Hôm nay,  

Phóng Sự Điều Tra - Nơi Vắng Bóng Công Lý

28/04/200100:00:00(Xem: 5178)
Đó là một ngày Chúa Nhật đẹp trời trong năm mặc dầu buổi sáng trời khá lạnh và có ít mây mù. Mấy cô bé con tha hồ đùa nghịch trong phòng khách dành cho phụ nữ tại nhà thờ Tin Lành nằm trên đuờng số 16 tại Birmingham, tiểu bang Alabama.

Buổi học giáo lý sáng ngày Chúa Nhật vừa kết thúc và điều đó có nghĩa là lũ trẻ con sắp được bố mẹ dẫn vào siêu thị để được đi mua sắm những món hàng mà chúng ưa thích, hay đuợc vào vui chơi trong những công viên trẻ em của các trung tâm mua sắm. Bọn trẻ đứa nào cũng vui như hội. Không khí bình an của giáo đuờng làm cho mọi người đều cảm thấy tâm hồn của họ thực sự bình an và hạnh phúc. Không ai ngờ rằng tai họa cùng với qủy sa tăng đang đến gần.

Ngay bên ngoài giáo đường, một gói hàng bí mật đã được đặt trên lối đi dẫn vào nhà nguyện. Đuợc dấu đằng sau lưng một bụi hoa magnolia, gói hàng chứa bên trong của nó hơn 15 thỏi chất nổ loại cực mạnh. Trong khi đó các cô bé Dennis McNair, Cynthia Wesley, Addie và Sarah Collins cùng với bé Carole Robertson tuổi từ 11 đến 14 tuổi đang chải lại những mái tóc và săm se những bộ váy đẹp của mình.

Trong cuốn sách mới được xuất bản có tựa đề là Carry Me Home, nhà văn Diane McWhorter, vốn sinh trưởng và lớn lên tại Birmingham đã viết lại những khoảnh khắc đó như sau: "Do có sự thay đổi, một giáo sư giáo lý bảo một nữ sinh 15 tuổi tên là Bernadine Mathews ra gọi tất cả các cô bé vào lại trong lớp học. Mấy cô bé đang ham chăm chút các mái tóc của mình không thèm nghe lời gọi của Bernadine khiến cho Bernadine phải nghiêm giọng nói lớn:" Cynthia, những đứa trẻ con nào không tuân lời dạy của Thuợng Đế sẽ chỉ được sống một nửa cuộc đời mà thôi".

Đúng 10 giờ 22 phút sáng, gói hàng bí mật phát nổ dữ dội. Ngôi giáo đuờng chìm trong khói lửa. Một người đang ngồi trong xe hơi của mình bị sức nổ ném văng ra khỏi chiếc xe.

Trong tầng hầm, Sarah Collins nằm bất động trong bóng tối và chung quanh cô bé là những đống gạch vụn. Hình ảnh cuối cùng mà cô bé thấy được là Addie, qua cánh cửa của phòng vệ sinh, đang buộc lại chiếc dây lưng màu tím bằng vải cho Denise McNair. Sarah cố gọi chị: "Addie, Addie, Addie". Tuy nhiên các cô bé Addie, Denise, Carole và Cynthia đều đã chết. Các cô bé đã chết tức khắc ngay sau vụ nổ. Nhiệt độ khủng khiếp của vụ nổ đã làm biến dạng khuôn mặt của các nạn nhân. Xác chết nào cũng có khuôn mặt nhăn nheo của các bà cụ già. Khung cảnh đó đã làm cho nuớc Mỹ và cả thế giới chấn động bàng hoàng và khiến cho người Mỹ và cả thế giới phải tự đặt lại vấn đề kỳ thị chủng tộc và dân quyền của nguời da đen tại Mỹ.

38 năm đã trôi qua, Hoa kỳ vẫn là một quốc gia nơi nạn kỳ thị chủng tộc là một căn bệnh ung thư bất trị. Nguời da đen tại Hoa kỳ vẫn tự hỏi phải chăng công lý của nuớc Mỹ chỉ dành riêng cho nguời da trắng. Những người có lương tâm vẫn thường tự hỏi liệu bao nhiêu lâu nữa thì trang sử nô lệ da đen khởi phát từ đám chủ nông quý tộc ở miền nam mới vĩnh viễn được vứt vào đống rác của lịch sử.

Tại Cincinatti, Ohio cách đây hai tuần, lệnh giới nghiêm đã đụơc ban hành để đề phòng các cuộc biểu tình bạo động. Những cuộc biểu tình này có nguy cơ bùng nổ sau khi cảnh sát bắn chết một thanh niên da đen không có vũ khí. Tại Missisippi dân chúng bỏ phiếu tán thành việc giữ lại biểu tượng cũ của miền nam trên lá cờ của mình. Biểu tượng này gắn liền với quá khứ chủ trương chế độ nô lệ và cũng là dấu hiệu được bọn phân biệt chủng tộc Ku Klux Klans dùng làm huy hiệu của chúng. Tại Alabama, một bồi thẩm đoàn đã đuợc chọn để xét xử một tên Ku Klux Klan tên là Thomas Blanton, năm nay đã 62 tuổi, vì tội đã đặt chất nổ giết chết bốn cô bé gái da đen nói trên vào năm 1963.

Vụ án Alabama sẽ làm hiện lại những bóng ma đen tối của dĩ vãng và nhiều người da đen đã phải tự hỏi vì sao phải mất hàng nhiều chục năm truớc khi vụ án được mang ra xét xử. Chỉ có bốn nghi can bị bắt và trong đó chỉ một mình nghi can Robert Chambliss bị đưa ra xét xử vào năm 1977. Một nghi can khác đã chết, một nghi can nữa là Frank Cherry 71 tuổi vì bệnh hoạn nặng đã không thể ra truớc tòa được.

Carolyn McKinstry có mặt trong nhà thờ vào ngaỳ xảy ra vụ nổ năm 1963. Lúc đó cô mới có 14 tuổi và là nữ sinh phụ trách phần điểm danh học sinh của lớp giáo lý. Hiện nay McKinstry không biết rằng mình hay các nhân chứng khác có được mời đến tham dự phiên toà xét xử nghi can Blanton hay không. Theo ghi nhận riêng của McKinstry thì mặc dầu vụ án tại Birmingham đã làm cho cả thế giới phải bàng hoàng phẫn nộ thì lại có một sự im lặng đáng chú ý trong cộng đồng thành phố Birmingham. Tuy nhiên dù thời gian có trôi đi thì niềm dau về những cái chết năm xưa vẫn chưa thể nguôi ngoai trong lòng những người da đen địa phuơng.

Cũng theo McKinstry thì nếu các nạn nhân là người da trắng thì chắc chắn sự việc đã diễn biến theo một chiều hướng khác, và những tên tội phạm đã phải đền tội xứng đáng. McKinstry cho rằng công lý đã không hề tồn tại cho người da đen vào năm 1963 và không hy vọng gì hiện nay công lý sẽ được thực hiện cho các nạn nhân đã chết.

Do tình hình đấu tranh dữ dội của người da đen tại Hoa kỳ vào những năm 1960, tổng thống Lyndon Johnson đã ra lệnh thành lập uỷ ban điều tra đặc biệt. Kết quả của cuộc điều tra được thông báo vào năm 1968 đưa ra một kết luận đáng sợ: "Nếu tình hình hiện tại cứ tiếp diễn thì nước Mỹ sẽ chia làm hai thành phần. Một trắng và một đen hoàn toàn cách biệt nhau về quyền lợi và tư cách xã hội". Vào năm 1998 một ủy ban khác tiếp nối công việc điều tra của uỷ ban nói trên đã khẳng định rằng: "Nuớc Mỹ ngày hôm nay có hai xã hội khác nhau trong một xã hội. Một xã hội trắng và một xã hội đen".

Trong khi thành phần da đen trung lưu ngày càng tăng và có nhiều người da đen đã thoát khỏi các khu phố da đen nghèo nàn. Vấn đề này lại càng làm cho vấn nạn người da đen thêm nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người không thể thoát khỏi các "vũng lầy của xã hội" đó. 1/3 người da đen sống dưới mức nghèo khổ và lợi tức của người da đen chỉ bằng 60% lợi tức của một ngươì da trắng có cùng công việc và bằng cấp. Cứ bốn thanh thiếu niên da đen thì có một người đang ngồi tù, đang bị quản chế hay vừa mới được tha từ nhà tù.

Tuy nhiên mọi việc không phải điều gì cũng tồi tệ. Một người da đen tên là Richard Wilkins năm nay 69 tuổi hiện là giáo sư sử học và văn hóa tại đại học George Manson University ở Virginia. Theo Wilkins thì ông sinh ra và lớn lên trong các khu phố da đen tồi tàn năm xưa. Nhưng hiện nay con gái của ông được theo học tại một trong các trường trung học lừng danh nhất của thủ đô Washington và bản thân ông là một giáo sư đại học. Điều này cách đây 40 năm không thể nào xảy ra tại Mỹ. Theo Wilkins thì xã hội Mỹ đã thay đổi nhiều kể từ khi ông lớn lên. Tuy nhiên Wilkins cũng cho rằng tệ nạn phân biệt chủng tộc có gốc rễ sâu xa trong lịch sử Hoa kỳ và không thể dễ dàng mất đi được.

Việc tổng thống G. Bush được bầu đối với nhiều người da đen không phải là một tin vui. Chín trong 10 người da đen đều bầu cho ứng cử viên Al Gore. Nhưng Bush đã tìm cách tạo một bộ mặt mới cho chính phủ của mình bằng cách chỉ định Colins Powell và Condoleezza, đều là người da đen, vào các chức vụ ngoại giao cao cấp nhất của chính phủ của ông. Thêm vào đó Bush cũng tài trợ cho các giáo hội để thông qua các giáo hội này cung cấp các dịch vụ của chính phủ dành cho người da đen.

Chính Bush thừa nhận rằng: "Tham vọng của người Mỹ bị giới hạn bởi vì nhiều người không học hành được đến nơi đến chốn, bởi những thành kiến có gốc rễ sâu xa và bởi nguồn gốc sắc tộc của mình. Đôi khi sự khác biệt giữa các người Mỹ trầm trọng đến nỗi dường như họ cùng sống chung trên một lục địa chứ không phải trong cùng một quốc gia". Tuy nhiên tổng thống G. Bush tuyên bố rằng ông sẽ nỗ lực để xây dựng một nuớc Mỹ duy nhất trong đó mọi người đều được hưởng công lý và cơ hội đồng đều.

Sau đó Bush đã ra lệnh cho bộ trưởng tư pháp của mình là John Ashcroft làm mọi cách để chận đứng tình trạng lập hồ sơ phân biệt chủng tộc, và đặc biệt là lưu ý việc làm của các lực lượng cảnh sát Mỹ. Hiện tại cảnh sát Mỹ làm việc dựa trên lý thuyết rằng tội phạm có liên quan đến các cộng đồng sắc tộc, đến màu da. Ví dụ cảnh sát Mỹ cho rằng một số chủng tộc thường hay tiến hành các loại tội ác đặc thù nào đó.

Theo một nhà văn da đen Hoa kỳ là Kenneth Meeks thì người da đen tại Mỹ bị đánh giá dựa trên màu da của họ. Và rất nhiều khi màu da cũng được xem đồng nghĩa với tội ác. Người da đen thường bị coi là tội phạm bất luận khi họ đang đi trên đường phố, khi đang lái xe hay thậm chí khi đang xem ti vi trong nhà riêng của mình. Khi các cuốn phim Hollywood muốn tạo ra một nhân vật phản diện điển hình nào đó, đa phần các nhân vật này là người da đen. Nhà văn này cũng khuyên các thanh thiếu niên da đen những gì nên làm khi đối diện với cảnh sát như đứng yên không nên đút tay vào túi, không bỏ chạy. Nếu không hậu quả sẽ giống như trường hợp của thanh niên da đen tại Cincinatti vừa qua, là bị cảnh sát bắn chết từ sau lưng.

Thanh niên da đen nói trên là Timothy Thomas 19 tuổi đã bị bắn chết. Trước tiên anh ta bỏ chạy, và bị bắn sau khi cảnh sát chận lại được. Thomas hoàn toàn không có vũ khí. Anh ta là nạn nhân da đen thứ 15 đã bị cảnh sát bắn chết tại Cincinatti kể từ năm 1995. Thành phố này có 43% dân số là người da đen. Những nhà lãnh đạo tôn giáo tại Cincinatti đã kêu gọi những người da đen biến cơn giận dữ của mình thành những hành động cụ thể buộc chính phủ thay đổi chính sách, chứ không nên bạo động.

Đoan Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.