Hôm nay,  

Mỹ-Việt: 20 Năm Bắt Tay

21/02/201500:00:00(Xem: 3304)
Năm 2015 là năm kỷ niệm 20 năm Cộng Hoà Xã hội chủ Nghĩa VN bang giao với Liên bang Hoa kỳ. Nhiều dấu chỉ cho thấy năm 2015 là năm thứ 20 Washington-Hà nội đã bắt tay nhau nhưng vẫn còn lỏng lẻo. Điều này có thể thấy qua một số sự kiện và thời sự sau.

Một, về Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP. Thực tiễn tình hình tương quan Mỹ và VNCS không lạc quan như lời của Thứ trưởng Ngoại Giao Hà Kim Ngọc của VNCS tuyên bố, trong cuộc tại hội thảo hôm 26/1/2015, với khẩu hiệu do Hà nội trương lên “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa”. Thứ trưởng Ngọc “hồ hởi, phấn khởi” phát biểu đầy lạc quan và chủ quan về điều Ông bệ vệ gọi là "cam kết của cả Việt Nam và Hoa Kỳ về việc hoàn thành đàm phán Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP trong năm nay" (2015).

Sự thật không phải vậy mà tệ hơn vậy nhiều. Không biết ô Thứ Trưởng Ngoại giao Hà kim Ngọc có lộng ngôn, cường điệu cam kết hay không, chớ Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng cầm đầu chánh phủ cũng chưa thấy lần nào cam kết, vì còn nhiều điều kiện bất lợi cho VN liên quan đến hiệp ước mà Hà nội đang đòi hỏi, phải chờ “ở trên” Bộ Chánh trị chỉ đạo.

Còn phía Mỹ từ cựu Đại sứ Michael W. Mihalak đến tân đại sứ Ted Osius là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, chưa bao giờ thấy hai ông tuyên bố bộp chộp theo kiểu tuyên truyền khoa trương như vậy. Hai ông chưa bao giờ nói cam kết, mà chỉ nói có thể, sẽ cố gắng vì biết vai trò mình chỉ là một đại sứ, chớ không phải là người quyết định sách lược ngoại giao của nước Mỹ.

Là đại sứ Mỹ quí vị này biết cho đến bây giờ Hành Pháp tiêu biểu là tổng thống hay bộ ngoại giao chưa xin, Quốc Hội chưa xét cấp cho tổng thống "quyền đàm phán nhanh" trong việc ký hiệp ước TPP. Tức là, nếu Hành Pháp ký với Hà nội, thì hiệp ước TPP đó sẽ phải chuyển trình cho Quốc Hội thảo luận, biểu quyết, phê chuẩn thì mới có giá trị đối với Mỹ. Trên phương diện hiện tình tương quan giữa Quốc Hội và TT Obama, trong 2 năm chót của nhiệm kỳ hai của TT Obama, Quốc Hội lưỡng viện đều do Cộng Hoà nắm đa số, khó có hy vọng Quốc Hội dễ dàng cấp "quyền đàm phán nhanh" cho TT Obama và việc phê chuẩn TPP với sự tham gia có một số đặc miển về tiêu chuẩn kinh tế thị trường còn hạn chế của Hà nội.

Hai, về “Đối tác toàn diện” giữa Washington và Hà nội. Hà nội trong chuyến công du của Chủ Tịch Trương tấn Sang sang Mỹ gặp TT Obama, hai bên đã ký thoả ước “Đối tác toàn diện”. Danh nghĩa của văn kiện này nghe sướng lỗ tai với chữ “toàn diện” tức mọi mặt, nhưng thực chất không có hiệu năng thực tế thi hành bằng “đối tác chiến lược”. Vì “đối tác chiến lược có sẵn định chế thi hành, thực hiện, trong khi “hỗ tương toàn diện” thì không. Do vậy, thí dụ Mỹ muốn bán vũ khí sát thương quan trọng gì cho VN, viện trợ gì cho VN, với hỗ tương toàn diện thì hai bên phải bàn cách thi hành cho từng vụ, từ A tới Z, rất mất thì giờ và công sức. Còn “Đối tác chiến lược” là có sẵn định chế, cứ thế mà làm.

Ô Thứ Trưởng Hà kim Ngọc làm chức thứ trưởng ngoại giao là một chức vụ chuyên môn nhiều hơn chánh trị lẽ ra phải biết điều căn cơ đó. Và với tư cách là chuyên viên tham mưu cho Bộ Ngoại Giao, cho chánh phủ lẽ ra Ông phải bám sát tinh lý của chính sách của Nhà Nước, khi thấy đích thân hai Chủ Tịch Nước từ Ô. Triết đến Ô. Sang lúc nào gặp TT Bush hay TT Obama đều “tranh thủ” Washington ký “đối tác chiến lược” với Hà nội, mà cho đến bây giờ Mỹ vẫn không đồng ý, chỉ ký hỗ tương toàn diện thôi.

Ba, suốt gần 7 năm làm tổng thống Mỹ, gần 4 năm chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương, TT Obama chưa dành cho Hà nội một chuyến viếng thăm chánh thức. Chủ Tịch Trương tấn Sang, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng khi thì chánh thức, lúc thì bên lề các hội nghị quốc tế không ngưng long trọng mời mà TT Obama chỉ “hứa” mà không “hẹn” thời điểm cụ thể sang viếng thăm VN.

Ngay như Ngoại Trưởng Kerry, một quân nhân từng tham chiến ở VN, trở thành một nhân vật Phản Chiến, chống Mỹ tham chiến ở VN, được Đảng Dân Chủ ủng hộ làm thượng nghị sĩ, chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại, triệt để ủng hộ Mỹ bang giao, giao thương với VN, cũng mới một lần sang VN với tư cách ngoại trưởng. Món quá tái ngộ với Hà nội của Ông cũng dè xẻn, quá khiêm tốn. Trong chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 12 năm 2013, ông John Kerry thông báo Mỹ sẽ hỗ trợ cho Việt Nam một ngân khoản trị giá 18 triệu đôla giúp huấn luyện và cấp 5 tàu tuần duyên cho Việt Nam.

Và khi giải ngân và giao vật, Ông Puneet Talwar, Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị vẫn khẳng định,"Chính sách chung của chúng tôi đối với Việt Nam là Mỹ ủng hộ một quốc gia Việt Nam hưng thịnh và độc lập, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chúng tôi tin rằng việc tôn trọng nhân quyền sẽ giúp Việt Nam lớn mạnh hơn.”Nhân quyền vẫn là “trở ngại trung tâm” trong bang giao Washington- Hà nội.

Việc Ngoại Trưởng Kerry chỉ mới đi lần đầu VN, chỉ “chi viện” cho Hà nội 18 triệu và 5 tàu tuần duyên như miếng bánh mì vụn của cái hamburger ăn nhanh của người Mỹ bình dân. Thêm vào đó việc TT Obama được hai chủ tich nước Nguyễn minh Triết, Trương tấn Sang hết lòng, long trọng mòi thỉnh thăm VN, mà TT Obama không hẹn cụ thể cho thấy VNCS chưa phải là một con xe, con pháo, mà chỉ còn là con chốt trong bàn cờ chiến lược Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương.

Bốn và sau cùng, việc Washington-Hà nội bắt tay nhau chặt như đồng minh, chắc còn lâu. Trục trặc từ thái độ hai phía. Đảng CSVN lo sợ đi với Mỹ là mất đảng, nên thà đi với TC mất đất nhưng vẫn còn được cầm quyền ít nhứt một thơi gian, còn hơn, mất đảng là mất tất cả. Tự do, dân chủ, nhân quyền là quyền lực mềm, là giá trị nhân bản, là giá trị chánh trị có tính tổng hợp, là khắc tinh, là huỷ thể của độc tài, chuyên chính. CSVN biết tiến trình, diễn biến của tự do, dân chủ, nhân quyền VN là một qui trình không thể đảo ngược được nữa. Do vậy Đảng CS muối mặt quyết định đi với TC để còn đảng hầu “thu vén cuối đời”.

Thêm vào đó Đảng CSVN biết dù muốn đi với Mỹ như đồng minh của Mỹ như Phi Luật Tân, Nhựt bổn, Nam Hàn, cũng không được. Vì theo truyền thống chánh trị và tinh lý hiến pháp, luật pháp, chánh quyền Mỹ chưa bao giờ đồng minh với một chế độ CS, chỉ đối tác ngoại giao, giao thương, chiến lược từng phần là quá lắm rồi./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.