Hôm nay,  

Vn Dưới Mắt 1 Ls Mỹ: Nghèo Kinh Khủng

23/01/200000:00:00(Xem: 4886)
NỮU ƯỚC.- Nhật báo Wall Street Journal hôm Thứ Sáu có đăng một bài báo của ông Craig Thomas, luật sư, về hiện tình của cuộc sống ở Việt nam. Ký giả Craig Thomas đã sống ở Việt nam 4 năm và sau đây là bài ông viết.
Tôi nghĩ rằng không bao giờ tôi quên được người phụ nữ có vẻ mỏi mệt mà tôi đã gặp tại một làng ngư phủ nhỏ ở miền Trung trong những ngày đầu của dự án nghiên cứu của tôi. Đứng ngoài căn nhà nhỏ xiêu vẹo của bà, bà nói với tôi các nỗi cực nhọc của bà để nuôi sống 10 đứa con của bà, trong số đó chỉ có hai đứa là được đi đến trường học, chính bản thân bà cũng không bao giờ biết viết và biết đọc.
Và khi tôi đi vào các nhà khác trong làng thì tôi không còn ngạc nhiên gì về câu chuyện của người đàn bà đó nói với tôi. Tại đây có một sự nghèo nàn về tinh thần và vật chất, hoàn toàn trái ngược với những gì mà tôi biết khi tôi sống và làm việc ở Hà nội và Saigon. Sau 4 năm sống trên đất nước nầy, tôi rất lấy làm khó chịu mà thấy rằng thật tình tôi chẳng biết gì nhiều về những điều kiện sanh sống hiện nay của người dân Việt nam.
Tôi đã đến Việt nam vì bất ngờ hơn là vì đã có toan tính trước. Tốt nghiệp từ trường Đại khọc luật khoa ra trong khi thị trường lao động ở Mỹ yên tịnh, làm cho việc tôi muốn tìm một công việc với lương cao khó có thể tìm thấy được, Trở về nhà ở Alabama không phải là một giải pháp tốt, nên khi có cơ hội đi làm ở Việt nam thì tôi nhận lấy ngay mà không phải suy nghĩ gì thêm. Làm việc như một luật sư ở Việt Nam chắc chắn là dễ dàng hơn là phải mài đũng quần 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày với bất cứ một công ty nào ở Mỹ.
Giống như phần lớn các người Mỹ khác, tôi chẳng biết gì nhiều về Việt nam, ngoại trừ những gì tôi đọc trên các sách nói về chiến tranh Việt nam. Ngoài ra chỉ biết mang máng rằng Việt nam đang bị cộng sản cai trị và là một quốc gia nghèo nhứt trên thế giới. Tôi chẳng biết tí gì về Việt nam sau năm 1975.
Giống như phần đông các người Mỹ khác, trước khi tôi lấp được cái lỗ trống về sự hiểu biết của tôi với những cảm tưởng mà tôi thu lượm đươc trong thời gian tôi làm việc với một công ty ngoại quốc - những cảm tưởng mà sau nầy tôi nhận thấy rằng chẳng hoàn toàn đầy đủ.
Tới Việt nam năm 1995, tôi nhận thấy đất nước nầy đang lên. Chính sách đổi mới hay cải cách kinh tế, đang được nhắc tới nhiều và làm cho Việt nam trở thành hướng tới của tư bản ngoại quốc.
Các cao ốc dùng làm văn phòng, các khách sạn mọc lên khắp nơi. Người ta thấy bầu không khí lạc quan nở rộ. Việc cấm vận của Hoa kỳ vừa được bãi bỏ và đất nước như lúc nhúc đầy những nhà đầu tư ngoại quốc sẵn sàng xí một phần của con cọp mới ở Á châu.
Công việc đầu tiên của tôi là với một công ty luật của người Pháp ở Hà nội. Tôi được ở trong một biệt thự thật đẹp trên con đường Trần hưng Đạo với một xe hơi và tài xế đặt duới quyền sử dụng của tôi. Lớn lên với một bà mẹ phải lao động, tôi nhận thấy mình có được sự xa xỉ khi có một người lo săn sóc nhà cửa suốt ngày. Bà Yến lo chăn mùng cho tôi, giặt giũ cho tôi, bưng cơm cho tôi ăn làm như tôi là một lãnh chúa. Qui chế của tôi thình lình thay đổi từ một người Mỹ trung lưu trở thành một con người xa đất nước được ưu đãi. Cuộc sống rất là tốt đẹp với tháng ngày trôi qua làm cho nghĩ rằng tôi đã biết được Việt nam thật sự rồi.

Cũng như nhiều người Mỹ khác tôi có nhiều bạn Việt nam. Tánh tình vui vẻ và có giáo dục, phần lớn các bạn đó nói được tiếng ngoại quốc. Thường họ làm việc cho các công ty ngoại quốc, họ tin tưởng vào những con số thống kê mà tôi nghe nói về sự nghèo khổ của Việt nam. Mặc dầu lợi tức bình quân đầu người là lhoảng 200 mỹ kim/năm, các ông bạn của tôi ăn mặc thanh lịch, đi những xe gắn máy đắt tiền và sử dụng những kiểu điện thoại lưu động mới nhứt. Lẽ dĩ nhiên tôi cũng gặp những người Việt nam ít may mắn hơn, nhưng tôi thấy họ cũng không có gì khổ cực lắm. Mặc dầu có người này khá hơn người khác, nhưng tôi nghĩ rằng mọi người ở Việt nam ít nhiều gì cũng được hưởng sự phồn thịnh đang lên của đất nước.
Sau một thời gian ngắn làm việc như một luật sư ở Việt nam, ánh sáng đầu tiên bắt đầu mờ đi một ít. Trong khi các sự cải cách của đất nước có được những bước tiến trong việc cởi mở cho nền kinh tế thì phần lớn mọi việc đều như trước. Tôi bắt đầu được biết tình trạng tham nhũng cố hữu và những khó khăn trở ngại mà các nhà đầu tư ngoại quốc gặp phải tại Việt nam. Tôi rụt rè khi phải tính tiền cho những giờ làm việc để giúp các thân chủ muốn tuân theo các chỉ thị bất thường hay các qui chế qui định các hoạt động của họ ở Việt nam.
Tuy nhiên, sau hai năm ở Việt nam tôi có cảm giác rằng mặc dầu có những khúc quanh vòng vo, đất nước cũng vẫn đi theo đúng hướng. Cùng với đất nước, tình thế của tôi tiếp tục được cải thiện đến năm 1997, khi tôi được muớn để làm việc tại văn phòng ở Saigon của một trong những công ty luật pháp danh tiếng nhứt thế giới.
Năm 1998 cuộc hành trình của tôi cũng như của việc đầu tư nở rộ chấm dứt ở Việt nam. Cuộc khủng hoảng tài chánh ở Á châu phối hợp với sự nản chí của cộng đồng đầu tư ngoại quốc chích xẹp cái bong bóng lạc quan bao trùm đất nước. Đối với Việt nam sự phối hợp đó có nghĩa là một sự suy sụp hẳn của đầu tư ngoại quốc và sự trở lại với một nền kinh tế khó khăn cũ. Đối với tôi là một sự thiếu việc làm, vì thiếu thân chủ nên công ty của tôi phải hạn chế các hoạt động của mình lại.
Chưa sẵn sàng rời khỏi Việt nam và nản chí về việc hành nghề luật sư, tôi quyết định thử một đường lối làm việc mới. Tôi thường ganh tị với các bạn tôi được làm việc với các tổ chức phi chính phủ. Họ bận quần jeans để làm việc và ngồi thảo luận chung quanh những đề tài mà tôi nghĩ là có nhiều ý nghĩa hơn. Tôi bèn đem ý nghĩa muốn đổi nghề của tôi với một người bạn trong nột tổ chức NGO (tổ chức phi chánh phủ). Tôi liền được đề nghị một việc làm như là cố vấn cho một dự án nghiện cứu về trẻ em sanh ra nhưng không có đăng ký khai sinh ở Việt nam.
Cuộc nghiên cứu chú tâm vào những thành phần bị bỏ rơi nhứt trong xã hội Việt nam: những trẻ bụi đời, các di dân, và người nghèo khổ. Mặc dầu tôi đã sống ở Việt nam bốn năm rồi, nhưng số người đó chưa bao giờ lọt vào con mắt quan sát của tôi. Nhìn kỹ vào vấn đề buộc tôi phải duyệt lại sự hiểu biết của tôi đối với đất nước Việt nam và cuộc sống đầy ưu thế mà tôi đang thụ hưởng.
Quận 1 của Saigon là khu Mahattan của Việt nam. Trong quận nầy có nhiều cao ốc mới cho mướn làm văn phòng cũng như nhiều tiệm ăn tiệm rượu sang trọng. Đây là nơi mà người ngoại quốc làn việc và ăn chơi. Con đường chính của nó, đại lộ Nguyễn Huệ. đã có một bộ mặt khác hẳn so với 5 năm trước và làm cho người ta có cảm tưởng một sự trù phú. Nhung tôi ngạc nhiên mà thấy rằng phần lớn những người nghèo nhứt cũng ở trong Quận 1 nầy, chỉ cách những nơi sang trọng vài bước. (còn nữa)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.