Hôm nay,  

Mong Đợi Bà Suu Kyi?

16/11/201400:00:00(Xem: 3040)
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng đối lập NLD của Miến Điện, một thời là nơi tin cậy của các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền toàn cầu. Tuy nhiên, khi đất nước Miến Điện chuyển êm ái từ chế độ quân phiệt sang dân chủ (hãy tạm gọi là một lộ trình tự dò dẫm, tự tìm kiếm), hình ảnh bà Kyi không nổi bật như giới dân chủ Tây Phương mong đợi.

Bà là nhà hoạt động dân chủ kiên cường khi dân tôc bị giới quân phiệt ép bức, nhưng khi sự ép bức gỡ dần ra, bà trở thành một nhà chính trị không ngoan, tránh né những vấn đề có thể làm tan vỡ khối người ủng hộ bà.

Trong 21 năm bị nhà cầm quyền quân phiệt quản chế, bà Kyi, người được Giảỉ Nobel Hòa Bình 1991, thế giới nhìn về bà như ngọn hải đăng đấu tranh dân chủ. Và bây giờ, nhiều nhà phân tích Hoa Kỳ ngờ vực về phương pháp hoạt động của bà, khi có vẻ thỏa hiệp với khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của đa số quần chúng, và tránh các vấn đề nhân quyền nhức nhối của các nhóm thiểu số bị áp bức bất công ở Miến Điện, từ chuyện người Hồi giáo trong đất nước đa số là Phật tử, cho tới chuyện sắc tộc thiểu số Rohingya.

Báo Eleven Myanmar kể rằng Thủ Tướng Úc Tony Abbott, khi tới thủ đô Miến Điện Nay Pyi Taw để dự Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 25, đã tới thăm bà Aung San Suu Kyi, Chủ tịch Liên Đoàn Dân Chủ (National League for Democracy - NLD) hôm 12-11-2014 tại trụ sở Ủy Ban Pháp Quyền trong Quốc Hội Miến Điện. Bà Suu Kyi là Chủ tịch Ủy ban này trong Hạ Viện.

Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng sẽ thăm bà Suu Kyi tại tư gia của bà ở Yangon vào ngày 14-11-2014.

Các buổi gặp gỡ đều sẽ bàn về dân chủ hóa và cải tổ kinh tế, về cuộc bầu cử năm 2015 sẽ tới và về quan hệ 2 nước Ấn-Miến.

Báo Miến Điện cũng nói rằng Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon sẽ thăm bà Aung San Suu Kyi tại trụ sở Quốc hội vào ngày 13-11-2014.

Mọi người có vẻ mong đợi bà sẽ thúc đẩy dân chủ. Nhưng bà cũng nhìn nhận rằng không phải hễ muốn là được.

Tuần trước, trong một buôỉ họp báo ngày 5 tháng 11-2014, bà Suu Kyi nhìn nhận rằng tiến trình "đổi mới" đã khựng lại, và nói rằng Hoa Kỳ đừng quá mong đợi Miến Điện sớm dân chủ hóa kiểu Tây Phương.

Bà nói, trong 2 năm qua, các bước đổi mới quan trọng đã khựng lại.

Thực sự, nhiều phân tích gia đã quan ngại về tiến trình dân chủ hóa Miến Điện đang khựng lại.

Bản tin RFI hôm 13-11-2014 ghi nhận rằng Tổng thống Mỹ đã chỉ trích Miến Điện thụt lùi về cải cách dân chủ.

Bản tin RFI viết:

“Ngay sau khi từ Bắc Kinh tới Naypyidaw, thủ đô Miến Điện, ngày hôm qua, 12/11/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích Miến Điện chậm cải cách, thậm chí thụt lùi về tự do báo chí, dân chủ hóa.

Trả lời phỏng vấn báo chí Miến Điện, Tổng thống Mỹ tuyên bố: «Trong một số lĩnh vực, cải cách đã bị chậm lại, thậm chí thụt lùi, quay trở lại tình hình như trước đây».

Nguyên thủ Hoa Kỳ nêu ra các «ép buộc hạn chế» đối với cựu tù chính trị, các vụ «bắt giữ» nhà báo và cái chết gần đây của một phóng viên trong lúc bị quân đội giam giữ.

Tổng thống Obama còn đề cập đến tình hình chính trị tại Miến Điện, một năm trước khi có tổng tuyển cử trong bối cảnh Hiến pháp của nước này, kế thừa từ chế độ quân sự độc tài, ngăn cản lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử Tổng thống. Theo lãnh đạo Mỹ, «việc sửa đổi Hiến pháp phải phản ánh ý chí của người dân Miến Điện».

Sau khi dự Thượng đỉnh Đông Á và ASEAN – Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ sẽ gặp Tổng thống Thein Sein tại Naypyidaw và bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon, trong khuôn khổ chuyến thăm Miến Điện.

Đây là lần thứ hai, ông Obama công du Miến Điện. Theo giới quan sát, sự hiện diện của nguyên thủ Mỹ đã phần nào củng cố tính chánh đáng của một chế độ «dân sự» mà đa số các thành viên là cựu tướng lĩnh.” (hết trích)

Nhìn từ phía Hoa Kỳ, trên báo Polotico, nhà bình luận Adam Lerner nói rằng Tổng Thống Obama đã sử dụng sai chữ sau khi ông họp với Tổng Thống Miến Điện Thein Sein và nói rằng ông “lạc quan về khả thể” của Miến Điện.

Adam Lerner gọi chữ “lạc quan” hiển nhiên là “quá lạc quan” vô căn cứ, vì trong ba năm vừa qua, Miến Điện đã đầy những bước đi vi phạm nhân quyền và phi dân chủ.

Lerner đặc biệt nói rằng hình ảnh bà Kyi đang mờ nhạt dần đi.

Vấn đề lớn cả thế giới nhìn thấy rằng người Hồi giáo sắc tộc Rohingya bị các đám đông Phật Tử bạo hành, và đưa vào các trại để kiểm soát.

Lerner viết trên Politico rằng ngay cả bà Kyi cũng im lặng, không lên tiếng bênh vực người Hồi giáo Rohingya.

Lerner nói rằng thái độ im lặng của bà Kyi là chấp nhận cho rũ sạch sắc tộc trên quê nhà của bà. Lerner viết, nếu bà Kyi công khai lên án các đám đông bạo lực và kêu gọi chính phủ ngăn cản đám đông, Đảng của bà sẽ thiệt hại, vì khối đông đa số Phật tử sẽ không hài lòng.

Trên báo New York Times cũng không hài lòng vì bà Kyi im lặng, khi ghi lời John Sifton, Giám đốc khu vực Châu Á của hội nhân quyền Human Rights Watch, rằng đây là thẩm quyền đaọ đức của bà Kyi, lẽ ra bà phảỉ lên án hành vi bạo lực đối với người Hồi giáo Rohingya – trong cương vị người thắng giải Nobel Hòa Bình, bà đã làm không trọn vai trò bênh vực người bị áp bức.

Báo NYT nêu ra chuyện khác: đập nước do nhà thầu Trung Quốc xây bị dân chúng địa phương phản đối vì hại môi sinh, bà đưa ra bản văn lưng chừng rằng dòng Sôn Irrawaddy là thủy lộ quan trọng, nhưng bà không chọn lập trường bênh hay chống.

Dù vậy, nhiều nhà hoạt động vẫn bênh vực bà Kyi. Như các hội từ thiện. Myint Khin Pe, sáng lập viên Hội Tang Lễ Miễn Phí (FFSS), một hội làm tang lễ giá rẻ cho dân nghèo, nói rằng bà Kyi thông minh nhưng cô đơn, vì các tướng lãnh vẫn là thế lực khống chế, không dễ thay đổi đất nước Miến Điện.

Từ Miến Điện, nhìn sang Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, ngay cả khi chế độ êm ái chuyển sang dân chủ, nhiều trở ngại vẫn còn ngăn trở. Không thể nào có chuyện bước nhày dân chủ thần tốc được.

May ra, trong cơ hội nào đó, sẽ có bước nhảy vọt dân chủ. Và người ta chưa thấy rõ tại Việt Nam mình.

Dù vậy, Miến Điện đã bỏ xa Việt Nam rồi, khi họ thể chế hóa xong nền dân chủ đa đảng, bất kể những bất toàn còn lại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.