi thì học giả, lúc thì giáo sư, lúc thì nhà văn… kỹ sư… Và đau lòng hơn nữa là những điều viết ra đều trái ngược với chức vụ thòng theo. Rõ ràng hai thứ chẳng ăn nhậu gì với nhau cả. Bỏ một bài phê bình sách được ký tên bởi một ông Vũ kỹ sư xuống, tôi lại cầm lên đúng bài khảo cứu khoa học của ông Vũ nhà văn. Tôi thở dài quay sang Vũ, bộ quần áo đang mặc trên người nó tự nhiên giống hệt bộ quần áo giấy…” (18).
Tác giả truyện Tật Nguyền đã nêu được một đặc biệt quan trọng trong lối sống, trong thế thái nhân tình của một số “cộng đồng tị nạn”. Nhưng không chỉ có vậy. Nếu chỉ có vậy, tác giả chỉ là người quan sát giỏi sinh hoạt và lối sống những cộng đồng tị nạn của mình. Và bước thêm một bước nữa, triền miên với những nét dị biệt của những cộng đồng này, tác giả có cơ trở thành nhà văn của ghetto. Nhưng trong truyện Tật Nguyền, còn một chủ đề khác có ý nghĩa nhân loại phổ biến: đó là chủ đề “hội chợ phù hoa”; tên này lấy từ nhan đề một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn Anh Thackeray: Vanity Fair (Hội Chợ Phù Hoa). Chốn đô hội nào mà chả có phương diện hội chợ của nó. Hội chợ nào mà chả đông người mặc áo giấy. Ở đâu không biết, ở Hà Nội, Sài Gòn, tôi thấy đám người mặc áo giấy đông nhung nhúc. Gọi Nguyễn Ý Thuần là “nhà văn cộng đồng tị nạn Việt Nam hải ngoại” thì có đúng không"
(còn tiếp)
Hoàng Ngọc Hiến.
Chú thích của tác giả:
(1) Văn Học[Cali], số 109, năm 1995, trang 21.
(2) Nguyễn Bá Trạc: Chuyện một người di cư nhức đầu vừa phải (nhà xb Văn Nghệ, Cali, 1993, trang 214)
(3) Xem Nguyễn Mộng Giác: Mùa Biển Động, Văn Nghệ, 1989, bộ I, trang 48.
(4) Xem Mùa Biển Động, bộ III, trang 1780.
(5) Nguyễn Bá Trạc: Ngọn Cỏ Bồng, 1995, trang 419.
(6) Kiệt Tấn: Nụ Cười Tre Trúc, Văn Nghệ, 1987; trang 120.
(7) Đăng trong tập truyện Khánh Trường: Có Yêu Em Không" Tân Thư, 1997.
(8) Nhất Hạnh: Thiết Lập Tịnh Độ (Kinh A Di Đà thiền giải). Lá Bối, 2000, trang 119.
(9) Xem bài “Nhìn lại những trang viết cũ” của Nguyễn Mộng Giác, Việt số 5, năm 2000, trang 164.
(10) Nhân chi sở dĩ dị ư cầm thú giả, ky ky. Xem Mạnh Tử (tập hạ), bản dịch Đoàn Trung Còn, nhà xb Thuận Hoá, Huế, 1996, trang 48.
(11) Dẫn từ bài “Guerilla Irony in Lan Cao’s Monkey Bridge”, của Michele Janette (sẽ công bố trên tạp chí Mỹ Contemporary Literature [Văn học đương thời].
(12) Đăng trong tập truyện Ngôi Nhà Sau Lưng Miếu, Thời Văn, 1990.
(13) Sách đã dẫn, trang 253.
(14) Sách đã dẫn, trang 239.
(15) Nguyễn Bá Chung: Tuổi ngàn năm đến từ tuổi sơ sinh. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1999, trang 49.
(16) Đăng trong Nguyễn Ý Thuần: Tối tháng Năm tại quán ăn đường Fifth.Văn Nghệ, 1989.
(17) Sách đã dẫn trang 189
(18) Sách đã dẫn trang 195.
(Tin Văn kỳ tới, Hoàng Ngọc Hiến: Đọc Văn Học Hải Ngoại. Phần II: Cái Hoàn Hảo lơ lửng tỏa ra từ lối sống của cộng đồng).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.